Nỗ lực giành lại tính mạng cho bệnh nhân chỉ còn 10% cơ hội sống
Từ Mỹ về Việt Nam 2 ngày, người đàn ông lên cơn nhồi máu cơ tim tối cấp, 3 lần ngưng tim ngưng thở, 90% không còn khả năng sống.
Sáng 12/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) nhận được báo động đỏ từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Nam bệnh nhân 54 tuổi, tiền sử đái tháo đường, đang đi tập thể dục buổi sáng thì đột ngột đau ngực trái dữ dội kèm khó thở, vã mồ hôi.
10 phút sau khi vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, người đàn ông bất ngờ ngưng tim ngưng thở. Sau 30 phút tích cực hồi sức tim phổi, sốc điện trên 10 lần, bệnh nhân bắt đầu hồi phục tuần hoàn. May mắn bệnh nhân đã được đo điện tim trước khi ngưng tim ngưng thở. Kết quả hội chẩn điện tim giữa hai bệnh viện xác định đây là trường hợp nhồi máu cơ tim tối cấp, cần nhanh chóng can thiệp tái thông mạch vành. Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức không đủ máy móc, chuyên môn để thực hiện can thiệp.
Vấn đề đặt ra là làm sao chuyển bệnh nhân an toàn, kịp thời đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Trong lúc bệnh nhân được hồi sức cho tim đập trở lại, bệnh viện Thủ Đức chuẩn bị kíp hai bác sĩ hai điều dưỡng cùng máy móc để chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Gia Định và sẵn sàng hồi sức cho bệnh nhân nếu xảy ra tình huống xấu trong quá trình chuyển bệnh.
Vượt qua 13 km một cách an toàn, bệnh nhân được kíp cấp cứu đưa về đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Vừa vào phòng cấp cứu, 8h29 bệnh nhân ngưng tim lần hai. Song song với việc hồi sức cho có tim trở lại, trong vòng hơn nửa tiếng đồng hồ, kíp can thiệp mạch vành cũng khẩn cấp chuẩn bị đưa bệnh nhân vào can thiệp đặt stent tái thông mạch vành, lúc đó là 9h47.
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Anh, Trưởng Khoa Tim mạch Can thiệp cho biết trong can thiệp mạch vành cấp cứu, mốc rất quan trọng được gọi là “thời gian cửa – bóng”, tức thời gian bệnh nhân đến cửa bệnh viện tới khi bóng được nâng lên tái thông dòng máu thì phải dưới 90 phút. Đây là tiêu chuẩn chung của các phòng can thiệp trên thế giới, dưới 90 phút khả năng cứu sống bệnh nhân mới cao.
“Trường hợp này bệnh nhân được thực hiện trong vòng 77 phút. Bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, là động mạch nuôi khoảng 60% khối lượng cơ tim”, bác sĩ Đỗ Anh chia sẻ. Sau khi đặt stent, bệnh nhân vẫn còn sốc tim nên các bác sĩ quyết định đặt thêm bóng đối xung động mạch chủ, hỗ trợ sức co bóp cho tim.
Đặt xong bóng đối xung, đến 10h, bệnh nhân tiếp tục ngưng tim lần thứ 3 ngay trên bàn can thiệp. Các bác sĩ kiên trì hồi sức thêm nửa giờ nữa giúp bệnh nhân hồi phục tuần hoàn. “Tại bệnh viện ở Thủ Đức, bệnh nhân được sử dụng 28 ống adrenaline, tại Gia Định bác sĩ sử dụng thêm 40 ống nữa”, bác sĩ Đỗ Anh nói.
Bệnh nhân được điều trị trong phòng hồi sức. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Não bệnh nhân đã bị ngưng quá lâu. Các bác sĩ hội chẩn và quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, gọi là “gấu ngủ đông”. Kỹ thuật này giúp đông lạnh các tế bào trong cơ thể, giảm được sự chuyển hóa. Từ đó sẽ giúp cứu được tế bào não, giúp người bệnh giảm nguy cơ sống đời thực vật. Bệnh nhân được hạ thân nhiệt từ 37 độ C xuống còn 33 độ C trong vòng 24 giờ liên tục. Gia Định là một trong những bệnh viện đầu tiên Việt Nam triển khai kỹ thuật này, chỉ mới triển khai được hơn 4 tháng.
Video đang HOT
Hai ngày sau, bệnh nhân được làm ấm cơ thể để trở về nhiệt độ bình thường, sau đó ngưng thuốc vận mạch, bóng đối xung, các phương tiện hỗ trợ cơ tim. Khoảng 2 giờ sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, chụp phim phổi thấy tiến triển xấu. Đây là hội chứng sau ngưng tim ngưng thở kéo dài. Chiều cùng ngày bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan.
Bác sĩ Bùi Xuân Phúc, Phó khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết sau thời gian ngưng tim, máu tới hệ cơ quan bị suy giảm nên thường xảy ra tình trạng suy nhược. Bệnh nhân này suy hô hấp và suy thận, được cho thở máy và tiến hành lọc máu liên tục những ngày qua. Hiện bệnh nhân sức khỏe diễn tiến tốt, thông số chức năng thận trong giới hạn bình thường, đang tiến tới cai máy thở, ngưng lọc thận. Tuy nhiên tình trạng vẫn còn nặng nên bệnh nhân vẫn đang tích cực được theo dõi trong phòng hồi sức.
Một tuần nỗ lực giành giật sự sống cho bệnh nhân, tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định ví von đây là trường hợp “còn giọt nước cuối cùng cũng cố tát”. Bệnh nhân từ cửa tử trở về sau ba lần ngưng tim ngưng thở, tưởng chừng đã tắt hẳn hy vọng. “Đây là niềm hạnh phúc vượt ngoài mong đợi của tập thể y bác sĩ bệnh viện”, bác sĩ giám đốc viện chia sẻ.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Tiêu chảy - căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ đã cướp đi sinh mạng của cậu bé 4 tháng tuổi chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ
Bắt đầu từ những dấu hiệu tiêu chảy, khó chịu nhưng tình trạng của cậu bé 4 tháng tuổi ngày càng tồi tệ hơn và chỉ sau vài giờ, bé đã ngừng thở.
Bé trai 4 tháng tuổi ngừng thở chỉ trong vài giờ vì bệnh tiêu chảy
Theo chia sẻ trên trang facebook cá nhân của Kriz Angelic Mi - một bà mẹ người Philipines, khi vợ chồng cô đang ở trên tàu từ Cebu đến Manila vào tối thứ 7 ngày 26/5 vừa qua, cậu con trai 4 tháng tuổi - Angelo bắt đầu bị tiêu chảy nặng, và cuối cùng cậu bé đã tử vong vì mất nước, mặc dù có các nhân viên y tế trên tàu.
Trước đó người mẹ đã chia sẻ những cảm xúc vui vẻ của em bé khi họ bắt đầu lên tàu. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, cô đã nhận thấy có điều gì đó không ổn: "Em bé đã nôn mửa sau khi bú và bị tiêu chảy. Chúng tôi đã đến phòng y tế trên tàu để kiểm tra. Tuy nhiên chúng tôi thật sự thất vọng khi bác sĩ nói với chúng tôi rằng họ không phải là bác sĩ nhi khoa và không có kiến thức về nhi khoa", Kriz kể lại.
Kriz đã nhờ bác sĩ cho cậu bé uống thuốc tiêu chảy, nhưng bác sĩ lại yêu cầu họ phải đợi cho đến khi tàu cập cảng, trong khi đó còn nhiều giờ nữa tàu mới đến bến. Họ quay trở lại phòng trên tàu, nhưng tình trạng tiêu chảy của em bé vẫn không dừng lại. Người mẹ cố gắng cho em bé đi ngủ với hy vọng khi bé tỉnh dậy sẽ tốt hơn. Nhưng dù có làm gì đi nữa cô vẫn không thể giữ được bình tĩnh. Vì vậy, chồng cô quyết định mang em bé ra ngoài với hy vọng làm dịu cơn đau. Nhưng rồi em bé lại bắt đầu nôn mửa và tiêu chảy.
Tình trạng của em bé dần trở nên tồi tệ hơn, nhưng vẫn không hề nhận được sự trợ giúp nào từ phía các bác sĩ, cho đến khi hơi thở của cậu bé dần suy yếu. Chồng Kriz đã vô cùng lo lắng và đưa con đến phòng y tế, tuy nhiên các bác sĩ vẫn không làm gì. Kriz cho biết, trong khi cậu bé cần được chăm sóc thì các bác sĩ thậm chí còn không đo nhiệt độ cho cậu.
Hình ảnh gia đình của Kriz Angelic Mi.
Vào khoảng 9 giờ sáng chủ nhật, hai giờ sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, tình trạng của Angelo thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn: "Đôi mắt của con bắt đầu nhắm nghiền, vì vậy chồng tôi tiếp tục chạy đi và tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ mặc dù chúng tôi biết rằng sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào".
Tình trạng của bé Angelo càng trở nên xấu khi khiến mọi người đều sốc. Em bé đã dần trở nên nhợt nhạt bất chấp những nỗ lực giúp đỡ từ các nhân viên spa trên tàu và cha mẹ. Vào khoảng 4 giờ chiều hôm đó, tình trạng của em bé dần trở nên tồi tệ hơn. Cậu bé bị mất nước nghiêm trọng. Kriz run sợ nhiều hơn và chồng cô bắt đầu khóc khi thấy mắt con tối dần, cơ thể thì ngày càng nhợt nhạt, hơi thở trở nên yếu dần. Đến lúc này, mọi sự can thiệp đều đã quá muộn.
Angelo đã không vượt qua được căn bệnh tiêu chảy và ra đi chỉ trong vòng vài giờ.
Kriz chia sẻ những dòng cuối cùng trên bài đăng của mình: "Sự thật đau đớn là đến 6 giờ chiều, con của chúng tôi đã không còn thở nữa, nó đã ra đi. Tôi thật sự muốn đòi lại công lý cho cái chết của nó. Còn gì đau đớn hơn khi con bạn không còn sống nữa. Điều đó thật sự rất khó để chấp nhận". Nếu như em bé được trợ giúp ở trên tàu, gia đình họ đã có thể đến Manila để sinh sống. Nhiều người vô cùng xót thương cho cặp vợ chồng Kriz và hy vọng họ có thể tìm thấy bình yên và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Vụ việc thương tâm của cậu bé Angelo đã cho chúng ta đã thấy bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là vô cùng nguy hiểm và không nên bị bỏ qua bất cứ dấu hiệu sớm nào, bởi trẻ sơ sinh không thể chịu được tình trạng mất nước như ở người trưởng thành.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Một số triệu chứng của bệnh tiêu chảy thường gặp:
- Sốt.
- Bé đi phân lỏng và đi liên tục.
- Khó chịu và đau bụng.
- Ăn không ngon.
- Mất nước, kiệt sức.
- Sụt cân...
Phụ thuộc vào lượng nước mà bé bị mất mà bác sĩ sẽ tư vấn cho các bậc phụ huynh về cách bù nước cho bé bằng những thực phẩm lỏng, cho bú mẹ hay uống sữa ngoài.
Khi em bé có một số biểu hiện như: bị tiêu chảy nặng, nôn liên tục và không chịu uống nước, đau bụng, quấy khóc,đi tiểu ít hơn bình thường, không ngủ được và phân có vệt máu hoặc chất nhầy,... hãy đưa bé ngay đến các bác sĩ để được giúp đỡ ngay lập tức.
Nguồn: Parent, St Louis Children's Hospital
Theo Helino
Người đàn ông bị nhân tình cuồng ghen cắt đứt 'cậu nhỏ' Bộ phận sinh dục của bệnh nhân 57 tuổi bị cắt đứt sát gốc, được bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định mổ nối kịp thời. Ảnh minh họa Bác sĩ Lê Việt Hùng, Trưởng Khoa Ngoại Thận Tiết niệu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết bệnh nhân vào viện cấp cứu đêm 15/5 với vết thương vùng bộ phận...