Nỗ lực nối lại đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc
Ngày 19-11, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết vấn đề Biển Đông được thảo luận như thế nào tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15 (EAS 15), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: TTXVN
“Tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và EAS 15, đại diện nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và khẳng định sự cần thiết duy trì hòa bình bền vững, ổn định lâu dài trên vùng biển quan trọng của khu vực này. Để đạt được mục tiêu đó cần đề cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt tránh các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa. Các nước cũng cho rằng cần đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), khung khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực nối lại đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các nội dung trên đây đã được phản ánh đầy đủ trong Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và Hội nghị Cấp cao EAS 15″.
Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận ở phía Tây đảo Lôi Châu từ ngày 17 đến 30-11 và cấm đi lại tại khu vực trong thời gian này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Các hoạt động quân sự trên biển được Trung Quốc thông báo hàng hải từ ngày 17 đến 30-11 mà Bộ Ngoại giao được thông tin nằm trong vùng biển của Trung Quốc, không liên quan đến các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ đã phân định rõ phạm vi và chế độ pháp lý với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như của Trung Quốc với vùng biển của mỗi nước trong khu vực, phù hợp với UNCLOS 1982. Theo đó, 2 nước có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các quy định của hiệp định trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ có liên quan, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và thượng tôn pháp luật trong khu vực”.
Liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: “Việt Nam tôn trọng quyết định của người dân Mỹ. Dù ai thắng cử, Mỹ luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”.
Video đang HOT
* Ngày 19-11, tại Hà Nội, Bộ Công thương chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (AMEM 38) với chủ đề hợp tác năng lượng năm 2020 “Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững trong khu vực ASEAN”. Đây là lần đầu tiên AMEM thường niên được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các bộ trưởng, trưởng đoàn năng lượng của 10 nước thành viên, Trung tâm Năng lượng ASEAN…
Với vai trò nước chủ nhà và chủ tịch của AMEM 38 và các hội nghị liên quan, Việt Nam đã tích cực làm việc và phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN để hội nghị thành công tốt đẹp. Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra các sự kiện chính bao gồm: AMEM 38, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN 3 lần thứ 17, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước Đông Á lần thứ 14, Hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Năng lượng các nước Đông Á và các tổ chức năng lượng quốc tế, Diễn đàn Doanh nghiệp Năng lượng ASEAN 2020.
APEC chia sẻ tinh thần đoàn kết và trách nhiệm
Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 chính thức diễn ra ngày 20/11 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo 20 nền kinh tế thành viên trong khu vực.
Đây là hoạt động quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 27 do Malaysia chủ trì. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới, quốc gia Đông Nam Á này đang làm nên lịch sử bằng cách thay đổi cách thức hoạt động thông thường của APEC và thực hiện phần lớn các hội nghị APEC hoàn toàn theo hình thức trực tuyến.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì buổi họp báo để thông tin về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan chiều 15/11/2020. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Diễn đàn APEC được thành lập năm 1989, gồm 21 nền kinh tế thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có chung mục đích tạo ra sự thịnh vượng lớn hơn cho người dân trong khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, toàn diện, bền vững, đổi mới và an toàn, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC - đến nay với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng GDP toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, đã khẳng định được vị thế và vai trò đầu tàu của khu vực. Đặc biệt, trong tiến trình tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, APEC cũng đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực sâu rộng, toàn diện theo tinh thần của mục tiêu hướng tới tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2020.
Tuần lễ cấp cao APEC 27 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, đặt ra nhiều thách thức đối với hợp tác đa phương nói chung và APEC nói riêng. Kinh tế thế giới đang suy thoái và mặc dù có dấu hiệu phục hồi song chưa thể quay lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng. Các nước cũng phải cùng lúc đối phó với khủng hoảng "kép" về kinh tế, an sinh-xã hội, môi trường... do những tác động sâu rộng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Năm 2020 cũng là dấu mốc quan trọng của hợp tác APEC, kết thúc 25 năm triển khai các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. Đây cũng là thời điểm rà soát kết quả triển khai nhiều chương trình hợp tác dài hạn và nhất là xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020 với những định hướng hợp tác chiến lược dài hạn trong hai thập niên tới.
Trong lần thứ hai đăng cai Hội nghị cấp cao APEC, nước chủ nhà Malaysia đã chọn chủ đề cho năm 2020 là "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung", tập trung vào 3 ưu tiên gồm: Xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020; Cải thiện thương mại và đầu tư; Bao trùm, Kinh tế số và Bền vững sáng tạo, trong đó các sáng kiến thúc đẩy chương trình nghị sự về kinh tế và công nghệ số là nội dung được các thành viên đặc biệt quan tâm.
Theo thông lệ, trong Tuần lễ cấp cao APEC, từ 11 đến 20/11 đã diễn ra rất nhiều hoạt động như Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 31; Hội nghị tổng kết các quan chức cấp cao APEC; Đối thoại của lãnh đạo các doanh nghiệp APEC và Hội nghị Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế APEC khẳng định quyết tâm của 21 thành viên APEC tiếp tục chung tay xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương tự cường, thịnh vượng và duy trì vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực trong những thập niên tới. Tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của "môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự báo được, nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế trong thời điểm đầy thách thức".
Các bộ trưởng nhất trí cho rằng APEC cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, trong đó có mục tiêu hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ và ủng hộ nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Từ nhiều năm qua, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC cho rằng FTAAP có thể được hiện thực hóa qua những bước đi trung gian như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Chính vì vậy, nhiều thành viên đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Hiệp định RCEP vừa được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan do Việt Nam chủ trì, góp phần thúc đẩy thương mại tự do và mở dựa trên luật lệ cũng như tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, RCEP có thể làm thu nhập thực của thế giới tăng thêm khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (tương đương 0,2% GDP toàn cầu) vào năm 2030. Theo đó, RCEP có giá trị như một khoản đầu tư 7,2 nghìn tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận 4% mỗi năm. RCEP có thể giúp thương mại toàn cầu tăng thêm khoảng 1,9%.
Tới thời điểm này, có 11 nền kinh tế tham gia CPTPP và 12 nước tham gia RCEP là thành viên APEC. Vì vậy, việc ký kết RCEP không chỉ góp phần tạo cơ hội phục hồi sau đại dịch cho các nền kinh tế thành viên APEC, mà cùng với CPTPP giúp "tạo lực đẩy mới" cho hội nhập kinh tế quốc tế, khởi đầu từ chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong năm nay, Việt Nam tham gia và đóng góp trong các hoạt động đa phương nói chung và APEC nói riêng với vị thế ngày càng gia tăng nhờ đảm nhận thành công các trọng trách đa phương quan trọng, như vai trò Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đặc biệt, nhờ các biện pháp khẩn trương, quyết liệt và hiệu quả trong ứng phó với COVID-19, Việt Nam đã sớm kiểm soát tốt dịch bệnh và phục hồi kinh tế.
Việt Nam cũng chuyển sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện với việc thực thi nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, là một trong những nước đầu tiên trong khu vực đồng thời triển khai CPTPP, ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA) và đóng góp tích cực hướng tới đàm phán và ký kết RCEP; tiếp tục phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác APEC, nhất là triển khai các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017 - khi Việt Nam là nước chủ nhà, như xây dựng Tầm nhìn APEC 2020, phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực và kinh tế số.
Năm 2020, Việt Nam đã tích cực tham gia, đóng góp tại gần 100 cuộc họp, hội nghị của APEC được tổ chức (cả hình thức trực tiếp và trực tuyến), nhất là tham dự 9 hội nghị, đối thoại cấp bộ trưởng. Việt Nam đồng thời chủ động, tích cực tham gia và đóng góp xây dựng nhiều văn bản định hướng hợp tác quan trọng của APEC như: Tầm nhìn APEC sau 2020, Tầm nhìn năng lượng APEC sau 2020...
Tại các hội nghị APEC lần này, Việt Nam cũng đưa ra nhiều đề xuất quan trọng nhằm phối hợp kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế, tăng cường kết nối, bảo đảm tính bền vững của các chuỗi cung ứng, cải cách cơ cấu, kinh tế số nhằm phục hồi kinh tế và nâng cao tính tự cường trước những khủng hoảng và "cú sốc" trong tương lai. Trong bối cảnh hợp tác APEC bị ảnh hưởng và gián đoạn do dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đang tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Malaysia và các thành viên bảo đảm giữ đà hợp tác APEC, thúc đẩy để các hội nghị APEC ra được Tuyên bố chung, khẳng định tinh thần hợp tác APEC.
Như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định, đại dịch COVID - 19 càng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, bởi vậy hơn bao giờ hết, các thành viên APEC cần đề cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, cùng chung tay đóng góp để châu Á - Thái Bình Dương sớm vượt qua các thách thức hiện nay và tiếp tục dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Đây cũng chính là kinh nghiệm mà Việt Nam chia sẻ khi đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, bởi chính tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" đã giúp ASEAN vững vàng vượt lên những thách thức trong năm 2020 và tiếp tục tiến lên phía trước. Trong bối cảnh hiện nay, chính đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm sẽ giúp APEC tiếp tục khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác kinh tế khu vực hàng đầu, là động lực quan trọng xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, kết nối, tự cường và sáng tạo.
Thế giới tuần qua: ASEAN thông qua nhiều sáng kiến quan trọng; nước Mỹ vẫn bế tắc sau bầu cử Hội nghị cấp cao Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan thành công tốt đẹp cùng với những diễn biến rằng co sau bầu cử Tổng thống Mỹ là hai sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 dự Hội nghị Cấp cao Đông Á...