Nợ xấu của ngân hàng MSB tăng đến 38% dù lợi nhuận 9 tháng vượt 16% kế hoạch
Dự phòng rủi ro tín dụng quý 3 của MSB giảm trong khi nguồn thu chính tăng mạnh 52% nên lợi nhuận sau thuế của MSB cũng tăng 38%.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với gần 1,310 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 52% so cùng kỳ.
Các khoản thu nhập ngoài lãi lại cho kết quả tăng trưởng không đồng nhất. Trong khi lãi thuần từ dịch vụ tăng 6% và lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 2.6 lần cùng kỳ thì lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 97% và lãi từ hoạt động khác giảm 63%.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong kỳ chỉ tăng 3% lên 699 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm 23% về 392 tỷ đồng.
Do đó lãi trước và sau thuế quý 3 của MSB lần lượt đạt gần 692 tỷ đồng và hơn 553 tỷ đồng, cùng tăng khoảng 38% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của MSB tăng đến 57% và 53% so với cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 1,666 tỷ đồng và gần 1,328 tỷ đồng.
Như vậy, trong 9 tháng, MSB đã vượt 16% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm (1,439 tỷ đồng).
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của MSB tăng 6% so với đầu năm, đạt hơn 166,489 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt, vàng bạc, đá quý giảm đến 39% (1,511 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN giảm 30% (2,860 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 15% (73,430 tỷ đồng).
Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm lên 1.703 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2.4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2.1 lần) tăng mạnh nhất. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của MSB tăng từ mức 2.04% hồi đầu năm lên mức 2.32%.
MSB: 9 tháng đầu năm vượt mục tiêu kế hoạch, tổng nợ xấu tăng 31%
Tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2.4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2.1 lần) tăng mạnh nhất.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mới đây đã công bố BCTC quý 3/2020.
Kết thúc quý III/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 166.500 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh, đạt trên 1.666 tỷ đồng, bằng 156,6% cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.327 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 53%. Tổng cho vay khách hàng đạt gần 73.500 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ và gần 15,5% so với cuối 2019.
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn (CASA), nguồn vốn tốt giúp gia tăng lợi nhuận ngân hàng - tăng 29% so với cùng kỳ năm trước và 15% so với số cuối năm 2019. Tỷ trọng CASA trên tổng tiền gửi khách hàng đạt gần 23%.
Các khoản thu nhập ngoài lãi lại cho kết quả tăng trưởng không đồng nhất. Trong khi lãi thuần từ dịch vụ tăng 6% và lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 2.6 lần cùng kỳ thì lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 97% và lãi từ hoạt động khác giảm 63%.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong kỳ chỉ tăng 3% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 23% do đó lãi trước và sau thuế quý 3 của MSB tăng 39% và 38% so với cùng kỳ, đạt gần 692 tỷ đồng và hơn 553 tỷ đồng.
Chỉ số chi phí trên doanh thu (CIR) đã giảm đáng kể, còn 47% so với mức 53% của năm 2019. Tính riêng cho mảng ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn CAR tính theo Thông tư 41 đạt 10.61%. Số dư trái phiếu đặc biệt VAMC của Ngân hàng đã bằng 0 tại thời điểm 30/09/2020.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của MSB tăng đến 57% và 53% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 1.666 tỷ đồng và gần 1.328 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2.4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2.1 lần) tăng mạnh nhất. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của MSB tăng từ mức 2.04% hồi đầu năm lên mức 2.32%.
Đầu tháng 10/2020, Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chi Minh đã chính thức thông báo tiếp nhận hồ sơ niêm yết của ngân hàng, MSB đăng ký niêm yết 1.175 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng. Đây là bước tiến lớn để MSB đa dạng hóa danh mục đầu tư, gia tăng giá trị vốn hóa thị trường và hiện thực hóa cam kết với cổ đông.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng các ngân hàng đến cuối tháng 8/2020 ước tính ở mức 1,96% Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ước tính đã xử lý được 1.113,81 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Theo đó, DCM sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2019 với tỷ lệ 6%, tương đương 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng. Thời gian thực hiện là 23/11/2020. Với 529,4...