Nở rộ chiếm đoạt tài khoản Facebook, Gmail
Nhận được thông báo tăng lương trên email, anh Nguyễn Văn Thắng (Đống Đa, Hà Nội) lập tức mở file đính kèm. Khi kiểm tra lại thông tin với phòng tài vụ công ty, anh Thắng tá hỏa khi biết mình bị lừa. Bộ phận IT sau đó cho biết, file thông báo tăng lương đính kèm của anh Thắng có chứa mã độc thu thập thông tin người dùng nhằm chiếm đoạt tài khoản.
Một tài khoản FB bị tạm khóa do có người lạ thử truy cập trái phép.
Tương tự trường hợp của anh Thắng, Chị Trang (Hoàng Mai), Hà Nội cho biết, thời gian gần đây chị thường nhận được thông báo của Google về việc địa chỉ gmail của chị có thể bị truy cập trái phép, có dấu hiệu bị chiếm đoạt tài khoản. Tìm lại lịch sử truy cập, chị Trang tá hỏa khi thấy tài khoản của mình đã được đăng nhập từ Bắc Ninh cách đó ít ngày trong khi chị không hề có mặt ở đây. Sau khi đổi mật khẩu phức tạp hơn, địa chỉ gmail của chị vẫn tiếp tục bị truy cập trái phép. Địa chỉ Facebook của chị Trang bị tạm khóa bởi thông báo “vì có người gần đây đã thử đăng nhập từ một địa điểm xa lạ”, trong khi 3 tháng nay chị không đi khỏi Hà Nội.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách mảng an ninh mạng của Bkav, hình thức phát tán mã độc thông qua file đính kèm trên email không mới nhưng rất phổ biến, khiến nhiều người bị lừa. Hacker thường gửi email đến các đối tượng theo những nội dung gây tò mò cho người dùng như thông báo tăng lương, thông báo tiền thưởng quý, thông báo thưởng đột xuất. Các file đính kèm trong email bị hacker gắn mã độc.
Khi người dùng mở các file này, các mã độc được kích hoạt và xâm nhập máy tính người dùng. Từ đó hacker có thể chiếm đoạt toàn bộ quyền kiểm soát máy tính. Hacker có thể lấy file lưu trong máy tính, có thể chụp ảnh màn hình máy tính, những thông tin người dùng gõ trên máy tính như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay email cũng bị hacker ghi nhận và gửi ra ngoài. Đó cũng có thể là lý do khiến địa chỉ email của chị Trang dù đã đổi mật khẩu phức tạp hơn vẫn bị hacker xâm nhập trái phép.
Mới đây, trên diễn đàn RaidForums, một tài khoản có đăng tải file đính kèm được cho là thông tin liên quan đến khách hàng của FPT Shop. Tuy nhiên, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuộc và cho biết, đây là tập tin chứa mã độc. Khi người dùng mở các tập tin này, máy tính của người dùng sẽ bị lây nhiễm mã độc đính kèm trong các tệp tin. Hậu quả là, thông tin trên máy tính của người dùng có thể bị chiếm đoạt, mã hóa, bị xóa toàn bộ dữ liệu hoặc tệ hại hơn là bị lợi dụng máy tính để tấn công sang máy tính, hệ thống khác.
Video đang HOT
Theo ông Ngô Tuấn Anh, thời gian gần đây còn rộ lên một hình thức lừa đảo mới trên Facebook. Một số đối tượng lập ra những tài khoản Facebook giả mạo với hình ảnh cô gái gợi cảm, gây tò mò, sau đó kết bạn. Khi người dùng ấn vào trang Facebook của tài khoản này sẽ thấy những bài viết kèm đường link gây tò mò, hấp dẫn. Khi ấn tiếp vào các link này sẽ ra một trang đăng nhập Facebook.
Thực chất đây là trang Facebook giả mạo nhưng có giao diện giống như trang Facebook thật. Khi người dùng đăng nhập thông tin gồm username và mật khẩu Facebook thì hacker sẽ chiếm đoạt địa chỉ Facebook của người dùng. Từ đó có thể thực hiện các hành vi lừa đảo. “Hình thức này rộ lên thời gian gần đây và nhiều người bị mắc lừa. Chúng tôi đang thống kê về hiện trạng”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Cách bảo vệ tài khoản, máy tính
Từ vụ việc trên Diễn đàn RaidForums, Cục An toàn thông tin đưa ra khuyến cáo, người dùng cũng cần hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ và hạn chế việc tải về các bộ dữ liệu được cho là lộ, lọt từ các hệ thống để tránh mắc bẫy của những kẻ tấn công nhằm lừa đảo, lây nhiễm mã độc lên máy tính của mình.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, người dùng nên cẩn trọng khi mở các email đến như kiểm tra người gửi đến có đáng tin cậy không, thông tin có độ chính xác không. Trường hợp nghi ngờ có thể sử dụng các công cụ kiểm duyệt như Safe Run để cách ly file gửi đến. Nếu file có dính mã độc cũng sẽ không lây nhiễm sang máy tính. Người dùng cũng không nên tùy tiện cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc vì nhiều phần mềm được hacker cài mã độc trong đó. “Chỉ nên cài đặt từ kho ứng dụng của các nhà cung cấp uy tín App Store với hệ điều hành iOS hay Google Play với hệ điều hành Android”, ông Tuấn Anh nói.
Ngoài ra, người dùng nên cẩn trọng khi nhận các đường links trên internet, nhất là những đường links dẫn đến các trang yêu cầu đăng nhập mật khẩu, có thể sử dụng các phần mềm phòng chống virus để hạn chế sự tấn công của mã độc.
Theo Báo Mới
Google bị kiện theo dõi đi lại của hàng triệu người dùng châu Âu
Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Hà Lan, Ba Lan và năm nước EU khác đã yêu cầu cơ quan chức năng hành động chống lại Google với bị cáo buộc theo dõi hoạt động đi lại của hàng triệu người dùng.
Một liên minh các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Hà Lan, Ba Lan và năm nước Liên minh châu Âu (EU) khác gồm Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Na Uy, Slovenia và Thụy Điển đã yêu cầu cơ quan chức năng hành động chống lại Google với bị cáo buộc theo dõi hoạt động đi lại của hàng triệu người dùng, vi phạm quy định bảo vệ quyền riêng tư mới của EU.
"Những hành động không trung thực này khiến người tiêu dùng không hề hay biết về việc (Google) sử dụng dữ liệu cá nhân của họ," BEUC cho biết trong một thông cáo.
Cụ thể, các văn bản đã viện dẫn một nghiên cứu của Hội đồng người tiêu dùng Na Uy, trong đó kết luận rằng Google đã sử dụng "thiết kế lừa bịp và các thông tin sai lệch, dẫn tới hậu quả người dùng chấp nhận bị theo dõi thường xuyên." Đại diện của Hội đồng người tiêu dùng Na Uy đã chỉ trích Google sử dụng các dữ liệu cá nhân chi tiết và toàn diện mà không có nền tảng pháp lý phù hợp, và thu thập những dữ liệu này bằng nhiều kỹ xảo lừa gạt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Qua đó, BEUC cáo buộc Google theo dõi việc di chuyển của người dùng thông qua các ứng dụng "Lịch sử vị trí" và "Hoạt động Web & App," vốn được cài đặt mặc định vào tất cả tài khoản Google. "Việc bị theo dõi đặc biệt khó tránh khỏi đối với người dùng các mẫu điện thoại di động chạy bằng hệ điều hành Android, như Samsung và Huawei," đại diện BEUC nói.
"Các hành động này không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), vì Google thiếu cơ sở pháp lý hợp lệ để xử lý dữ liệu được đề cập. Đặc biệt, báo cáo này cho thấy rằng sự đồng ý của người dùng được cung cấp trong những tình huống mà người dùng không được thoải mái lựa chọn," thông cáo của BEUC nêu rõ.
Theo BEUC, các dữ liệu về vị trí, địa điểm có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về một người như thời gian di chuyển thực tế, các địa điểm thường xuyên lui tới, lịch trình hàng ngày, các sở thích. Việc liên tục theo dõi vị trí và tập hợp các dữ liệu địa điểm có thể được sử dụng để xây dựng một hồ sơ chi tiết về các cá nhân, cũng như phỏng đoán về tín ngưỡng, khuynh hướng chính trị, thiên hướng tình cảm của họ...
Tổng Giám đốc Tổ chức người tiêu dùng châu Âu Monique Goyens cho rằng tình hình trên rất đáng báo động khi các điện thoại thông minh đang được lợi dụng để theo dõi mọi động thái của người dùng. Trong khi đó, tổ chức đại diện người tiêu dùng Hà Lan nhấn mạnh "việc theo dõi này phải chấm dứt."
Khi được hỏi về những khiếu nại trên của BEUC, một phát ngôn viên của Google cho biết: "Lịch sử vị trí bị tắt theo mặc định và bạn có thể chỉnh sửa, xóa hoặc tạm dừng nó bất kỳ lúc nào. Nếu được bật, tính năng này giúp cải thiện các dịch vụ như dự đoán lưu lượng giao thông trên tuyến đường đi làm của bạn."
"Nếu bạn tạm dừng, chúng tôi sẽ làm rõ điều đó - tùy thuộc vào cài đặt điện thoại và ứng dụng cá nhân của bạn - chúng tôi vẫn có thể thu thập và sử dụng dữ liệu vị trí để cải thiện trải nghiệm Google của bạn."
Tuy nhiên, người phát ngôn của Google cũng cho biết hãng này sẽ nghiên cứu thông cáo của BEUC và xem xét xử lý một số yêu cầu của BEUC.
Theo thống kê của Statcounter, gần 70% số điện thoại di động ở châu Âu đều chạy hệ điều hành Android. Hồi tháng Tám vừa qua, một cuộc điều tra của hãng tin AP (Mỹ) đã phát hiện rằng nhiều dịch vụ của Google trên thiết bị Android và iPhone lưu trữ dữ liệu vị trí của người dùng ngay cả khi họ đã sử dụng các thiết lập riêng tư. Chẳng hạn, Google lưu trữ ảnh chụp nhanh về vị trí của người dùng khi họ chỉ mở ứng dụng bản đồ (Maps). Cập nhật thời tiết hàng ngày tự động trên điện thoại chạy hệ điều hành Android xác định chính xác bạn ở đâu.
Dựa trên Quy định bảo vệ dữ liệu tổng quát của EU (GDPR) có hiệu lực hồi tháng Năm vừa qua, một công ty vi phạm có thể bị bị phạt tới 4% doanh thu toàn cầu./.
Theo Báo Mới
Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo tín dụng bằng... Google Maps Trang tin tức The Hindu đã ghi nhận một loạt vụ lừa đảo tín dụng tại Ấn Độ thông qua lỗ hổng của Google Maps. Ảnh minh họa: The Logical Indian Gần đây, lỗ hổng trong giao diện của Google Maps đã được trở thành mỏ vàng cho những kẻ lừa đảo. Theo chính sách Nội dung tạo bởi người dùng, tất cả...