Nợ nần đè nặng “chủ” khu đô thị bỏ hoang 14 năm giữa Thủ đô
Theo báo cáo tài chính tại ngày 30/9/2018 Tổng công ty Licogi – chủ khu đô thị mớiThịnh Liệt bỏ hoang 14 năm nay ở Hà Nội đang có tổng số nợ phải trả 2.287 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn phải trả là hơn 1.815 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt hiện nay.
Tổng công ty Licogi -CTCP vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2018. Theo báo cáo vừa được công bố, quý III năm nay, công ty mẹ có doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 18,7 tỷ đồng, giảm 81,3% so với hơn 100 tỷ đồng của quý III năm 2017.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 8,7 tỷ đồng so với 41,1 triệu đồng của quý III/2017. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 18,5 tỷ đồng so với 33 tỷ đồng của quý III/2017.
Do tình hình kinh doanh sa sút dẫn đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế âm gần 25 tỷ đồng. Con số này của quý III năm ngoái là 37,1 tỷ đồng. Việc này kéo theo lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục âm gần 25 tỷ đồng, so với 37,1 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, sở dĩ lợi nhuận sau thuế quý III/2018 mặc dù âm 25 tỷ đồng nhưng vẫn tăng 12,1 tỷ đồng so với quý III/2017, chủ yếu do doanh thu hợp đồng kinh doanh chính quý III năm nay so với cùng kỳ năm 2017 giảm 81% tương ứng số tiền 81,3 tỷ đồng và chi phí giá vốn giảm 90% tương ứng 90 tỷ đồng, làm lợi nhuận gộp tăng 8,6 tỷ đồng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý III/2018 so với cùng kỳ 2017.
Video đang HOT
Đáng chú tại báo cáo tài chính vừa công bố, cho thấy tình hình tài chính đáng lo ngại của Licogi khi nợ vay phải trả của doanh nghiệp này đang cao gấp 5 lần vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính tại ngày 30/9/2018, Licogi đang có tổng số nợ phải trả 2.287 tỷ đồng (nợ ngắn hạn phải trả là hơn 1.815 tỷ đồng), trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ có khoảng 482 tỷ đồng.
Theo công bố, hiện Licogi đang là “con nợ” của hàng loạt ngân hàng, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và Công ty Cổ phần cơ khí Đông Anh,….
Nợ của Tổng công ty Licogi tại ngày 30/9/2018 so với thời điểm 1/1/2018.
Tổng công ty Licogi chính là chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, rộng khoảng 40,78 ha ở Hà Nội.
Theo phê duyệt, khu đô thị mới này nằm ở vị trí trung tâm quận Hoàng Mai sẽ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội đồng bộ, tiên tiến, có thể đáp ứng được chỗ ở cho 12.000 – 13.000 người.
Để xây dựng khu đô thị này, ngày 10/8/2004, UBND TP.Hà Nội có quyết định 4930 thu hồi 351.618 m2 đất tại các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ và Tương Mai (quận Hoàng Mai), tạm giao cho Tổng công ty Licogi tổ chức điều tra, lập phương án giải phóng mặt bằng, chuẩn bị triển khai dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt.
Tiếp đó, ngày 17/9/2007, UBND TP.Hà Nội lại có Quyết định số 3649 cho phép Tổng công ty Licogi sử dụng chỗ đất này để thực hiện dự án.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn, theo đó giai đoạn 1 dự kiến kết thúc vào cuối năm 2008 với các công việc: giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, xây thô nhà vườn, cụm chung cư CT5 phục vụ tái định cư…
Giai đoạn 2 tiến hành xây dựng nhà cao tầng, cụm nhà biệt thự. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2011.
Tuy nhiên, qua 14 năm, Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt dù đã được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống với hàng nghìn m2 đất bị bỏ hoang. Người dân vùng dự án cũng đã sống nhiều năm trong cảnh thiếu thốn, nhà xây từ những năm 1980, 1990 đã xuống cấp không được tu sửa và ô nhiễm môi trường.
Hiện để giải cứu khu đô thị bỏ hoang này, mới đây, Hội đồng quản trị Tổng công ty Licogi đã thế chấp 100% phần vốn tại Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi để phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu nhằm huy động 4.000 tỷ đồng từ cổ đông để lấy vốn xây dựng dự án này. Tuy nhiên, liệu kế hoạch này của Licogi có thành công hay không thì chưa rõ.
VẠN XUÂN
Theo bizlive.vn
TP.HCM kiểm soát chặt quy hoạch quận 2, 9, Thủ Đức
Thành uỷ TP.HCM vừa đề nghị thành phố kiểm soát quy hoạch Khu đô thị sáng tạo phía Đông và có kế hoạch riêng phát triển quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức.
Tại Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM, đề nghị thành phố phải kiểm soát chặt chẽ quy hoạch Khu đô thị sáng tạo phía Đông, không được xây dựng tự phát và sẽ có kế hoạch riêng phát triển quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức.
Khu đô thị sáng tạo phía Đông được đặt vấn đề xây dựng từ đầu năm nay, nhằm kết nối 3 quận phía Đông thành một hệ sinh thái.
Bí thư Thành ủy TP.HCM ông Nguyễn Thiện Nhân nêu kế hoạch hình thành một khu vực trung tâm, làm hạt nhân cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của TP.HCM.
Khu đô thị này được hình thành từ sự kết nối giữa quận 9 (có Khu Công nghệ cao) với quận 2 (có khu đô thị mới, trung tâm tài chính hình thành trong tương lai) và quận Thủ Đức (có 12 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TPHCM với hơn 70.000 sinh viên), là tiền đề quan trọng cho kế hoạch đầy tham vọng này của Thành phố.
Khu vực này có hạ tầng giao thông phát triển (giáp với trục cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây), nhiều dự án nhà ở liền kề kết hợp với các khu thương mại mua sắm. Điều này đang tạo ra những ưu thế đặc biệt của khu Đông của TP.HCM (các quận 2, 9 và Thủ Đức có diện tích 211,73km2, dân số gần 1 triệu người), tâm điểm của thị trường BĐS.
Tiềm năng của khu này còn là nơi đón đầu các ngành dịch vụ cao cấp (tài chính-tín dụng), với trục tâm điểm khu đô thị mới Thủ Thiêm; các khu công nghiệp công nghệ cao (2 khu chế xuất Linh Xuân, Linh Trung và Khu Công nghệ cao); Khu liên hợp Thể thao Rạch Chiếc (trái tim của kế hoạch đăng cai SEA Games 31 tại TP.HCM vào năm 2021); đô thị đại học, khởi nghiệp sáng tạo (hạt nhân là Đại học Quốc gia TP.HCM); khu vui chơi giải trí Suối Tiên, điểm cuối của tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên tại phường Tân Phú (quận 9)... Tất cả tạo nên những điều kiện, nền tảng quan trọng cho sự phát triển đồng bộ trong tương lai gần.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng để giải quyết căn cơ những bất cập của TP.HCM trong quá trình phát triển đô thị, các cơ quan quản lý, nhà khoa học cần làm rõ các vấn đề.
Theo đó, phải xem xét quy hoạch tổng thể, quy hoạch luôn gắn với giao thông và quy hoạch giao thông luôn đi trước và gắn với liên kết vùng. Trong quy hoạch phải có cơ chế phối hợp vùng để giúp các vùng phát triển nhanh hơn, thu nhập cao hơn để giảm áp lực dân số từ các vùng trở về thành phố.
TP.HCM phải thực hiện chức năng việc chuyển giao ứng dụng công nghệ cho các vùng. Cùng với đó, đối với công nghiệp, dịch vụ, TP.HCM chọn loại hình cần lao động trình độ cao.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Nhiều biệt thự "phá cách" làm "méo" khu đô thị mới Ngày càng nhiều, biệt thự, nhà liền kề xây dựng sai thiết kế, vượt tầng, tăng mật độ xây dựng... phá vỡ quy hoạch được phê duyệt tại nhiều khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch là một phạm trù thống nhất, không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, tại nhiều đô thị lớn...