Nở rộ ứng dụng trực tuyến làm việc online mùa dịch Covid-19
Nhiều ứng dụng làm việc, dạy học trực tuyến đã tăng mạnh về tỷ lệ người dùng từ đầu mùa dịch Covid-19 tới nay, đặc biệt trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội.
Làm việc, dạy học trực tuyến đang trở thành xu thế chung không chỉ trong mùa dịch
Khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu gia tăng vào đầu tháng 3, chị Nguyễn Thanh Huyền, giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội, đã quyết định cho toàn bộ nhân viên làm việc online tại nhà.
Sau hơn 1 tháng áp dụng, công việc của chị vẫn trôi chảy, nhiều cuộc họp nhóm cũng như họp với các đối tác diễn ra thường xuyên, tất cả đều trên ứng dụng trực tuyến.
“Có những khó khăn nhất định khi phải làm việc tại nhà, nhưng đây là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trong mùa dịch. Hiện mọi người đã quen với làm việc, kết nối online từ xa”, chị Huyền nói.
Không chỉ công ty của chị Huyền, hàng nghìn doanh nghiệp và hàng trăm trường học đã phải “cầu viện” đến các ứng dụng làm việc, dạy học trực tuyến để không bị gián đoạn do nghỉ dài để phòng, chống Covid-19.
Theo thống kê, chỉ trong 3 tháng đầu năm, ứng dụng Zoom đã tăng 67% do các trường học, tổ chức và doanh nghiệp áp dụng nền tảng này cho làm việc, hội họp và đào tạo từ xa để đối phó với đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Zoom là phần mềm hội nghị trực tuyến đa điểm, cho phép người dùng triển khai các cuộc họp online do CMS (thành viên Tập đoàn CMC) là đối tác cung cấp bản quyền tại Việt Nam. Hiện ứng dụng này cho phép tải và sử dụng miễn phí, nhưng bản dùng miễn phí thường gặp một số trục trặc, gián đoạn. Tuy nhiên, các gói Pro, Business, Enterprise cho phép người dùng tổ chức hội họp, giảng dạy và học tập liên tục tới 24 giờ, không bị gián đoạn hay ảnh hưởng tới chất lượng hội nghị trực tuyến.
Đại diện CMS cho biết, với các tính năng mở rộng như Zoom Room, Zoom Connector hoặc Webinar, doanh nghiệp hay trường học có thể duy trì cuộc họp/lớp học ngay cả khi người khởi tạo mất kết nối internet, cho phép kết nối mạnh mẽ với các hệ thống hội nghị truyền hình khác hoặc tổ chức hội thảo lên tới 10.000 người xem và 100 người tham gia video tương tác…
Hiện, hàng nghìn trường học, trung tâm giáo dục cũng đã sử dụng Zoom để duy trì việc dạy và học cho giáo viên, học sinh sau hơn 2 tháng nghỉ dịch.
Nhiều ứng dụng trực tuyến khác cũng đã tăng mạnh về số lượng người dùng trong mùa dịch như VNPT iOffice và VNPT Meeting, bên cạnh các ứng dụng truyền thống như Skype…
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin – Truyền thông), lưu lượng dữ liệu tháng 3 tăng đột biến tới 90% so với tháng 2, tập trung chủ yếu từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến…
Nhằm bảo đảm chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông, Cục Viễn thông đề nghị các nhà mạng tăng cường đầu tư, nâng cấp hạ tầng băng rộng, mở rộng dung lượng băng thông kết nối internet trong nước; mở rộng kết nối internet khu vực và quốc tế; tăng cường vùng phủ băng rộng tới cấp huyện, xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ công trực tuyến…
Mai Hà
4 ứng dụng để tổ chức hội họp trực tuyến miễn phí qua video trong thời COVID-19
Khi bạn bị kẹt ở nhà do dịch COVID-19? Sử dụng các ứng dụng để tổ chức hội họp trực tuyến qua video miễn phí và giữ liên lạc với gia đình, bạn bè cũng như nơi làm việc của bạn ở bất cứ nơi đâu.
Sự bùng phát của COVID-19, loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã cướp đi hơn 4.000 mạng sống trong ba tháng qua. Nó đã khiến các công ty thực hiện chính sách cho phép nhân viên làm việc ở gia đình. Nhưng ở nhà vẫn có thể có nghĩa là bạn cần hoàn thành công việc, hoặc muốn giao tiếp với bạn bè và gia đình. Rất may, có một số ứng dụng trò chuyện và hội thảo video có sẵn có thể giúp bạn giữ liên lạc với mọi người bạn cần.
Skype
Skype - thuộc sở hữu của Microsoft - có sẵn cho iOS, Android, Windows và Mac. Ứng dụng này cung cấp cuộc gọi video và âm thanh, cũng như tính năng nhắn tin. Nó có giao diện dễ sử dụng và hỗ trợ tối đa 50 người cho cùng một cuộc gọi âm thanh (số lượng người gọi video tùy thuộc vào thiết bị bạn đang sử dụng). Skype cũng cho phép bạn ghi âm, lưu và chia sẻ các cuộc gọi video của mình với tùy chọn phụ đề trực tiếp.
Facebook Messenger
Ứng dụng Messenger của Facebook chủ yếu được sử dụng để gửi tin nhắn, nhưng cũng bao gồm tùy chọn trò chuyện video, làm cho nó trở thành lựa chọn thuận tiện cho những người đang sử dụng nền tảng phương tiện truyền thông xã hội này. Nếu người bạn muốn tổ chức hội họp qua video thì Facebook Messenger cũng đáp ứng khá tốt khi hỗ trợ kết nối đa tài khoản. Và giống như trên ứng dụng chính và Instagram của Facebook, bạn cũng có thể thêm ảnh hoặc video tạm thời vào câu chuyện của mình trên Facebook Messenger.
Zoom
Zoom cung cấp các tính năng hội nghị và hội thảo qua video và âm thanh trên các thiết bị di động, máy tính để bàn, điện thoại. Nó cung cấp một cuộc họp miễn phí, cho phép bạn tổ chức tối đa 100 người tham gia. Tuy nhiên, nó đặt giới hạn 40 phút cho các cuộc họp nhóm. Zoom cũng có các phiên bản doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như phiên bản doanh nghiệp, có giá 20 đô la một tháng cho mỗi máy chủ.
Hangouts Meet
Hangouts Meet của Google là một công cụ hội nghị video được tích hợp vào nền tảng G Suite cho phép mọi người tham gia các cuộc họp thông qua liên kết web trên máy tính xách tay hoặc ứng dụng di động. Nếu công ty của bạn sử dụng G Suite, bạn có thể tạo liên kết trực tiếp thông qua lời mời trên ứng dụng Lịch của Google. Đây là một tùy chọn miễn phí hoàn toàn cho các cuộc hội họp nếu bạn đã sử dụng G Suite.
Theo FPT Shop
Làm việc online mùa dịch: Chồng điểm danh thay để vợ ăn cơm Kể từ khi thực hiện cách ly xã hội, rất nhiều ngành nghề kinh doanh đã phải chuyển đổi sang làm việc online, kéo theo đó là muôn vàn câu chuyện dở khóc dở cười. Chồng thay vợ điểm danh khi học nghiệp vụ Chị Trang (Kim Chung, Hà Nội) vốn là chuyên viên tại một cơ quan nhà nước. Ngoài giờ làm...