Nở rộ dịch vụ “chống trộm” trên smartphone
Số lượng những vụ ăn cắp smartphone đang ngày càng tăng nhưng sự phát triển của công nghệ đã cho phép người dùng nhanh chóng tìm lại “dế cưng” của mình. Tuy nhiên, phần mềm chống trộm dễ trở thành công cụ gián điệp nếu sử dụng không đúng mục đích.
Dịch vụ Blackberry Protect (Blackberry) cho phép người dùng xác định vị trí máy điện thoại bị đánh mất nhờ vào tính năng GPS kết hợp với Google Maps, hoặc xoá hết dữ liệu quan trọng trong máy.
Tìm lại điện thoại nhờ ứng dụng di động
Anh Long, nhà ở đường Lê Duẩn (Hà Nội) cho biết, trên đường đi taxi từ La Thành về nhà, anh đánh rơi chiếc điện thoại Samsung Galaxy S2. Do máy có cài ứng dụng phần mềm chống trộm nên trước khi máy bị rơi vào trạng thái không liên lạc được, anh đã kịp dùng máy dự phòng để nhắn tin vào số chính 0902… trên chiếc Galaxy S2 với nội dung là lệnh định vị chiếc máy – nhờ đó biết được hướng chiếc “dế” đang ở tít trên đường Phạm Hùng (cách nhà anh gần 8 cây số). Vì thế, anh Long chắc chắn rằng đã để quên chiếc điện thoại Galaxy S2 trên taxi. Anh gọi tới tổng đài của hãng taxi thông báo sự vụ và đề nghị tổng đài chuyển thông tin tới tất cả tài xế của hãng xem có ai nhặt được chiếc điện thoại hay không nhưng chưa có phản hồi ngay sau đó.
Sáng hôm sau, chiếc điện thoại thứ hai anh đang dùng nhận được SMS thông báo: “Phát hiện sim mới 0903… được lắp vào điện thoại của bạn (tin nhắn này được gửi từ sim mới lắp vào). Biết được số điện thoại của người đánh cắp và sau vài lần gọi điện “đe dọa” người dùng số 0903…, anh Long đã lấy lại điện thoại của mình.
Video đang HOT
Không may mắn như anh Long là trường hợp của chị Hương, nhân viên truyền thông của một công ty ở Thái Hà (Hà Nội) mặc dù phần mềm bảo mật Lookout Mobile Security đã tìm được tung tích chiếc smartphone HTC nhưng không giúp chị lấy lại được. Tuy nhiên, chị Hương cũng kịp thời xóa hết những dữ liệu quan trọng từ xa thông qua website của phần mềm ở địa chỉ https://www.mylookout.com/.
Tháng 7/2010, một thành viên trên diễn đàn tinhte cũng đã chia sẻ việc phát hiện người yêu ngoại tình nhờ… iPhone 4 thông qua dịch vụ Mobile Me (dịch vụ trực tuyến của Apple cho phép tìm lại các thiết bị iOS bị thất lạc). Từ đó, với việc khoanh vùng và nắm địa bàn, chàng ta đến ngay đầu ngõ và không khó bắt gặp cảnh người yêu mình đi ra từ nhà nghỉ cùng trai lạ.
Ngoài Lookout Mobile Security và Mobile Me (iPhone), một số ứng dụng và dịch vụ khác cũng cho phép “truy tìm” điện thoại như dịch vụ HTCSense.com (HTC), Blackberry Protect (Blackberry) hay ứng dụng Find My Phone, SeekDroid, Where is my Android, Mobile Defense, Berry Locator… những ứng dụng này đều cho phép người dùng có thể xác định vị trí máy bị đánh mất nhờ vào tính năng GPS kết hợp với Google Maps, hoặc xoá hết dữ liệu quan trọng trong điện thoại. Bên cạnh những dịch vụ cung cấp sẵn của hãng sản xuất như HTCSense.com, Blackberry Protect người dùng có thể dễ dàng tải về những ứng dụng trên trên các kho ứng dụng như AppStore, AppWorld hay Android Market
Trao đổi với phóng viên báo BĐVN, ông Đỗ Tuấn Anh, quản trị viên diễn đàn GSM.vn cho biết, sở dĩ những phàn mềm chống trộm được nhiều người sử dụng là do smartphone đang đứng top đầu về vấn đề an toàn thông tin cá nhân. Một chiếc điện thoại smartphone giờ đây lưu trữ nhiều hơn cả một máy tính cá nhân với không ít thông tin nhạy cảm từ thư tín, tài khoản, thông tin thẻ tín dụng và cả các file riêng tư như ảnh, video… “Bản tính tò mò của con người cũng là nguyên nhân khiến những phần mềm trên được rất nhiều người ưa chuộng”, ông Tuấn Anh bổ sung thêm.
Dễ trở thành con dao 2 lưỡi
Cũng theo ông Tuấn Anh, công nghệ nào đều có 2 mặt và giới hạn của nó về mặt đạo đức. Về bản chất, SeekDroid, Where is my Android, Mobile Defense, Berry Locator, Goolge Latitude hay bất kỳ phần mềm nào khác đều được sản xuất với mục đích bảo mật nhưng thực tế cho thấy rất ít người dùng những phần mềm này đúng mục đích. Thậm chí, nhiều người sử dụng nó như một công cụ “gián điệp” để theo dõi chồng, theo dõi người yêu, đối thủ hay thậm chí xóa dữ liệu của người dùng, ghi âm cuộc gọi…. Chưa kể, những phần mềm không có uy tín còn lưu lại thông tin về vị trí, dữ liệu của người dùng.
Do đó, nếu sử dụng những phần mềm này, người dùng nên chọn những các phần mềm uy tín và được kiểm định an toàn như Mobile Me (iPhone) hay Google Latitude…
“Quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức , trình độ của người sử dụng để dùng đúng mục đích và hướng đến những điểm tốt của phần mềm”, ông Tuấn Anh kết luận.
Với các ứng dụng như Mobile Me (Apple), HTCSense.com (HTC), Blackberry Protect (Blackberry), Lookout Mobile Security…, người sử dụng chỉ việc đăng ký thành viên và đăng nhập trên trang chủ của những ứng dụng đó. Ví dụ, như với Blackberry Protect, người dùng chỉ việc truy cập vào địa chỉ https://protect.blackberry.com/. Sau đó, trang web sẽ hiển thị số PIN, model, tình trạng pin cùng với những chức năng như view location (cho phép xác định vị trí của thiết bị), play sound (đổ chuông để người dùng tìm lại điện thoại), Display a message (gửi một thông điệp trên màn hình BlackBerry), Lock Device (khóa máy từ xa, giống như tính năng đặt mật khẩu trên BlackBerry nhưng không cần thao tác trên điện thoại), Wipe Device (xóa sạch dữ liệu trong máy mà không cần hỏi trước). Ngoài ra, với các ứng dụng khác như Bkav Mobile Security…, người dùng có thể soạn tin nhắn theo cú pháp cho trước là dễ dàng xác định tọa độ điện thoại, khóa máy hay xóa dữ liệu.
Theo ICTnew
RIM bị mất 11 kiện PlayBook trị giá 1,7 triệu USD
Người lái xe chở 22 kiện hàng PlayBook đến Canada phát hiện ra một nửa số kiện hàng đó bị mất sau khi đi ăn về.
Số tablet PlayBook trị giá 1,7 triệu USD của RIM đã bị đánh cắp. Ảnh: Slashgear.
Theo Slashgear, 11 kiện PlayBook của RIM trên chiếc xe tải đi đến Ontario (Canada) đã bị ai đó đánh cắp. Trước đó, nhà sản xuất Canada đã xác nhận rằng tablet của họ không được chuộng, thậm chí "cho cũng không ai lấy".
Lái xe lúc đó đang tìm chỗ ăn và tắm tại một điểm đỗ ở bang Indiana (Mỹ). Một giờ sau, khi quay lại một nửa số tablet trên cùng các tài sản cá nhân của người này đã "không cánh mà bay".
Tuy vậy, Slashgear nhận định số tablet bị đánh cắp trên không "thấm tháp" gì so với số tiền 485 triệu USD mà hãng này phải bỏ ra nhằm bù lỗ cho các PlayBook bị tồn kho. Trong quý III vừa qua, RIM cũng chỉ bán được 150.000 chiếc máy tính bảng của mình.
Theo Số Hóa
Thêm thông tin về iPhone 5 mất tích tại quán bar Mặc dù Apple không thèm "đếm xỉa" đến báo chí trong việc đề nghị trả lời về mẫu điện thoại bị mất cắp là chiếc điện thoại nào, nhưng tài liệu được cung cấp từ phía cảnh sát lại ghi tiêu đề là "iPhone 5.doc". Cảnh sát San Francisco (Mỹ) xác nhận rằng, mới đây họ đã hỗ trợ Apple trong việc tìm...