Nở rộ các tổ chức tội phạm mạng khắp châu Phi
Các cơ quan điều tra lo ngại nhiều băng nhóm lừa đảo có tổ chức đang mở rộng khắp vùng cận Sahara châu Phi, tận dụng các cơ hội mới do đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu để thu về những khoản tiền trái phép khổng lồ.
Các chuyên gia cho rằng, sự gia tăng tội phạm mạng ở châu Phi là do tốc độ sử dụng Internet tăng nhanh theo sau hậu quả của đại dịch Covid-19
Mảnh đất màu mỡ của tội phạm
Cơ quan Cảnh sát Hình sự quốc tế ( Interpol) cho rằng, các vụ lừa đảo trực tuyến như gian lận ngân hàng và thẻ tín dụng hiện là mối đe dọa trực tuyến phổ biến và cấp bách nhất ở châu Phi. Các nhà phân tích tại Interpol cho biết, đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự gia tăng liên tục về số lượng các cuộc tấn công mạng, trong đó số vụ nhắm vào các nền tảng ngân hàng trực tuyến tăng gấp đôi.
Video đang HOT
Vào đầu tháng 11-2022, một chiến dịch do Interpol điều phối tại 14 quốc gia đã nhắm vào mối đe dọa từ tội phạm mạng xuyên lục địa. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 70 kẻ lừa đảo bị cáo buộc có liên quan đến mạng lưới tội phạm Nigeria có tên “Rìu Đen” ở Nam Phi, Nigeria và Bờ Biển Ngà cũng như ở châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ. Lực lượng chức năng đã chặn được khoảng 1 triệu USD trong tài khoản ngân hàng cùng ít nhất 50 tài sản khác. “Chúng tôi đang đối phó với một mạng lưới quốc tế có tổ chức cao” – ông Rory Corcoran, quyền Giám đốc Trung tâm chống tham nhũng và tội phạm tài chính mới của Interpol cho biết.
Băng đảng “Rìu Đen” khét tiếng ở Nigeria vốn nổi lên từ phong trào sinh viên ở thành phố Benin vào những năm 1970 nhưng sau đó đã phát triển thành một mạng lưới tội phạm lừa đảo toàn cầu. Vào năm 2013, ban lãnh đạo “Rìu Đen” chính thức lập trung tâm khu vực ở Nam Phi. Dấu vết dẫn đến vụ bắt giữ vào tháng trước bắt đầu ở Ireland, khi cảnh sát địa phương thu hồi điện thoại và các thiết bị khác thuộc về những kẻ lừa đảo có mối liên hệ với tổ chức ở Tây Phi. Theo điều tra, tiền thu được tổ chức tội phạm “Rìu Đen” tái đầu tư vào các hình thức tội phạm khác như ép buộc phụ nữ trẻ Tây Phi hành nghề mại dâm ở châu Âu, mua vũ khí hoặc buôn lậu methamphetamine. Sự hồi sinh của du lịch hàng không sau đại dịch đã cho phép những kẻ lừa đảo di chuyển trở lại giữa các trung tâm hoạt động chính. Trong số đó, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ lâu đã trở thành điểm đến ưa thích của những kẻ lừa đảo Tây Phi. Dubai là căn cứ yêu thích của Ramon Abbas – một người Nigeria hào hoa, phô trương lối sống xa hoa khi rửa hàng triệu USD bị đánh cắp. Đầu tháng này, Abbas đã bị Tòa án liên bang Mỹ kết án hơn 11 năm tù và nộp 1,7 triệu USD tiền bồi thường.
Triệt hạ những chiếc vòi bạch tuộc
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Interpol tin rằng, Kenya cũng là một trung tâm quan trọng cho các kế hoạch tống tiền kỹ thuật số, trong khi Nam Phi là căn cứ chính cho bọn tội phạm có tổ chức hoạt động trên khắp lục địa. Một mạng lưới thứ hai của Nigeria (được gọi là Air Lords) cũng được báo cáo là đang hoạt động ở Nam Phi. Nhiều vụ lừa đảo trên mạng ở châu Phi liên quan đến việc sử dụng các trang web và ứng dụng hẹn hò trực tuyến để lôi kéo nạn nhân vào các mối “tình ảo” nhằm chiếm đoạt tiền hoặc thông tin cá nhân, tài chính. Một đường dây lừa đảo bằng hình thức “người yêu qua mạng” lớn đã bị phá vào tháng 10-2021 khi 7 thành viên của “Rìu Đen” và một kẻ chủ mưu bị bắt ở Cape Town trong một chiến dịch chung giữa FBI, Interpol và cảnh sát Nam Phi. Những kẻ này bị buộc tội điều hành một tập đoàn lừa đảo được cho là đã đánh cắp 4 triệu USD từ khoảng 100 nạn nhân ở Mỹ trong hơn một thập kỷ.
Các chuyên gia cho rằng, tội phạm mạng gia tăng ở châu Phi là do việc sử dụng Internet tăng nhanh và lực lượng cảnh sát cũng như hệ thống tư pháp suy yếu do kinh tế suy thoái. “Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình số hóa trên toàn thế giới, nhưng khi cuộc sống ngày càng chuyển sang trực tuyến, tội phạm mạng đã lợi dụng cơ hội này để tấn công cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quan trọng. Các quốc gia trên khắp châu Phi đã nổi lên như một mục tiêu yêu thích của tội phạm mạng” – Giáo sư Landry Signé, thành viên cao cấp tại Viện Brookings nhận định.
Ông Gareth Newham, người đứng đầu bộ phận tư pháp và phòng chống bạo lực tại Viện Nghiên cứu an ninh ở Pretoria cho rằng: “Kết quả hiện tại là sự kết hợp giữa các cơ hội rửa tiền và sự yếu kém trong cơ quan quản lý, thực thi pháp luật. Tội phạm có tổ chức đã thực sự bùng phát trong thập kỷ qua ở Nam Phi, đặc biệt là trong 5 năm qua”.
Interpol cảnh báo Metaverse có thể tạo ra các loại tội phạm mạng mới
Cơ quan cảnh sát toàn cầu Interpol đang chuẩn bị cho nguy cơ bùng nổ tội phạm mạng khi thế giới ảo Metaverse chính thức ra mắt.
Ảnh: SCMP
Madan Oberoi, giám đốc điều hành công nghệ và đổi mới của Interpol, nói với Reuters rằng:
"Một số tội phạm có thể sử dụng phương tiện mạng để đưa các chiêu trò lừa đảo của chúng lên một cấp độ mới," ông nói.
Thực tế ảo cũng có thể là một công cụ đắc lực cho tội phạm trong thế giới thực, Oberoi nhận định.
Ông Oreboi chia sẻ: "Nếu nhóm khủng bố muốn tấn công một địa điểm, chúng hoàn toàn có thể sử dụng thực tế ảo để dừng lại không gian này sau đó lập kế hoạch, mô phỏng và khởi động các cuộc tập trận trước khi hành động."
Đầu tháng này, cơ quan thực thi pháp luật của Liên minh châu Âu Europol cho biết trong một báo cáo rằng các nhóm khủng bố trong tương lai có thể sử dụng thế giới ảo để tuyên truyền, tuyển dụng và đào tạo. Người dùng cũng có thể tạo ra thế giới ảo với "các quy tắc cực đoan", báo cáo cho biết.
Nếu môi trường metaverse ghi lại các tương tác của người dùng trên blockchain, thì "điều này khiến kẻ xấu có thể lấy hết thông tin quan trọng của người dùng chỉ bằng một lần tương tác", Europol cho biết.
Metaverse đã trở thành một từ thông dụng trong ngành công nghệ vào năm 2021. Vào thời điểm đó các công ty và nhà đầu tư tin rằng môi trường thế giới ảo sẽ ngày càng phổ biến và đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của internet. Facebook thông báo họ sẽ đổi tên thành Meta vào tháng 10 năm 2021 để đánh dấu sự chuyển hướng của mình đối với công nghệ này.
Nhưng cho đến nay, tầm nhìn này vẫn chưa có mấy dấu hiệu thành hiện thực. Giá trị cổ phiếu của Meta sụt giảm vào thứ năm khi các nhà đầu tư bày tỏ sự hoài nghi về việc chi tiêu quá tay của công ty vào các hoạt động metaverse. Doanh số bán tài sản dựa trên blockchain đại diện cho đất ảo và các tài sản kỹ thuật số khác cũng đã giảm mạnh sau một thời gian tăng trưởng điên cuồng vào năm ngoái.
Interpol cảnh báo nguy cơ tội phạm mạng tiềm ẩn trong Metaverse Việc Metaverse ghi lại tương tác của người dùng trên blockchain tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và rò rỉ thông tin, từ đó những kẻ theo dõi hoặc tống tiền có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu phạm tội. Ảnh minh họa. (Nguồn: japantimes.co.jp) Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết tổ chức này đang...