Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi
Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn ( Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn “3 cứng” cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.
Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Lộc. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn đã bàn giao cho đồng bào đưa vào sử dụng 264 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn và hư hại nặng, bàn giao, đưa vào sử dụng 150 ngôi nhà tái định cư đối với những hộ sống tại khu vực nguy cơ sạt lở núi và lũ quét vào ở trong các khu tái định cư tập trung và tái định cư xen ghép tại chỗ.
Đồng thời hỗ trợ di dời và cấp đất tái định cư an toàn cho hơn 200 hộ theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ sắp xếp lại chỗ ở, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam giai đoạn 2021-2024.
Đặc biệt, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn bàn giao và đưa vào sử dụng 270 ngôi nhà cho đồng bào, tập trung ở các xã vùng cao như, Phước Thành, Phước Kim, Phước Lộc là những nơi thường xuyên xảy ra sạt lở núi từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia.
Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Video đang HOT
Theo đó, 500 ngôi nhà nói trên tiếp tục được xây dựng theo kết cấu “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng), phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương. Mỗi ngôi nhà làm mới trong diện này được hỗ trợ 60 triệu đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 46 triệu đồng, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ thêm 14 triệu đồng, cộng với ngày công lao động được cộng đồng hỗ trợ.
Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, tuy có nhiều cố gắng trong việc xóa nhà ở tạm cho đồng bào, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, song hiện toàn huyện vẫn còn hơn 1.700 ngôi nhà của đồng bào các dân tộc cần được hỗ trợ làm mới, sửa chữa lớn và tái định cư.
Cùng với nỗ lực cải thiện về nhà ở, huyện Phước Sơn còn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình khác nhau để hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ lương thực để bà con khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất, trồng cây dược liệu, giảm dần diện tích trồng keo, phát triển chăn nuôi, giúp đồng bào xây dựng sinh kế bền vững. Nhờ vậy, tình trạng thiếu lương thực trong giai đoạn giáp hạt cơ bản được khắc phục.
Theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, với nguồn vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, bố trí đất sản xuất, xây dựng các khu tái định cư cho đồng bào và đã lần lượt đưa vào sử dụng. Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia.
“Khó nhất của địa phương hiện nay là bố trí đất sản xuất cho đồng bào, vì địa hình của các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện hầu hết là rừng núi, có độ dốc cao, khó đáp ứng được cùng lúc hai mục tiêu là bố trí đất tái định cư ổn định lâu dài và bố trí đất sản xuất cho đồng bào. Những vấn đề này đang được địa phương và các ngành chức năng của tỉnh tập trung tháo gỡ nhằm ổn định chỗ ở lâu dài và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào”, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Lê Quang Trung cho biết thêm.
Đoàn Hữu Trung (TTXVN)
Cảnh báo sớm người dân vùng hạ du để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành công điện số 02/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó thiên tai, gửi hỏa tốc tới các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn và UBND các huyện, thành phố chủ động kiểm tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy trình, cảnh báo sớm người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố. Đặc biệt đối với hồ thủy lợi xung yếu, yêu cầu bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý tình huống, không để xảy ra lũ nhân tạo, lũ quét do ảnh hưởng của hồ đập.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, chủ động chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có tình huống theo đề nghị của địa phương.
Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên trục giao thông chính.
Các Sở Công Thương, Điện lực chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hồ đập thủy điện, hệ thống cung cấp, truyền tải điện.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát và xử lý nghiêm việc khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng.
Là Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy về Phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao...
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố không được lơ là, chủ quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh nhất hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, sớm ổn định lại đời sống cho người dân. Cùng với đó, chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai theo Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 9/8/2023 về tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, sạt lở bờ sông và lũ quét và văn bản số 2256/UBND-NNTNMT ngày 9/4/2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Các địa phương, đơn vị chủ động phương tiện, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, tổ chức thăm hỏi gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, trong đó tiếp tục tổ chức rà soát, di dời, sơ tán ngay người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu.
Ngành chức năng, các địa phương bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra 3 đợt rét kéo dài, kèm mưa nhỏ, mưa phùn và 8 đợt mưa vừa đến mưa to kèm dông lốc, gió giật mạnh, gây ra lũ, lụt, sạt lở đất, tốc mái nhà... Thiên tai đã làm 3 người thiệt mạng; hơn 2.100 ngôi nhà bị thiệt hại do sạt lở đất, đá, tốc mái; 590 ha lúa, ngô, hoa màu và cây lâm nghiệp bị ảnh hưởng; hàng trăm con gia súc, gia cầm bị chết. Nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng. Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại về tài sản và hoa màu lên đến hàng chục tỷ đồng...
Hỗ trợ gia đình nạn nhân tử vong do mưa lũ tại Hà Giang Ngày 11/6, đoàn công tác của tỉnh Hà Giang do ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ người thân gia đình hai bố con anh Lý Chàn Họ, sinh năm 1997 và con là Lý Hưng Thịnh, sinh năm 2021 (trú tại thôn Tân...