Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh, liệu có đáng lo?
Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong đợt cao điểm công bố báo cáo tài chính quý 3/2018. Điểm chung của các ngân hàng là lợi nhuận tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy nhiên, con số nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn cũng tăng vọt.
MBBank: Nợ xấu tăng gần gấp rưỡi
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2018 của Ngân hàng Quân đội (MBBank) cho thấy ngân hàng này đã đạt được những con số khá ấn tượng. Theo đó, 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt hơn 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so cùng kỳ 2017. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 3/2018 tăng gần 48% so với quý 3/2017, tương ứng hơn 707 tỷ đồng. Tính chung 3 quý, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, nợ xấu của ngân hàng lại tiếp tục đà tăng mạnh. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn là hơn 781 tỷ đồng, tăng 6%. Nợ nghi ngờ tăng vọt từ con số 663 tỷ đồng hồi đầu năm lên 1.118,3 tỷ đồng (tương ứng tăng hơn 68%). Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng tương ứng từ hơn 813 tỷ đồng lên 1.318 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 62%.
Như vậy, nợ xấu của MBBank đã tăng lên mức hơn 3.200 tỷ đồng, tức là tăng hơn 47% so với đầu năm. Ngân hàng này cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới hơn 2.290 tỷ đồng, chiếm hơn lợi nhuận 3 quý đầu năm.
Sacombank: Nợ xấu giảm mạnh nhưng vẫn vượt trần
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3/2018 của Sacombank chỉ đạt hơn 163 tỷ đồng, giảm tới 46,9% so cùng kỳ (144 tỷ đồng). Trong đó một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh là do chi phí dự phòng tín dụng tăng 525 tỷ đồng lên mức lên mức hơn 664 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so cùng kỳ.
Lũy kế từ đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank lên tới hơn 1.178 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ (224,5 tỷ đồng) và chiếm gần một nửa lợi nhuận ngân hàng này.
Tuy nhiên, điểm tích cực đáng chú ý của Sacombank là chất lượng nợ vay của ngân hàng đã cải thiện đáng kể. Ngoài chỉ tiêu nợ cần chú ý tăng từ gần 900 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 1.444 tỷ đồng thì các khoản nợ xấu đều đã giảm mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn giảm từ 1.474,5 tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn gần 200 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ giảm tương ứng từ 627 tỷ đồng xuống 389 tỷ đồng; Nợ có khả năng mất vốn giảm từ 8.303 tỷ đồng xuống còn gần 7.477,8 tỷ đồng.
Như vậy, tổng giá trị các khoản nợ xấu của Sacombank ở mức 8.066 tỷ đồng giảm 22,5% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu sau 9 tháng của ngân hàng này giảm từ mức 4,73% hồi đầu năm xuống 3,23%.
Nợ xấu đang được các ngân hàng rốt ráo xử lý nhưng vẫn ở mức cao
Hiện Sacombank đang ráo riết thanh lý hàng loạt tài sản bảo đảm liên quan đến các khoản nợ xấu, trong đó chủ yếu là các bất động sản với tổng trị giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng như: Dự án Khu công nghiệp Phong Phú huyện Bình Chánh, TP.HCM; Dự án khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 – khu dân cư Bình Trị Đông và 1 phần thửa đất số 122 tại phường Bình Trị Đông B; Dự án khu dân cư phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ…
Với những động thái này, Sacombank đặt mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm nay.
Liệu có đáng lo?
Đối với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, tính đến thời điểm này mới có Vietcombank công bố báo cáo tài chính quý 3. Không có gì ngạc nhiên khi ngân hàng này vẫn là thành viên dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận với 11.683 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính của ngân hàng này là tính đến hết quý 3, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng đã tăng lên 4.578 tỷ đồng, tăng tới gần 136% so với cuối 2017 (1.940 tỷ đồng).
Tương tự, Ngân hàng Á Châu, nợ có khả năng mất vốn cũng lên tới 1.264 tỷ đồng, tăng tới hơn 60% so với đầu năm; Techcombank là gần 2.027 tỷ đồng, tăng 30,5%…
Những con số trên có vẻ đáng ngạc nhiên trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng đang quyết liệt xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở một khía cạnh nào đó thì không khó để lý giải.
Bởi tại một số ngân hàng, con số nợ xấu tăng thuộc về những khoản nợ được ngân hàng mua lại của VAMC. Hơn nữa, hầu tất các ngân hàng đang đạt những con số ấn tượng về lợi nhuận, cùng với việc tất cả các khoản nợ có khả năng mất vốn đều đã được trích lập dự phòng rủi ro cũng khiến bức tranh nợ xấu không hẳn mang màu sắc tiêu cực.
Theo anninhthudo.vn
Lãi suất tiền gửi tại ngân hàng ACB cao nhất là bao nhiêu?
Tại ngân hàng ACB, mức lãi suất cao nhất đối với loại tiền gửi truyền thống lãi cuối kỳ VNĐ là 7,2%/năm được áp dụng với kỳ hạn 18 tháng và số tiền gửi từ trên 10 tỷ đồng.
Theo đó, lãi suất ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trong đầu tháng 10 tiếp tục giữ nguyên so với mức đã công bố trong tháng trước. Cụ thể, lãi suất ngân hàng không kỳ hạn thông thường ở mức 0,3%/năm. Đối với một số loại tài khoản đặc biệt (tài khoản thương gia, tài khoản lương,...) lãi suất ở mức cao hơn và tăng dần khi số dư tăng lên.
Đối với các kỳ hạn ngắn từ 1 - 3 tuần, lãi suất ngân hàng quy định là 1%/năm. Từ kỳ hạn 1 tháng trở lên, lãi suất thay đổi theo cả kỳ hạn và số tiền gửi với các mốc: 200 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 5 tỷ đồng, 10 tỷ đồng. Tương ứng với từng số tiền gửi cao hơn, lãi suất ở cùng kỳ hạn sẽ cao hơn khoảng 0,1%, số tiền từ 10 tỷ đồng trở lên lãi suất sẽ chênh khoảng 0,3%.
Đối với số tiền gửi từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng là 4,9%/năm; 2 tháng là 5,1%/năm; 3 - 5 tháng là 5,2%/năm; 6 tháng và 9 tháng là 5,8%/năm; 12 tháng và 24 tháng là 6,6%/năm; 15 tháng và 36 tháng là 6,8%/năm; 18 tháng là 7%/năm.
Kỳ hạn 18 tháng là kỳ hạn có lãi suất cao nhất tại ACB hiện nay. Mức lãi suất cao nhất đối với loại tiền gửi truyền thống lãi cuối kỳ VNĐ là 7,2%/năm được áp dụng với kỳ hạn 18 tháng và số tiền gửi từ trên 10 tỷ đồng.
Tại ngân hàng ACB, mức lãi suất cao nhất đối với loại tiền gửi truyền thống lãi cuối kỳ VNĐ là 7,2%/năm được áp dụng với kỳ hạn 18 tháng và số tiền gửi từ trên 10 tỷ đồng. Ảnh minh họa.
Trong tháng 10, Agribank cùng 3 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối là Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động VND với mức 0,1-0,3%/năm, đưa lãi suất phổ biến lên: Kỳ hạn 1-2 tháng là 4,5%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng: 5,5%/năm; kỳ hạn 3 đến dưới 4 tháng: 4,8%/năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong hơn 2 tháng qua các ngân hàng này tăng lãi suất.
Tại các ngân hàng cổ phần như Techcombank, Eximbank, LienVietPostBank, TPBank..., lãi suất huy động VND cũng được điều chỉnh tăng. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng là 4,6%; lãi suất 4,7%-5,45%/năm dành cho kỳ hạn 3 tháng; kỳ hạn 6 tháng được hưởng lãi suất 5,6-6,1%/năm.
Có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất huy động đi lên. Theo lãnh đạo một ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, họ tăng lãi suất nhằm thu hút vốn vì vào cuối năm nhu cầu vay của doanh nghiệp thường tăng lên.
Dự báo, từ nay đến cuối năm lãi suất huy động VND có thể vẫn còn đợt tăng. Tại một báo cáo mới đây, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho rằng, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng thêm trong thời gian tới, tuy nhiên mức tăng sẽ được giới hạn ở mức không quá nhiều (dưới 0,5%). Việc tăng lãi suất có thể cũng sẽ tập trung ở các kỳ hạn dài khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bị giảm xuống còn 40%.
Phương Nam
Theo vietq.vn
Giá vàng hôm nay 26/10: Bán tháo tài sàn, ồ ạt gom vàng Giá vàng hôm nay 26/10 trên thế giới nhấp nhổm tăng vọt bất chấp đồng USD treo cao. Giới đầu tư bán tháo các loại tài sản và ồ ạt gom vàng để đối phó với hàng loạt những căng thẳng địa chính trị và bất ổn trên thế giới. Tới đầu giờ sáng 26/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao...