Nỗ lực đảm bảo bình yên cho Ngày hội hái lê lớn nhất Lai Châu
Ngày 22/6 tới đây, Ngày hội hái lê lớn nhất tỉnh Lai Châu năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường.
Ngay từ những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, Tam Đường đã đón một lượng du khách lớn, vượt những cung đường núi thơ mộng, đi từ Sa Pa (Lào Cai) sang tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch như: Cầu kính Rồng mây, bản du lịch Cộng đồng Sì Thâu Chải…Và đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm hình thức du lịch mới, hái lê, thưởng thức trái tại vườn và mua lê về làm quà tặng từ những vườn lê trĩu quả ở xã Giang Ma.
Du lịch trải nghiệm gắn với phát triển cây mũi nhọn tại bản
Tam Đường là huyện giáp ranh với thị xã Sa Pa của tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại thuận lợi. Xuất phát từ Hà Nội vào sáng sớm một ngày đầu tháng 6, đến quá trưa chúng tôi đã có mặt tại thị trấn Tam Đường. Thời tiết xứ núi mùa này mát mẻ, phù hợp cho khách thập phương chọn Lai Châu nói chung, Tam Đường nói riêng là nơi nghỉ dưỡng, du lịch dịp Hè.
Chúng tôi chọn khách sạn Putaleng làm nơi nghỉ ngơi bởi địa thế của khách sạn ngay trung tâm thị trấn, thuận lợi giao thông đi lại, gần các hàng quán bán các món ăn đặc sản dân tộc vùng Tây Bắc. Sáng hôm sau, vượt quãng đường khoảng 10km, chúng tôi hoà vào dòng du khách đến với bản Giang Ma, xã Giang Ma. Dọc đường, những vườn hồng trên sườn đồi đua sắc, những cây đào sát ven đường trĩu quả đỏ chín mọng đã trở thành điểm check in của cả nhóm, trước khi đến tham quan vườn lê.
“Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần thứ nhất, năm 2024″ sẽ được tổ chức tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vào ngày 22/6/2024.
Đi xe máy vòng từ ngoài đường quốc lộ vào chừng hơn 100m, nhóm du khách đến thăm nhà anh Giàng A Cháng. Ngôi nhà gỗ giữ nguyên nét đẹp bản địa dân tộc Mông nằm nép mình giữa đồi rộng mênh mông. Mang theo những chiếc lu cở, giỏ nhựa, khách tham quan bắt đầu tiến sâu vào trong vườn lê, vườn đào trĩu quả đang vào mùa thu hoạch. Anh Giàng A Cháng cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, lê sai quả, mỗi năm thu hoạch từ bán lê được khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, người dân phải tự tìm đầu ra, chủ yếu là bán lẻ tại chợ huyện hoặc tỉnh, hay bán cho những người buôn lê đến tận vườn thu mua, nên giá bán không được cao.
Video đang HOT
“Nhiều năm qua, gia đình tôi và rất nhiều bà con trồng lê – chủ yếu là người dân tộc người Mông, người Dao, ở bản vui lắm khi được chính quyền tỉnh Lai Châu, chính quyền huyện Tam Đường, xã Giang Ma tổ chức Ngày hội hái lê. Với sự hỗ trợ của chính quyền và cơ quan, đơn vị chức năng, chúng tôi đã trồng nhiều giống lê mới. Tháng 6 này, bà con dân bản mong đón nhiều khách đến du lịch, tham quan, tìm hiểu nét đẹp văn hoá truyền thống bản địa và mua nhiều nông thổ sản được người dân bán trong dịp lễ hội. Qua đó, mong muốn những nhà đầu tư đến thu mua sản phẩm để dân bản tiếp tục duy trì trồng các loại cây truyền thống như đào, lê, mận…mà không còn phải lo đi bán mỗi mùa thu hoạch quả nữa…” – anh Giàng A Cháng chia sẻ.
Anh Giàng A Cháng và cháu Giàng Thị Lăng, bản Giang Ma, xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đang hái lê phục vụ du khách đến mua lê tại vườn.
Còn tại vườn lê của nhà cháu Giàng Thị Lăng, do đang là mùa cấy, từ sáng sớm bố, mẹ cháu đã lên nương cày ải, dẫn nước, chuẩn bị cho mùa vụ mới nên giao cho cháu ở nhà đón khách đi tham quan vườn lê. Cháu Lăng cho biết, vườn lê hàng trăm gốc được nhà cháu trồng rất nhiều năm, có loại lê vỏ xanh vàng và vỏ nâu, vị ngọt, thanh, mọng nước. Những năm trước thì gia đình toàn mang đi bán lẻ. Gần đây, được chính quyền và bà con trong bản hướng dẫn cách làm du lịch gắn với bán quả tại vườn, nhà cháu bắt đầu mở cửa đón khách. Khách tham quan được hái lê ăn tại vườn và tự tay hái quả cho vào giỏ, mua về với mức giá từ 25.000- 40.000 đồng/1kg tuỳ quả to hay nhỏ.
Dù là ngày cuối tuần nhưng ông Ma A Tủa, Phó Chủ tịch UBND xã Giang Ma cùng các công chức xã vẫn có mặt tại trụ sở , đi xuống bản, đến nhà dân, tất bật chuẩn bị các công việc được phân công. Ông Ma A Tủa thông tin, từ chỉ đạo của tỉnh, của huyện, ngày 16/5/2024, UBND xã Giang Ma đã có văn bản chỉ đạo về việc thành lập Ban tổ chức (BTC) “Ngày hội hái Lê xã Giang Ma lần thứ nhất, năm 2024″.
Ngày hội hái lê với chủ đề ” Vị ngọt trái lê Giang Ma” được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm quả lê xã Giang Ma, tôn vinh những người trồng lê; tạo cơ hội cho những người trồng lê được giao lưu học hỏi kinh nghiệm; đồng thời, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, tạo cơ hội hợp tác để sản xuất, kinh doanh sản phẩm; góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho nông dân trồng lê trên địa bàn. Đây cũng là dịp kết hợp phát triển, sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, trải nghiệm; từng bước làm thay đổi tư duy, cách làm của các hộ trồng lê, xây dựng sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến với địa phương…Ngày hội cũng là dịp để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quả lê với công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch…
Đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động lễ, hội
Ngày hội hái lê sẽ diễn ra tại Sân vận động xã Giang Ma, huyện Tam Đường vào ngày 22/6/2024. Tuy nhiên, từ nhiều ngày qua, công tác đảm bảo ANTT cho Ngày hội đã được Công an tỉnh Lai Châu quan tâm, chỉ đạo Công an huyện Tam Đuờng xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo ANTT thời gian trước, trong và sau lễ hội. Khi chúng tôi đến xã cũng là lúc gặp đoàn công tác của Công an huyện Tam Đường xuống xã kiểm tra công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn.
Lực lượng cơ sở đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch gắn với quảng bá lê tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Đại uý Mua A Di, Phó trưởng Công an xã Giang Ma cùng đoàn công tác trực tiếp đến các nhà dân, đến từng vườn lê được chọn làm điểm tham quan…để nắm tình hình, triển khai công việc đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Đại uý Mua A Di cho biết ” Hiện nay, Công an xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, các thành viên tham gia tổ chức Ngày hội, tổ chức tuyên truyền lưu động về công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. Chúng tôi cũng quán triệt cho lực lượng Công an xã, Công an viên các bản nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện kế hoạch đảm bảo ANTT, kiểm soát địa bàn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan trước, trong Ngày hội; đồng thời, tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo ANTT không để đột xuất, bất ngờ xảy ra…”.
Đoàn công tác UBND xã, Công an xã Giang Ma, Tam Đường kiểm tra công tác chuẩn bị cho Ngày hội hái lê tại vườn lê xã Giang Ma.
Hiện, BTC đã lựa chọn tham quan tại vườn lê tại các bản Giang Ma, Xin Chải và Sử Thàng. Ngày hội hứa hẹn hấp dẫn du khách với các phần thi: Thi thu hoạch lê nhanh, đẹp, đúng kỹ thuật; thi giới thiệu và trưng bày mâm quả; thi gọt lê nghệ thuật…Du khách sẽ được thăm quan gian trưng sản phẩm, gồm: gian trưng bày quả Lê và các loại rau, củ, quả, dược liệu…theo mùa của xã Giang Ma; gian trình diễn di sản văn hóa dân tộc Mông ; gian bán, trưng bày, giới thiệu đồ lưu niệm, trang phục, nhạc cụ, nông cụ sản xuất của dân tộc Mông, dân tộc Dao; gian quảng bá, giới thiệu xúc tiến các hoạt động du lịch của huyện, xã; gian trưng bày sản phẩm lê và rau, củ, quả… của xã Nùng Nàng và các xã lân cận…
Trong khuôn khổ ngày hội, BTC sẽ tổ chức các hoạt động, thi đấu các môn thể thao dân tộc như: Thi giã bánh giày; thi đấu môn kéo co; Giao lưu các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ ; Giao lưu trò chơi rồng ấp trứng, đi cầu thăng bằng, giao lưu văn nghệ, ném pao, đánh cầu lông gà…
Trao đổi với PV Báo CAND, Thượng tá Giàng A Tằng, Trưởng Công an huyện Tam Đường cho biết, lực lượng Công an huyện đã triển khai kế hoạch bảo an toàn tuyệt đối cho Ngày hội hái lê. Công an huyện đã chỉ đạo Công an xã Giang Ma và các đội nghiệp vụ liên quan triển khai công tác bảo vệ an toàn tài sản, trang thiết bị phục vụ tổ chức ngày hội không để mất mát, thất thoát ảnh hưởng đến ANTT. Đảm bảo an ninh, an toàn đối với các đoàn đại biểu, đoàn khách đến dự ngày hội, tham quan, trải nghiệm các vườn lê. Đặc biệt là, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, tuần tra đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường ra vào khu vực, địa điểm tổ chức ngày hội lê…góp phần giữ bình yên, an toàn cho lễ hội hái lê lớn nhất của địa phương.
Thi vị Tam Đường, Lai Châu
Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và là điểm đến lý tưởng của những du khách yêu thích du lịch mạo hiểm, khám phá bản sắc văn hóa của các tộc người, cũng như tận hưởng cuộc sống bình yên nơi miền sơn cước.
Du khách trải nghiệm khám phá tại Cầu kính rồng mây Lai Châu
Điểm đến đầy thi vị đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận đó chính là Đỉnh đèo Ô Quy Hồ (Cổng trời Ô Quy Hồ), thuộc xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) cách Sa Pa 15 km, cách thành phố Lai Châu khoảng gần 50km. Là một trong tứ đại đỉnh đèo của núi rừng Tây Bắc, Đèo Ô Quý Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Nằm ở độ cao trên 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo hiện ra mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng. Đặc biệt đứng ở đỉnh Đèo Ô Quý Hồ bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi rất rõ nét qua từng thời khắc trong ngày.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, hoặc đèo Mây, nhưng ít ai biết rõ xuất sứ cái tên "Ô Quý Hồ". Ô Quý Hồ chính là tiếng kêu da diết của một loài chim mỗi khi hoàng hôn rơi trên đỉnh núi và ẩn sau tiếng kêu ấy là một câu chuyện tình yêu không thành của đôi trai gái. Đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếu may mắn ta có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp đó là những bông tuyết và hiện tượng băng đá.
Nằm cách Đỉnh đèo Ô Quy Hồ khoảng 4km là Cầu kính rồng mây Lai Châu được mệnh danh là "Đường lên Thiên đỉnh", công trình đầu tiên có mặt tại Việt Nam với chiều cao 300m, thiết kế ba bề mặt kính trong suốt vươn ra vách núi 60m, lối đi rộng 5m nối buồng thang máy vào vách núi đá trên độ cao 2.200m so với mực nước biển và 548,5m so với độ cao khe núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Buồng thang máy lồng kính có sức chứa 30 người với tốc độ di chuyển không quá nhanh đưa khách xuyên qua các tầng mây, thỏa sức chiêm ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, tận hưởng cảm giác cưỡi mây đạp gió, thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đẹp như tiên cảnh. Cầu kính rồng mây Lai Châu là nơi thích hợp cho du khách trải nghiệm du lịch ngắm cảnh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm với những trò chơi hấp dẫn như trượt Zipling, nhảy dù, khinh khí cầu...
Cẩm nang cho du khách không thể bỏ qua chính là những trải nghiệm đầy thi vị khi ghé thăm những điểm du lịch nổi tiếng nơi đây với những câu chuyện tình hàng đêm kể như: Thác Tác Tình, Động Tiên Sơn, các Bản du lịch cộng đồng như Sì Thâu Chải, Bản Thẳm, Lao Chải... hoặc thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của người Dao, người Thái, người Lự... ngay trong nếp nhà truyền thống, hay cùng bà con trải nghiệm nghề xe lanh, dệt vải, nhuộm tràm, may trang phục, hoặc những bài hát, điệu múa làm mê hoặc lòng người...
Đặc biệt hơn nếu bạn may mắn và ưa thích du lịch mạo hiểm thì hãy trải nghiệm khám phá cùng các phi công trong nước và quốc tế tại các Giải dù lượn được tổ chức hàng năm ở điểm bay Sì Thâu Chải. Với khả năng kỹ thuật cao, các phi công sẽ đưa bạn bay dọc trên sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, thưởng ngoạn khung cảnh tự nhiên, ngắm đời sống dân sinh từ trên cao. Những trải nghiệm, khám phá đầy thi vị ấy sẽ làm bạn nhớ mãi không quên, mà đã đến rồi ắt sẽ có ngày trở lại.
5 điểm check-in không thể bỏ lỡ khi đến Tam Đường Tam Đường là địa phương sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú để phát triển du lịch với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 20 - 22 độ C cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với núi non hùng vĩ và nét đẹp trong văn hóa truyền thống của 12 dân...