Nợ xấu đè nặng ngân hàng
Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II/2020 của hầu hết các ngân hàng thương mại, bao gồm cả các ông lớn quốc doanh như Vietcombank hay Vietinbank đều cho thấy nợ xấu tăng cao trong nửa đầu năm 2020.
Khách hàng giao dịch tại VietinBank, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Nợ xấu tăng 2 chữ số
Báo cáo bán niên năm 2020 cho thấy, tổng nợ xấu của Vietcombank tăng 11% so với đầu năm, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,79% lên 0,83%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 58% và nợ nghi ngờ tăng 56%.
Tại VietinBank, tổng nợ xấu tính đến 30/6/2020 tăng đến 48% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 250% và nợ nghi ngờ tăng 84%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 1,16% lên 1,7%. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu của BIDV tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 11%, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 17%, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,75% lên 2%.
Thời điểm này, trong khi nợ cũ chưa giải quyết dứt điểm, tình hình nợ xấu mới có nguy cơ tăng cao lại càng đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan chức năng. Nợ xấu cộng gộp gồm: Nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho công ty mua bán nợ VAMC và nợ xấu tiềm ẩn khác, cuối năm 2020 khả năng sẽ cao gấp rưỡi so với cuối năm 2019.
TS Cấn Văn Lực
Video đang HOT
Kienlongbank tính đến hết tháng 6, nợ xấu tăng 5,5 lần, tương đương tăng hơn 500% lên 2.249 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,02% lên 6,59%. Theo giải trình của ngân hàng, nợ nhóm 5 có gần 1.900 tỷ đồng các khoản vay của một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu Sacombank được phân loại theo quyết định của NHNN. LienVietPostBank có nợ xấu tăng 24% lên 2.506 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 22%, quanh 1.738 tỷ đồng. Một số ngân hàng như BacABank, Sacombank, SCB, SHB, ACB hay VIB đều ghi nhận nợ xấu tăng 11 – 29%.
Nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng nhìn nhận, đại dịch Covid-19 khiến các tổ chức tín dụng (TCTD) phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Khả năng nhiều DN không trả được nợ, tiềm ẩn gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống TCTD. Song song với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các ngân hàng cũng đẩy mạnh giải ngân với mức lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng dẫn đến nợ xấu càng ngày càng phình to. Mới đây, hàng loạt ngân hàng, TCTD đang ồ ạt thanh lý các dự án bất động sản là tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh trích lập dự phòng
Nguy cơ còn tăng lên
Nợ xấu ngân hàng đang ngày một tăng cao trong nửa đầu năm và dự báo còn xấu hơn vào quý III và IV/2020. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các TCTD quý III/2020 do Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) vừa công bố cho thấy: Tình hình kinh doanh toàn hệ thống có sụt giảm, mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng; điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng và cầu của nền kinh tế đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng suy giảm rõ rệt.
Những tháng cuối năm 2020 sẽ rất khác biệt so với các năm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định, sau khó khăn của DN sẽ tới khó khăn của TCTD. Khi hoạt động sản xuất của DN, người dân bị ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đồng nghĩa với việc các nguồn thu của TCTD sẽ chịu tác động; chất lượng tài sản của TCTD cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngành ngân hàng đang trên đường đạt tới mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, kể cả nợ tiềm ẩn cuối năm 2020 dưới 3%. Nhưng do dịch, nên khả năng nợ xấu của hệ thống sẽ tăng lên, đây là thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán mức nợ xấu hiện tại chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tài sản của các ngân hàng khi mà các khách hàng bị ảnh hưởng từ Covid-19 đang nhận được hỗ trợ từ Chính phủ. Bởi các khoản nợ được tái cơ cấu, gia hạn… và được giữ nguyên nhóm nợ. Do đó, chính sách này đã ảnh hướng tới chất lượng khoản vay của các ngân hàng. Đồng thời, con số nợ xấu sẽ còn tăng cao trong năm 2021 khi chính sách ưu đãi trên hết hiệu lực và phải chuyển nhóm nợ xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD cũng như khả năng phục hồi của những đơn vị yếu kém
Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng: Rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định
Trước các nhà đầu tư tại Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về môi trường đầu tư Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Lê Minh Hưng khẳng định, Việt Nam đang xây dựng cơ chế thử nghiệm, đồng thời rà soát và tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có thể nhanh chóng triển khai việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của mình.
Ứng dụng công nghệ thông tin để thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu.
Giữ ổn định, an toàn hệ thống
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hơn 20 năm qua, Việt Nam luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Hiện nay, trước những thách thức của đại dịch Covid-19, đòi hỏi Việt Nam phải linh hoạt hơn trong ứng phó, và có những giải pháp cụ thể, kịp thời để giảm thiểu tác động tiêu cực và biến thách thức thành cơ hội.
Chia sẻ về tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD), Thống đốc cho biết, việc thực hiện đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" của Ngân hàng Nhà nước đến nay đã ghi nhận những kết quả quan trọng trên tất cả các khía cạnh liên quan.
Về mặt pháp lý, khuôn khổ pháp lý tiền tệ ngân hàng được hoàn thiện, đồng bộ với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Hệ thống các TCTD giảm về số lượng, tăng về quy mô, năng lực quản trị điều hành được nâng cao mở rộng phù hợp với thông lệ quốc tế, tính minh bạch trong hoạt động tín dụng được cải thiện. Hầu hết các ngân hàng đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II, thậm chí có 18 ngân hàng đã áp dụng trước thời hạn do NHNN quy định. NHNN cũng đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc triển khai trụ cột 2 của Basel II.
Về nợ xấu, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu và duy trì dưới mức 2% tính đến thời điểm hiện tại.
"Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính, tạo thuận lợi cho các TCTD cung ứng đầy đủ đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát NH, đổi mới theo hướng chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD triệt để tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng,..."- Thống đốc thông tin.
Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Trước mối quan tâm của nhà đầu tư về phát triển NH số và Fintech tại Việt Nam, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng của Fintech đã khiến các cơ quan quản lý tài chính của các quốc gia phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan đến an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân..
Người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, NHNN và các cơ quan liên quan tại Việt Nam cũng đang gặp phải các thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty Fintech hoạt động trong các lĩnh vực như cho vay ngang hàng (P2P Lending), các mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở... Hoạt động của loại hình các công ty/mô hình này hiện nay hầu hết đều chưa có quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh, do đó những rủi ro phát sinh chưa được kiểm soát đầy đủ.
Xuất phát từ thực tiễn đó và thông lệ quản lý lĩnh vực Fintech trên thế giới, trước mắt đối với các dịch vụ mới hoàn toàn chưa có quy định pháp lý thì việc thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam là hết sức cấp bách và cần thiết.
"Hiện nay, NHNN đang trong quá trình phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện bộ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới..."- Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.
Song song với đó, đối với các dịch vụ đã có một phần quy định pháp lý điều chỉnh, NHNN thực hiện rà soát và tiến hành sửa đổi, bổ sung ngay các quy định này nhằm hỗ trợ các TCTD có thể nhanh chóng triển khai việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của mình như: Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực thanh toán (sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt); Thực hiện xác thực khách hàng từ xa (sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền)...
NHNN cũng đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung vào Luật các TCTD các nội dung mới liên quan đến công nghệ nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho quá trình chuyển đổi số và hoạt động Fintech trong lĩnh vực này.
Nhiều doanh nghiệp BOT đang phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu Bộ GTVT cho biết đang tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9, phóng viên đã đặt câu hỏi với về tín dụng mảng BOT. Cu thể, các doanh nghiêp BOT bị...