No mắt với những món ăn cổ truyền Tết Nguyên đán của các nước trên thế giới
Các quốc gia châu Á cũng đón Tết Nguyên đán giống với Việt Nam có những món ăn cổ truyền vô cùng hấp dẫn và ý nghĩa.
1. Bak Kwa (bò khô)
Mặc dù món Bak Kwa (thịt bò khô) là món ăn rất phổ biến và được thưởng thức quanh năm, nhưng nó đặc biệt được ưa chuộng vào dịp đầu năm mới ở Trung Quốc, Singapore và Malaysia. Du khách nước ngoài khi đến những đất nước này vào dịp năm mới thường được người bản địa giới thiệu để mua về làm quà trong dịp Tết Nguyên đán.
2. Yusheng
Tên của món ăn này được tạm dịch là “sự thịnh vượng”. Thực chất đây là món salad gồm cá sống, rau và các nguyên liệu khác, rất phổ biến ở Malaysia, Singapore, Indonesia và Trung Quốc.
3. Bánh chưng
Theo truyền thuyết của người Việt Nam, bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, được dâng lên tổ tiên và mọi người cùng thưởng thức. Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn được tẩm ướp rồi gói trong các lớp lá dong.
4. Há cảo
Đây là món ăn truyền thống, được góp mặt trong hầu hết các bữa tiệc của người Trung Quốc, đặc biệt là vào dịp Tết cổ truyền. Với cái tên “jiaozi”, chúng được dùng để đại diện cho tiền bạc và sự thịnh vượng. Há cảo có thể được nhồi bằng các thực phẩm tượng trưng khác để mang lại may mắn, chẳng hạn như đậu phộng cho sức khỏe. Đôi khi, thậm chí còn có một đồng xu bên trong và cho rằng ai là người ăn được chúng sẽ nhận may mắn suốt cả năm.
Video đang HOT
5. Kralan
Kralan, hay còn gọi là “khao lam” là món ăn cổ truyền ngày Tết ở Thái Lan. Nó là món tráng miệng được làm bằng cách nhồi gạo, đậu đỏ và mãng cầu dừa vào 1 ống tre, sau đó nướng trên bếp lửa. Các nguyên liệu hoà quyện ở bên trong ống tre và khi được bóc ra thưởng thức có hương vị vô cùng hấp dẫn.
6. Mì
Sợi mì dài là tượng trưng cho ao ước có một cuộc sống trường thọ mỗi dịp năm mới đến của người Trung Quốc.
7. Ba bao fan
Đây là món xôi có hương vị ngọt ngào được ưa chuộng trong dịp năm mới của người Trung Quốc. Món xôi nấu từ gạo nếp kết hợp với nhiều loại hạt khác nhau là món tráng miệng vô cùng hấp dẫn.
8. Ttoek
Những chiếc bánh gạo Hàn Quốc này có rất nhiều loại khác nhau, nhưng trong dịp mừng năm mới, rất có thể bạn sẽ được mời thưởng thức món canh có tên là tteokguk. Hương vị của món canh này vô cùng ngọt ngào biểu lộ cho mong ước có 1 năm mới suôn sẻ, may mắn của người dân xứ sở kim chi.
Theo 24h
10 món độc đáo trên bàn ăn vào ngày đầu năm ở Singapore
Ở Singapore, Tết Nguyên đán đồng nghĩa với các buổi họp mặt gia đình bên bàn ăn để thưởng thức những món ngon, mang tính biểu tượng độc đáo vào đầu năm.
Lẩu: Ở Singapore, món lẩu bao gồm một nồi nước dùng lớn. Mỗi thực khách sẽ tự nấu phần ăn của mình bằng cách nhúng các nguyên liệu như cá, rau hoặc thịt vào nước dùng. Nước dùng phong phú có thể làm từ gà đến hải sản. Đây cũng là một món ăn mùa đông lý tưởng cho bữa đoàn viên vào đêm giao thừa ở Singapore. Ảnh: Zhlzhq, Delishably.
Quýt: Quả quýt đại diện cho sự thịnh vượng và may mắn. Loại quả ngon ngọt này vừa là quà tặng năm mới truyền thống, món tráng miệng phổ biến trên mâm cơm của người Singapore vào dịp năm mới, vừa là thức ăn nhẹ được dùng trong cuộc nói chuyện cùng các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết. Ảnh: Cumen, Pineapple Tarts Singapore.
Bánh gạo: Bánh gạo làm từ nguyên liệu bao gồm gạo nếp, đường và các thành phần để tăng hương vị khác. Tại Singapore, món ăn truyền thống và phổ biến này được hấp với đường nâu và bọc trong lá sen. Bánh gạo còn có các phiên bản hiện đại hơn như được thêm hương vị dừa trắng hay tạo thành hình dạng những con vật mang đến điều tốt lành. Ảnh: Pinterest.
Hạt dưa: Vào dịp Tết, chủ nhà người Singapore sẽ chuẩn bị đồ ăn nhẹ và thức uống thích hợp để đãi khách. Ngoài bánh quy, các loại hạt và trái cây, hạt dưa cũng thường được sử dụng và được đặt trang trọng trên bàn tiếp đón. Món ăn nhẹ này ngày nay còn được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới với giá khá đắt đỏ. Dù đắt hay rẻ, đĩa hạt dưa vẫn rất phổ biến và không thể thiếu trong ngày Tết ở Singapore. Ảnh: PxHere.
Cá: Giống như quả quýt hay bánh gạo, cá cũng là món ăn phổ biến trong dịp Tết ở Singapore. Món cá biểu tượng cho sự phong phú dồi dào trong năm mới. Vì ý nghĩa đó, món ăn này rất phổ biến ở Singapore, đặc biệt với những người làm kinh doanh. Ảnh: AmNY.
Mì trường thọ: Mì được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm, không chỉ vào dịp năm mới. Bởi hình dạng dài nên món ăn này tượng trưng cho sự trường thọ. Trong các bữa tiệc trang trọng, mì được sử dụng thay thế cơm, thường được phục vụ trước khi tráng miệng. Vào dịp năm mới, chủ nhà sẽ nấu mì để đãi các thành viên trong gia đình và bạn bè. Ảnh: Nicolesy.
Lạp sườn: Lạp sườn là một trong những món ăn phổ biến và được yêu thích nhất ở Singapore, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Nó có thể là nguyên liệu trong nấu nướng, hoặc được phục vụ như một món ăn chính trên bàn tiệc. Tại các khu chợ sầm uất, vào những ngày cận kề năm mới, lạp sườn thường được bày bán rất nhiều ở Singapore. Ảnh: Sohu.
Thạch trái cây: Có nguồn gốc từ Đài Loan và được lấy cảm hứng từ Konnyaku, hoặc thạch Nhật Bản, thạch trái cây là món ăn mới mẻ, được bán phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán tại Singapore. Món ăn nhẹ này có sẵn các hương vị, nhân ngọt nên rất phổ biến với trẻ em. Đối với người lớn, những chiếc kẹo thạch đầy màu sắc thường chứa đầy những điều tốt lành và là đồ trang trí lý tưởng cho bàn tiếp khách. Ảnh: Best HD Wallpaper.
Thịt khô: Ở Singapore, thịt khô được coi là món ăn Tết nhất định phải có. Tại các cửa hàng bán món ăn này, người mua sắm lễ hội có thể xếp hàng hàng giờ chỉ để mua một hộp. Ban đầu, món ăn chỉ là những lát thịt lợn nướng vuông, dần dần được làm phong phú hơn bằng thịt gà. Điều thú vị là món ăn vặt gây nghiện này được bán trong suốt cả năm và những món quà lưu niệm du lịch phổ biến của du khách. Ảnh: YouTube.
Cá sống: Có nguồn gốc từ Malaysia, món ăn công phu này bao gồm cá sống tươi thái lát, ăn kèm với nhiều gia vị và nước sốt. Đây là món ăn đầu tiên được phục vụ trong bữa tiệc đón năm mới cổ truyền ở Singapore. Thực khách sẽ trộn các nguyên liệu lại với nhau bằng đũa. Cả món ăn và hành động này đều tượng trưng cho khát vọng may mắn, tài lộc, thịnh vượng, thăng tiến trong công việc, thành tích học tập. Ảnh: Nuyou.
Theo Zing
Tết miền Trung: không thể thiếu những món bánh ngọt truyền thống cầu kì và tinh tế Tết miền Trung là dịp đặc biệt hội tụ vô số các loại bánh ngọt khác nhau, có cả những loại cầu kì từng được tiến vua. Người miền Trung nói chung và người Huế nói riêng có quan niệm, ngày đầu tiên của năm mới thì nên đón chào những thứ thanh tao ngọt ngào. Trong thực tế, mâm cỗ giao thừa...