Nợ xấu ‘mắc kẹt’ tại VAMC gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách
Nợ xấu của 3 ngân hàng được mua 0 đồng chiếm 30,8% nợ xấu của hệ thống ngân hàng, nếu tính theo giá trị tuyệt đối con số này ước khoảng 36 nghìn tỷ đồng.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015 chất lượng tín dụng có sự cải thiện, nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 2,9% (năm 2014 là 3,7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu của 3 ngân hàng được mua 0 đồng đóng góp 30,8% nợ xấu hệ thống tổ chức tín dụng.
Tuy nhi, con số này chưa tính đến 243.000 tỷ đồng nợ xấu đang “mắc kẹt” tại VAMC, gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách được thống kê.
Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng nợ bán cho VAMC các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro khiến gánh nặng tài chính thêm đè nặng. Chưa kể, chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra không hề nhỏ, nên nếu trừ đi tất cả các khoản trích lập, chi phí… thì thực chất lợi nhuận của các ngân hàng là rất thấp. Nợ xấu tiếp tục là gánh nặng, nếu không có thêm cách giải quyết ngoài giải pháp hiện tại thì đây vẫn sẽ là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng trong năm 2016.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết đến 31/12/2015, VAMC đã mua được 107 nghìn tỷ đồng, giá trị trái phiếu 99.180 nghìn tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra. Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Theo tôi được biết, ước tính tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 chỉ còn hơn 2,5%”, đại diện VAMC phấn khởi chia sẻ.
Năm 2015, VAMC phát mại tài sản, thu hồi nợ đạt 17.780 nghìn tỷ. Từ tháng 10/2013 đến hết 2015, tổng số nợ thu hồi, xử lý đạt 22.780 nghìn tỷ đồng, đã xử lý được hơn 9% tính trên nợ gốc, còn tính trên trái phiếu đặc biệt đạt trên 10%.
Như vậy, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ xấu/tổng nợ của toàn hệ thống chỉ còn ở mức 2,9%, dưới hạn mức 3% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra thì đây là một con số rất đẹp và an toàn nhưng kỳ thực phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết, chỉ đẩy từ ngân hàng sang VAMC.
Video đang HOT
Theo Nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy, đó là chưa kể cách đánh giá nợ xấu của Việt Nam chưa theo chuẩn mực thế giới. Nếu vậy, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở con số 2,9%.
Theo_Hà Nội Mới
Năm 2016: "Sức khỏe" ngân hàng "mong manh" vì nợ xấu và lãi suất
Tại hội thảo công bố Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2015 và chỉ dẫn cảnh báo do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức ngày 14/3, ở Hà Nội, các đại biểu tỏ ra lo ngại về việc nợ xấu có thể phát sinh trong thời gian tới, cũng như việc lãi suất huy động và cho vay đang có chiều hướng tăng lên sẽ khiến cho doanh nghiệp khó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
Các đại biểu tại hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam )
Lo ngại nợ xấu phát sinh
Theo số liệu của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, chất lượng tín dụng có sự cải thiện trong năm 2015, nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 2,9% (năm 2014 là 3,7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120.000 tỷ đồng. Nhưng nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) hiện đã là 243.000 tỷ đồng, gấp đôi số nợ xấu hạch toán trên sổ sách của ngân hàng.
Tại hội thảo, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng, khu vực ngân hàng tuy cải thiện nhưng chất lượng chưa cao thể hiện ở chất lượng tài sản, đặc biệt là nợ xấu.
"Nợ bán cho VAMC các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro khiến gánh nặng tài chính thêm đè nặng. Chưa kể, chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra không hề nhỏ, nên nếu trừ đi tất cả các khoản trích lập, chi phí... thì thực chất lợi nhuận của các ngân hàng là rất thấp. Nợ xấu tiếp tục là gánh nặng, nếu không có thêm cách giải quyết ngoài giải pháp hiện tại thì đây vẫn sẽ là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng trong năm 2016," người đứng đầu Ủy ban Giám sát băn khoăn.
Cùng quan điểm, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Ai cũng nói rằng nợ xấu là một vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng. Nhưng tôi lại nghĩ khác nếu là dưới 3% thì sao lại là vấn đề lớn vì kinh doanh ngân hàng thì phải luôn có nợ xấu mà việc đưa nợ xấu về dưới 3% trong thời gian qua là quá tốt. Nhưng chúng ta cũng biết rằng vẫn còn nhiều tổ chức tín dụng đánh giá nợ xấu chưa theo chuẩn mực của thế giới."
Bên cạnh đó, theo ông Thúy, một phần không nhỏ nợ xấu nằm ở VAMC.
Theo quan điểm của nguyên Thống đốc, cần xem lại tư duy cho rằng không được dùng ngân sách nhà nước hay nói cách khác là tiền thuế dân để hỗ trợ, xử lý nợ xấu.
Ông Thúy nêu quan điểm, nếu để ngành ngân hàng sang một bên mà nền kinh tế vẫn phát triển thì không còn phải bàn. Thế nhưng, sức khỏe của nền kinh tế gắn với ngân hàng, ngành ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Nên nếu nhìn nhận theo hướng cứ để mặc, kệ nó cho nó tự xử lý là thiếu trách nhiệm.
Lãi suất cho vay có thể tăng lên từ 1-2%
Những lo ngại về mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tăng trong năm 2016 một lần nữa được các chuyên gia nêu lên tại hội thảo. Ông Lê Đức Thúy cho rằng, áp lực thanh khoản đang tăng lên. Lãi suất đang tiếp tục tăng và theo tính toán có thể tăng 1-2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy không thể đơn giản nói rằng doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được.
Theo ông Thúy, cần có những phân tích về việc mất cân đối giữa huy động vốn nội, ngoại tệ với cho vay hiện nay. Vị chuyên gia này cũng nói, gửi USD vào ngân hàng lãi suất 0% mà vẫn không làm cho người dân chuyển sang VND gửi chứng tỏ chính sách này vẫn chưa giúp huy động được hiệu quả các nguồn vốn.
Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Trương Văn Phước cũng nêu lên những bất cập trong việc vốn cho vay trung và dài hạn tăng nhanh, gây áp lực lên lãi suất. Tín dụng trung dài hạn năm 2015 tăng 31,1%, trong đó có nguyên nhân từ khu vực bất động sản và việc cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp theo Quyết định 780.
Bên cạnh đó, cơ cấu vốn, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng cũng là yếu tố đáng bàn.
Cũng theo ông Nguyễn Viết Ngoạn, lâu nay các nhà băng vẫn sống dựa vào nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ lệ huy động vốn của các nhà băng trong các bản báo cáo thường là 60-70%, nhưng chủ yếu là kỳ hạn dưới 1 năm, kỳ hạn huy động dài 24 tháng, hoặc 36 là "cực kỳ hiếm."
Ông Ngoạn nhấn mạnh, hệ thống ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân chủ yếu do tín dụng trung dài hạn tăng trưởng trên 50%, trong khi vốn huy động trung dài hạn chỉ 10%. Đáng nói, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lên tới 31,8%, trong khi năm 2014 chỉ là 20,2%.
"Nếu nhà điều hành không có giải pháp điều chỉnh kịp thời thì các ngân hàng sẽ lâm vào khó khăn thanh khoản, sức khoẻ tiếp tục "mỏng manh" và không thể được coi là trụ cột, bệ đỡ bền vững của nền kinh tế được," ông Ngoạn cảnh báo.
Trên thực tế từ sau Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất liên tục dâng cao do các nhà băng tăng cường huy động vốn. Hiện cuộc đua lãi suất huy động trên 13 tháng đã vượt lên trên 8%/năm./.
Theo Vietnam
Tín dụng vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất với bất động sản Việc thay đổi hệ số rủi ro từ 150% lên 250% với các khoản vay kinh doanh bất động sản tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, theo PGS-TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thị trường sẽ gặp khó khăn khi nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng bị siết chặt. PGS-TS....