Nợ xấu ngân hàng vẫn tăng, Chính phủ xin kéo dài cơ chế đặc thù
Chính phủ vừa gửi Quốc hội tờ trình về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Theo báo cáo của Chính phủ, việc thi hành Nghị quyết số 42 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung đối với công tác xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.
Nợ xấu tăng do COVID-19, cần biện pháp để xử lý nợ xấu. (Ảnh chụp màn hình)
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Trước khi có Nghị quyết số 42, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm và khách hàng tự trả nợ còn chưa cao. Kể từ khi văn bản này có hiệu lực, xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ; xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm…tăng cao.
Theo đó, trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấ được xử lý, có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của tổ chức tín dụng và VAMC đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,3%.
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình giai đoạn 2012-2017 là khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Video đang HOT
Chính phủ cho rằng, dịch COVID-19 dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Do đó, việc tiếp tục tạo ra hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu là rất cần thiết nhằm khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước.
Nghị quyết số 42 chỉ kéo dài 5 năm và hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022. Khi đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo văn bản này sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42.
Chính phủ bày tỏ lo ngại việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42 chuyển sang xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho TCTD khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng.
Bên cạnh đó, các khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác (đặc biệt liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) nếu không được tiếp tục thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 42 sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình xử lý nợ xấu, đặc biệt là quá trình xử lý TCTD yếu kém.
Do đó, Chính phủ kiến nghị cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết 42 mang lại nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 'gần như mang tính bầy đàn'
Rủi ro của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệp hay nợ xấu được chuyên gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá có thể là một trong những lực cản với sự phục hồi kinh tế Việt Nam trong năm 2022.
Ngày 6.4, ADB công bố báo cáo dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022 và 2023.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB. Ảnh GIA HÂN
Báo cáo của ADB do ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB, đưa ra những dự báo khả quan đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.
"Kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023, do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng", ông Cường nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của ADB, có nhiều rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở sự phục hồi kinh tế Việt Nam như sự gia tăng dịch bệnh Covid-19 với các biến chủng mới, những bất ổn địa chính trị khiến giá cả hàng hóa tăng cao với xung đột Nga - Ukraine, sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, lạm phát gia tăng ở các nước là bạn hàng lớn của Việt Nam...
"Ngoài ra, Trung Quốc với chính sách "zero Covid" sẽ tác động mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam", ông Cường nhận định.
Ở trong nước, ông Cường cho rằng, sự phục hồi của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế với hàng loạt chính sách tài khóa, tiền tệ được Quốc hội thông qua hồi tháng 1.
Tuy nhiên, theo ông Cường, rủi ro trong năm tới là bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu gia tăng dù thị trường tài chính vẫn tương đối ổn định.
"Cái này đã được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam tính toán và đang được xử lý tương đối hiệu quả", ông Cường nêu.
Quản lý việc thao túng thị trường của tập đoàn lớn
Đánh giá rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là sau vụ việc Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt liên quan việc doanh nghiệp này phát hành trái phiếu, chuyên gia Nguyễn Minh Cường cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam tăng rất mạnh trong 5 năm vừa qua.
Đánh giá đây là "tín hiệu tốt" khi thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh, song ông Cường cho rằng, sự gia tăng này quá nhanh so với sự đáp ứng các nền tảng cả từ phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành.
"Rất nhiều doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi thông tin về doanh nghiệp, tài sản bảo đảm chưa vững chắc. Ngược lại, không phải nhà đầu tư nào cũng có thông tin, kinh nghiệm, gần như đầu tư mang tính bầy đàn", ông Cường nói.
Theo ông Cường, cả nhà phát hành và nhà đầu tư không thực sự sẵn sàng về thông tin, trình độ để đảm bảo cho sự phát triển trái phiếu doanh nghiệp bền vững. Ngoài ra, đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng chưa thực sự phát triển.
Về vụ việc của Tân Hoàng Minh, ông Cường nói không đề cập trực tiếp, song cho rằng, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ dài cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn.
"Nhiệm vụ cần tập trung lúc này là đảm bảo thị trường lành mạnh dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Do đó, bên cạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng cần tập trung quản lý thị trường, đặc biệt là hành vi thao túng thị trường ở những tập đoàn lớn", ông Cường nêu kiến nghị.
Tăng trưởng tín dụng an toàn, kiểm soát chặt các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022. Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước...