Nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã đẩy giá dầu đi lên
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,12 USD (hay 3,4%) lên 34,37 USD/thùng, trong khi đó, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng gần 61 xu Mỹ, hay 1,7%, lên 36,14 USD/thùng.
Một trạm xăng ở New York, Mỹ ngày 21/4/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Giá dầu châu Á đi lên trong phiên giao dịch chiều 26/5, giữa lúc giới đầu tư ngày càng tin tưởng rằng các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng, trong khi nhu cầu phục hồi trở lại khi các lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 dần được nới lỏng trên thế giới.
Vào lúc 12 giờ 52 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,12 USD (hay 3,4%) lên 34,37 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng gần 61 xu Mỹ, hay 1,7%, lên 36,14 USD/thùng.
Thị trường đã tỏ ra “phấn chấn” khi những báo cáo từ Nga cho thấy sản lượng khai thác dầu của nước này gần như đã giảm xuống mức mục tiêu 8,5 triệu thùng/ngày trong tháng 5-6/2020 theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và nhiều nhà sản xuất hàng đầu khác, còn được gọi OPEC .
OPEC dự kiến sẽ họp vào đầu tháng Sáu để thảo luận về việc duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm vực dậy giá dầu, vốn đã giảm khoảng 45% kể từ đầu năm tới nay.
Video đang HOT
Trước đó, trong tháng Tư, các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới đã nhất trí cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020.
Bên cạnh đó, số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 318 giàn khoan trong tuần kết thúc vào ngày 22/5./.
Hoàn nhập dự phòng và câu chuyện sau đà hồi phục giá dầu
Sau khi chứng kiến đà lao dốc trong tháng 3 và đầu tháng 4, giá dầu bất ngờ hồi phục mạnh vào cuối tháng 4 tới nay. Hiện tại, giá dầu Brent giao dịch vùng 36 USD/thùng, dầu WTI giao dịch 33,6 USD/thùng, nếu tính từ đầu quý II (ngày 1/4) tới 21/5, dầu Brent tăng 63,6%, dầu WTI tăng 76,8%.
Nếu như giá dầu vẫn tiếp tục duy trì ở mức giá hiện tại cho tới hết quý II thì sẽ có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp dầu khí.
Theo Bloomberg, giá dầu tăng được hỗ trợ bởi cả Mỹ, OPEC và đồng mình cùng cắt giảm sản lượng. Cụ thể, Mỹ đã cắt 10 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu tháng 5, duy trì cắt giảm sản lượng 9 tuần liên tiếp, trong khi đó OPEC và đồng minh đang hướng tới cắt giảm 10% nguồn cung toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc tái mở cửa lại nền kinh tế của nhiều quốc gia đang được kỳ vọng sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ dầu.
Diễn biến giá dầu Brent
Ai sẽ hưởng lợi đầu tiên khi giá dầu hồi phục?
Trên thị trường chứng khoán có ba doanh nghiệp là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Mã chứng khoán PLX - sàn HOSE), Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (Mã CK OIL - UPCoM) và Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV (Mã CK TLP - UPCoM) hoạt động chủ yếu là thương mại, nhập khẩu xăng dầu và bán lẻ qua hệ thông cây xăng của mình.
Trong báo cáo quý I/2020, PLX phải trích lập 1.659 tỷ đồng giám giá tồn kho trên bảng cân đối kế toán so với đầu kỳ chỉ có 56 tỷ đồng, đối với báo cáo kết quả kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi nhận chi phí giá vốn do dự phòng giảm giá tồn kho 1.596 tỷ đồng. Chính vì việc trích lập dự phòng lớn như vậy làm cho lợi nhuận sau thuế âm 1.813 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 1.294 tỷ đồng.
Đối với OIL, doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 433,8 tỷ đồng, đầu kỳ chỉ 244 triệu đồng trên bảng cân đối kế toán. Đối với kết quả kinh doanh, trong quý I/2020 ghi nhận lỗ 537,7 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 38,2 tỷ đồng.
Mặc dù doanh nghiệp không thuyết minh cụ thể cơ cấu giá vốn hàng bán nhưng giá vốn hàng bán ghi nhận 1.273 tỷ đồng, tức tăng 7,8%. Như vậy, việc trích lập giảm giá tồn kho đồng nghĩa phải ghi nhận chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh và nhiều khả năng do việc trích lập giảm giá tồn kho này.
Đối với TLP, doanh nghiệp không công bố cụ thể có trích lập hay không nhưng lợi nhuận sau thuế âm 65,2 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 45,2 tỷ đồng.
Như vậy, đặc điểm của nhóm cổ phiếu này đều có kết quả kinh doanh quý I/2020 lỗ do đặc thù kinh doanh xăng dầu có dự trữ tồn kho, việc giá dầu liên tục giảm và giảm sốc trong kỳ đã ảnh hưởng tới việc trích lập dự phòng giảm giá tồn kho.
Tuy nhiên, hiện tượng này có thể đảo ngược trong quý II nếu như giá dầu giữ ổn định vùng giá hiện tại. Khi đó, giới đầu tư sẽ kỳ vọng với tồn kho lớn luôn duy trì, việc điều chỉnh tăng giá giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ đây.
Như vậy doanh nghiệp gặp khó khăn vì tồn kho lớn trong môi trường giá dầu giảm quý I lại bất ngờ có thể đảo tình thế hưởng lợi trong quý II khi giá dầu tăng lên.
Vì sao giá dầu thế giới khó duy trì đà phục hồi trong dài hạn? Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) cho rằng thị trường nhiên liệu đang cân bằng hơn, nhưng đà phục hồi gần đây của giá "vàng đen" có thể chỉ là tạm thời. Tín hiệu tích cực đối với nhu cầu Thị trường năng lượng vừa có thêm một tuần tích cực với giá dầu WTI đang...