Nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ khi tới 11 điểm dừng ở Trung Đông trong 5 ngày
Với 11 điểm dừng tại Trung Đông trong vòng 5 ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cố gắng cho thấy chính quyền Mỹ ủng hộ phản ứng quân sự của Israel và khuyến khích nước này bảo vệ dân thường ở Dải Gaza.
Từ đêm khuya cho đến sáng sớm
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP
Sau khi trao đổi cùng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đội ngũ của nhà lãnh đạo này trong gần 8 tiếng đồng hồ tại Tel Aviv, vào 3 giờ sáng 17/10 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Blinken thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến thăm Israel.
Trong cuộc gặp này, có thời điểm Ngoại trưởng Mỹ và Thủ tướng Israel cùng đội ngũ phải xuống hầm trú ẩn ở Bộ Quốc phòng Israel khi còi báo động vang lên và đợi cho đến khi hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) bắn hạ tên lửa.
Ngoại trưởng Blinken còn phải trải qua tình trạng thiếu ngủ ở Riyadh. Theo kênh CNBC (Mỹ), Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã khiến Ngoại trưởng Blinken phải chờ qua đêm cho cuộc gặp song phương vào cuối tuần qua.
Ngay cả với tư cách là ngoại trưởng, ông Blinken cũng không thể tránh khỏi một số vấn đề đau đầu khi di chuyển. Sau chuyến bay khởi hành vào ban đêm đến Israel, ông Blinken không thể thực hiện chuyến hành trình ngắn tiếp theo thẳng đến Amman (Jordan) vì phi hành đoàn cần nghỉ ngơi. Do đó Ngoại trưởng Blinken lên một máy bay chở hàng của Không quân Mỹ để thực hiện hành trình đến Jordan. Tuy nhiên, Jordan không chấp nhận phi cơ quân sự bay trực tiếp từ Israel, bởi vậy chiếc máy bay chở ông Blinken buộc phải đi đường vòng qua Cyprus và Ai Cập.
Ngoại trưởng Blinken đã di chuyển qua lại giữa bảy quốc gia trong 133 giờ qua. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken có lịch trình làm việc tại Israel, Jordan, Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập từ ngày 11-17/10.
Video đang HOT
Người sát cánh bên Tổng thống Biden
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc họp báo ở Tel Aviv, Israel ngày 12/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Cố vấn hàng đầu của Ngoại trưởng Blinken – ông Derek Chollet – cho biết người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao đổi với Tổng thống Biden hàng ngày để luôn phối hợp chặt chẽ.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Jeff Zients trong khi đó phân tích: “Hoạt động ngoại giao marathon có chủ ý của Ngoại trưởng Blinken trên toàn khu vực trong vài ngày qua chỉ là ví dụ mới nhất về giá trị to lớn mà ông mang lại cho Tổng thống Biden thay mặt cho người dân Mỹ”.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người đã nói chuyện khá lâu với Ngoại trưởng Blinken vào tối 15/10, nhận định: “Ông ấy đang nỗ lực hết sức để giữ liên lạc với thế giới Arab và cố gắng thuyết phục họ rằng đây là một thời điểm khác biệt đối với Israel”. Thượng nghị sĩ Graham bổ sung: “Ông ấy cũng đang cố gắng yêu cầu Israel làm tất cả những gì họ có thể để giảm thiểu thương vong”.
Ngày 18/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Israel. Ngoại trưởng Antony Blinken, đã di chuyển khắp Trung Đông, cũng đồng hành cùng Tổng thống Biden đến Tel Aviv.
Vụ tấn công bệnh viện Ahli Arab ở trung tâm thành phố Gaza tối 17/10, khiến khoảng 500 người thiệt mạng đã tác động không nhỏ đến chuyến thăm của Tổng thống Biden.
Jordan, Ai Cập và lãnh đạo Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đều đã quyết định không gặp Tổng thống Biden. Đó là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Tổng thống Biden cũng như Bộ trưởng Blinken. Theo đài NPR (Mỹ), tin tức xuất hiện khi ông Blinken đang ăn tối với Quốc vương Abdullah của Jordan. Và ông Blinken đã nhanh chóng quay lại khách sạn để làm việc trên điện thoại.
Tuần qua, ông Blinken đã đến Israel 2 lần và thăm sáu quốc gia Arab. Ông lắng nghe lo ngại từ khắp khu vực về số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng ở Dải Gaza. Những hình ảnh từ vụ nổ bệnh viện ở Gaza tối 17/10 đã làm dấy lên phản đối từ khắp khu vực và ảnh hưởng rất nhiều đến kỳ vọng của Tổng thống Biden.
WHO hối thúc tiếp cận khẩn cấp Dải Gaza để chuyển giao hàng cứu trợ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17/10 cho biết cần tiếp cận khẩn cấp Dải Gaza để chuyển hàng cứu trợ và thuốc men, trong bối cảnh cơ quan này cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài tại vùng lãnh thổ Palestine.
Người dân Palestine sơ tán tránh chiến sự ở Dải Gaza ngày 13/10/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tiến sĩ Richard Brennan, Giám đốc phụ trách tình hình khẩn cấp khu vực của Văn phòng khu vực Đông Địa Trung hải của WHO cho biết cơ quan này đang gặp các bên liên quan để mở đường tiếp cận Dải Gaza sớm nhất có thể.
Theo ông Brennan, hàng cứu trợ hiện ở phía Nam cửa khẩu Rafah và đang chờ để vào Dải Gaza.
Trong khi đó, Tiến sĩ Ricahrd Peeperkorn, đại diện WHO tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, cho biết 2.800 người đã thiệt mạng và 11.000 người bị thương ở Dải Gaza kể từ khí Israel bắt đầu không kích vùng lãnh thổ này sau khi xung đột với lực lượng Hamas bùng phát ngày 7/10. Khoảng một nửa trong đó là phụ nữ và trẻ em.
Các quan chức tại Gaza cho biết có 115 cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở y tế và phần lớn bệnh viện tại Dải Gaza không hoạt động, trong khi điện, nước và thuốc men khan hiếm.
WHO cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh bệnh và lo ngại về khoảng 350.000 người ở Dải Gaza mắc các bệnh mạn tính như tiểu đưởng đang vật lộn để tiếp cận chăm sóc y tế.
Hãng tin Reuters dẫn lời nhân chứng và nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết, ngày 17/10, các xe tải chở hàng cứu trợ đã đến cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Gaza. Đây là cửa khẩu duy nhất vào Dải Gaza không chịu sự kiểm soát của Israel.
Phía Ai Cập cho biết cừa khẩu Rafah không bị đóng chính thức nhưng không hoạt động được do các cuộc không kích của Israel nhằm vào phía Gaza.
Theo các nhân chứng, khoảng 160 xe tải đã rời al-Arish trên bán đảo Sinai của Ai Cập sáng ngày 17/10, nơi hàng trăm tấn hàng cứu trợ đang chở một thỏa thuận về chuyển hàng cứu trợ.
Các nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết sau 9 giờ đàm phán, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết ông đã thỏa thuận với Israel soạn thảo một kế hoạch sẽ giúp cứu trợ nhân đạo từ các quốc gia và các tổ chức đa phương đến với người dân ở Dải Gaza. Theo thỏa thuận, hàng cứu trợ sẽ được chuyển tới các địa điểm an toàn tại Gaza dưới sự giám sát, đổi lấy việc sơ tán một số người có hộ chiếu nước ngoài.
Cùng ngày 17/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa thông báo nước này sẽ cấp 10 triệu USD viện trợ cho người dân ở Dải Gaza.
Bà Kamikawa cũng cho biết Nhật Bản và Iran đang thu xếp một cuộc điện đàm giữa bà và người đồng cấp Iran Hossein Amir Abdollahian trong nỗ lực giúp giảm căng thẳng ở Trung Đông nhanh nhất có thể.
Ngoại trưởng Nhật Bản nêu rõ: "Chúng tôi sẽ duy trì nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện tiếp cận nhân đạo để hàng cứu trợ cần thiết như lương thực, nước, thuốc men và dịch vụ y tế sẽ được cung cấp cho người dân và người tị nạn Palestine". Theo bà Kamikawa, viện trợ nhân đạo của Nhật Bản sẽ được giao qua các tổ chức quốc tế.
Mỹ và Qatar ngăn Iran tiếp cận quỹ hỗ trợ nhân đạo trị giá 6 tỷ USD Ngày 12/10, tờ Washington Post và New York Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết giới chức Mỹ và Qatar đã nhất trí ngăn Iran sử dụng quỹ hỗ trợ nhân đạo trị giá 6 tỷ USD. Đồng USD. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo nguồn tin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã thông báo cho các nghị sĩ đảng...