Nợ nần chồng chất, Barca bị một loạt ngân hàng từ chối cho vay
Tình hình tài chính của Barca năm nay dường như đang thêm phần bi đát, không những bị ảnh hưởng bởi một mùa giải thất bát trên sân cỏ, đội bóng xứ Catalan còn đang bị các ngân hàng liệt vào phần tử “nợ xấu”.
Bởi vậy mà trong lần vác hồ sơ đi vay khắp các ngân hàng lớn ở Tây Ban Nha, Barca đều ra về tay trắng. Nào là Caja Madrid, BBVA, Banesto, Banco Popular, Banco Sabadell, Caixa Catalunya, CAM hay Cajamar… tất cả đều nhất quyết không đồng ý cho Barca vay tiền, bất kể đây vẫn là một đội bóng làm ăn khấm khá (theo kết quả thống kê của tạp chí Forbes tính đến tháng 4/2012, doanh thu của Barca là 650 triệu euro).
Những con số ấn tượng đó dường như vẫn không thể che khuất đi một thực tại buồn bã, rằng Barca đang không thể trả nổi khoản nợ 155 triệu euro đã vay 2 ngân hàng La Caixa và Banco Santander. Đây là số tiền mà ngay khi về cầm quyền ở Nou Camp, chủ tịch Sandro Rosell đã phải chạy vạy đi vay để bù đắp cho các khoản thâm hụt do chính sách chi tiêu hoang phí dưới thời tiền nhiệm Laporta.
Có lẽ sẽ không còn những tân binh bom tấn đến với Nou Camp trong Hè năm nay
Video đang HOT
Cho đến nay, sau gần 2 năm, Sandro Rosell và cộng sự không thể thanh toán khoản nợ này, đồng nghĩa 2 chủ nợ La Caixa và Banco Santander buộc phải xếp họ vào dạng “con nợ kém khả năng thanh khoản”. Và đó là rào cản cho kế hoạch vay tiền của Rosell. Có lẽ ông muốn vay một khoản mới để tái xoay vòng nợ, nhưng chiêu trò mà các con nợ vẫn thường làm này đã không qua mắt được Caja Madrid, BBVA, Banesto, Banco Popular…
Lời khẩn cầu giãn nợ của Barca cũng không được La Caixa và Banco Santander chấp thuận. Bởi hai ngân hàng này quá hiểu rằng Barca vẫn còn hơn 500 triệu euro nữa chưa thể thanh toán. Kể cũng khổ cho Barca, họ là một đội bóng lớn, chi tiêu lớn, nhưng những nhu cầu đó vẫn chưa thể lớn bằng những món nợ đang là gông đeo trên cổ họ.
Với những động thái trên, thật sự khó tìm ra hướng đi cho Barca trên thị trường chuyển nhượng Hè này. Xem ra, cách khả dĩ nhất của họ chỉ là tự bán tự mua trên nguồn cầu thủ vốn có. Và nếu như vậy, rất có thể những cầu thủ lâu năm gắn bó với Nou Camp như David Villa hay Pedro… sẽ trở thành vật hy sinh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vay "ké" tiền của nông dân
Ngày 12.4, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm trong hoạt động cho vay ở Quỹ tín dụng Trung ương TP.HCM. Sau một buổi sáng xét hỏi căng thẳng, HĐXX đã phải dừng phiên tòa vì nguyên đơn dân sự chưa xác định được thiệt hại của vụ án.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: Lê Nga
Cáo trạng của Viện KSND tối cao truy tố Vũ Minh Hải (nguyên quyền Giám đốc chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương tại TP.HCM) cùng 3 cán bộ tín dụng là Bùi Quang Chính (nguyên Phó phòng), Nguyễn Quang Chính (nguyên Trưởng phòng) và Nguyễn Hồng Hà (nguyên cán bộ tín dụng) về tội "vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Theo đó, Trần Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ vận tải - giao thông thương mại Tân Thiên Tài) và Tiêu Thị Anh quen biết nhau thông qua gia đình.
Năm 2003, biết Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương tại TP.HCM (viết tắt là Chi nhánh TP.HCM) cần giải chấp, phát mãi lô đất 19.850m2 tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (TP.HCM) thu hồi nợ tồn đọng, Trần Anh Tuấn tìm gặp Vũ Minh Hải xin được mua lô đất trên, thông qua các hộ dân, bằng tài sản thế chấp của các hộ dân. Thực chất đây là chủ trương cho Tuấn "vay ké" trên các hợp đồng của những hộ dân ở Củ Chi. Hải đồng ý và đưa ra chủ trương cho một số hộ dân tại huyện Hóc Môn và Củ Chi cùng Trần Anh Tuấn vay vốn tại Chi nhánh TP.HCM, thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân để mua lô đất nói trên. Chủ trương này được Hải thông báo cho cấp dưới triển khai thực hiện.
Từ tháng 4.2003 đến tháng 10.2004, Tuấn và Anh đã lợi dụng chủ trương cho "vay ké" này và sự thiếu hiểu biết của các hộ dân để môi giới cho 83 hộ dân tại 22 xã ở H.Hóc Môn và Củ Chi vay tiền của Chi nhánh TP.HCM. Để tạo lòng tin với các hộ dân, Tuấn che đậy bằng thủ đoạn huy động vốn dưới hình thức "hợp đồng góp vốn" ký kết giữa công ty của Tuấn và các hộ dân. Còn Tiêu Thị Anh hứa sẽ chịu toàn bộ lãi phát sinh. Đến hạn trả nợ mà chưa có tiền trả, Tiêu Thị Anh sẽ đáo hạn. Vì vậy, nhiều hộ dân đã tin tưởng nhờ Anh và Tuấn giúp.
Tuấn và Anh đã móc nối với 4 cán bộ chủ chốt, có thẩm quyền giải quyết cho vay vốn của Chi nhánh TP.HCM để được duyệt vay ké. Tổng cộng, Tuấn và Anh "vay ké" tiền rồi chiếm đoạt hơn 17,6 tỉ đồng.
8 năm chưa xác định được thiệt hại?
Cáo trạng xác định trong quá trình hoạt động, 4 cán bộ chủ chốt nói trên đã không thực hiện đúng các quy định của việc thẩm định, xét duyệt cho vay, vi phạm quy chế - quy trình nghiệp vụ cho vay để Trần Anh Tuấn và Tiêu Thị Anh lợi dụng chủ trương "vay ké" lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 17,6 tỉ đồng. Trong đó, Tuấn chiếm đoạt 12,3 tỉ đồng, Anh chiếm đoạt gần 5,3 tỉ đồng đến nay không trả được.
Trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Trần Anh Tuấn đã bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định truy nã. Đối với Tiêu Thị Anh có dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho Tuấn, do Tuấn đã bỏ trốn chưa có đủ cơ sở làm rõ hành vi phạm tội nên được tạm đình chỉ điều tra để xử lý sau.
Nhưng thật bất ngờ vì tại phiên tòa, đại diện Quỹ tín dụng Trung ương tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự đã khai chưa xác định được con số thiệt hại cụ thể qua các hợp đồng vay ké này. Do vậy sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để cho đơn vị này tính toán, xác định con số thiệt hại cụ thể. Đại diện Viện KSND TP.HCM cũng đồng ý hoãn phiên tòa vì việc xác định con số thiệt hại cũng chính là hậu quả của vụ án và là cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.
Theo Thanh Niên
Dương Kỳ Hàm e ấp sau tấm mành tím Siêu mẫu Trung Quốc tiếp tục phô diễn những đường con tuyệt mỹ qua bộ ảnh huyền ảo mới. Dương Kỳ Hàm (tên tiếng Anh: Isabella) sinh ra tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cô bắt đầu nổi lên từ sau một loạt bộ ảnh cosplay ấn tượng cách đây không lâu. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 chùm ảnh mỹ...