Nợ phải trả của TCT Sông Đà gần 10.600 tỉ đồng
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2019 đã kiểm toán, hết năm 2019, tài sản của TCT Sông Đà là 15.132 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỉ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỉ đồng.
(TCT) Sông Đà chính thức chuyển sang mô hình CTCP từ ngày 6/4/2018. Ảnh: Internet.
Với Tổng công ty (TCT) Sông Đà, Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chính thức chuyển sang mô hình CTCP từ ngày 6/4/2018 với vốn điều lệ hơn 4.495 tỉ đồng. Trong đó, Bộ Xây dựng đại diện vốn nhà nước nắm 99,79%.
Trong đó, nợ phải trả công ty mẹ là 6.647 tỉ đồng, nợ do công ty mẹ vay để cho vay lại là 2.956 tỉ đồng. Tại ngày 31/12/2019, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 2,32 lần, thấp hơn mức 3 lần qui định.
Theo Bộ Xây dựng, tỉ lệ này duy trì trong mức an toàn, các khoản nợ đều trong hạn thanh toán. TCT không có nợ quá hạn hoặc nợ xấu, kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Về kế hoạch thu xếp nguồn thu để thanh toán nợ, với các khoản vay cho vay lại, TCT sẽ thu của các đơn vị theo hợp đồng đã kí. Đối với các khoản vay và nợ phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty mẹ (6.647 tỉ đồng), TCT sẽ được đảm bảo thanh toán từ các nguồn sau: thu tiền nợ khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình 3.757 tỉ đồng, thu tiền khối lượng xây lắp các công trình đã thi công dở dang khoảng 2.000 tỉ, thu từ thoái vốn đầu tư theo Đề án tái có cấu công ty mẹ – Tổng công ty khoảng 2.500 tỉ đồng.
Cụ thể, TCT sẽ thoái vốn tại các đơn vị CTCP là Điện Việt Lào do Sông Đà nắm 35,11%, tương ứng giá trị đầu tư là 1.107 tỉ đồng; Sudico do TCT sở hữu 36,35% vốn ứng với giá trị đầu tư là 1.065 tỉ và Thuỷ điện Cửa Đạt do Sông Đà nắm 6,8% vốn, giá trị đầu tư khoảng 55 tỉ đồng.
Từ thực tế các khoản vay mà Sông Đà phải thu xếp để trả nợ trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cho biết hiện đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại TCT phải tập trung thực hiện hai giải pháp.
Video đang HOT
Một là, đẩy nhanh công tác thi công, nghiệm thu, thanh toán để thu tiền khối lượng xây lắp hoàn thành tại các dự án , các công trình theo hợp đồng đã ký, có các biện pháp để thu hồi công nợ, các khoản nợ vay.
Hai là, thực hiện chủ trương thoái vốn theo kế hoạch đã được Bộ Xây dựng, Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty thông qua, trong năm 2020, Tổng công ty sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để thoái vốn tại một số đơn vị theo đúng quy định của pháp luật (Sudico, Thủy điện Việt Lào…)
Hiện tại, Bộ Xây dựng đã có chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại Sông Đà tập trung thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo kế hoạch.
Nhiều vướng mắc, TKV xin lùi kế hoạch cổ phần hóa Công ty mẹ
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây đã có báo cáo về những vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác cổ phần hóa, đồng thời xin lùi thời hạn cổ phần hóa.
Các khoản công nợ khó đòi
Theo TKV, đến thời điểm 30/6/2020, TKV còn tồn tại các khoản nợ khó đòi. Cụ thể là khoản cổ tức của Công ty CP than Cọc Sáu 13,260 tỷ đồng. TKV thực hiện lưu ký chứng khoán của Công ty CP Than Cọc Sáu tại Công ty CP Chứng khoán Tràng An từ năm 2007.
Theo đó ngày 6/6/2012, Công ty CP Than Cọc 6 đã chuyển 13,260 tỷ đồng tiền cổ tức năm 2011 của TKV vào tài khoản của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tại Ngân hàng ĐT và PT Hà Thành để Công ty CP Chứng khoán Tràng An chuyển trả TKV theo quy định.
Đến nay, TKV chưa thu hồi được khoản cổ tức này do Công ty CP Chứng khoán Tràng An lâm vào tình trạng phá sản. Vụ việc của Công ty CP Chứng khoán Tràng An vẫn đang trong 3 quá trình xử lý, TKV chưa thu được khoản cổ tức trên.
Bên cạnh đó, TKV còn khoản công nợ phải thu khó đòi của Công ty đầu tư thương mại và phát triển Hà Nội - Chi nhánh Đà Nẵng (HAPEXCO) được chuyển về Tập đoàn từ Công ty VTVT và xếp dỡ năm 2007. Số công nợ phải thu đến nay là 61,48 tỷ đồng.
Tính đến năm 2007, Công ty đã trích lập dự phòng công nợ khó đòi toàn bộ số tiền trên. Đến nay, việc thu hồi công nợ không tiến triển được. TKV hiện đã thuê tư vấn luật để bảo vệ quyền lợi của Tập đoàn.
Đề xuất chuyển thành công ty cổ phần cuối năm 2022
Bên cạnh các khoản công nợ khó đòi, khó khăn của tiến trình cổ phần hóa TKV còn đến từ các dự án dừng thực hiện.
Cụ thể, chi phí thực hiện Dự án đầu tư Cảng Kê Gà Bình Thuận 88,7 tỷ đồng. Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2006, đến năm 2014 dự án dừng đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ.
Từ đó đến nay, TKV và tỉnh Bình Thuận cùng phối hợp để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp liên quan do dừng dự án đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Trong giá trị 88,7 tỷ đồng, bao gồm 65,1 tỷ đồng chi phí TKV đã tạm ứng cho tỉnh Bình Thuận để chi trả cho các doanh nghiệp trong năm 2018.
Bên cạnh đó, TKV còn gặp khó do chi phí dở dang dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy Công ty TNHH MTV cơ khí đóng tàu - Vinacomin số tiền 157 tỷ đồng, được bàn giao về TKV khi cổ phần hóa Công ty.
Hiện nay TKV đang đã tiến hành kiểm điểm việc dừng dự án, làm rõ việc tiếp tục thực hiện hay dừng dự án, hoàn thiện phương án xử lý tài sản theo quy định pháp luật để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Một dự án dở dang khác là Dự án Khu lấn biển hình thành cụm Công nghiệp Cẩm Phả. Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2005, chi phí thực hiện chủ yếu là chi phí san lấp mặt bằng, giá trị thực hiện Dự án theo Báo cáo kiểm toán đến nay là 107,4 tỷ đồng.
Theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ, để cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quyết định cổ phần hóa thì trước đó phải có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.
Vì vậy, tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ - TKV hoàn toàn phụ thuộc vào Phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của TKV đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, các cơ sở nhà, đất của TKV là rất lớn, nằm ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau, vì vậy theo tính toán của TKV dự kiến phải hết tháng 10/2020 mới hoàn thiện việc lập các Biên bản hiện trạng các cơ sở nhà đất.
Thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ TKV, TKV đề xuất tiến độ cổ phần hóa, trong đó: Thời điểm ban hành quyết định cổ phần hóa trước ngày 30/9/2021; Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/10/2021; Thời điểm phê duyệt giá trị DN là 30/7/2022; Thời điểm hoàn thành bán cổ phần lần đầu là 31/10/2022 và thời điểm chuyển thành công ty cổ phần là 31/12/2022.
Trước đó, tại Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 thì TKV phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2020.
KBC đính chính lãi ròng bán niên soát xét giảm 8% thay vì 73% so với báo cáo tự lập Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ nửa đầu năm của KBC là 50,8 tỷ đồng, giảm 8% so với số liệu trong báo cáo tự lập. Các chỉ số khác như doanh thu, lợi nhuận sau thuế, chi phí, thuế... giữ nguyên. Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) công bố đính chính báo cáo tài...