Nổ lớn tại thủ đô Philippines, 3 người chết
Một vụ nổ lớn xảy ra đêm qua tại một căn hộ chung cư hạng sang ở thủ đô Manila của Philippines đã khiến 3 người thiệt mạng. Ngoài ra còn có 4 người khác bị thương, giới chức địa phương xác nhận.
Căn hộ chung cư hạng sang tan hoang sau vụ nổ
Theo hãng tin AFP, vụ nổ xảy ra trên tầng 5 của một khu chung cư cao cấp đã khiến một mảng tường lớn của tòa nhà bị thổi bay và rơi trúng ô tô của các nạn nhân đang đi ngang qua.
Ngay sau vụ nổ Bộ trưởng nội vụ Philippines Mar Roxas đã tháp tùng Tổng thống Benigno Aquino tới thị sát hiện trường và cho biết có 4 người khác bị thường, trong đó có một người nước ngoài.
Ông Roxas khẳng định hiện còn quá sớm để xác định nguyên nhân vụ nổ tại tòa nhà có tên “the Fort” này và cho biết cơ quan chức năng vẫn đang điều tra kỹ lưỡng.
“Chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân của vụ nổ. Cũng không rõ đó là một vụ nổ bom hay chỉ là tai nạn hoặc hỏa hoạn. Chúng tôi sẽ xem xét từ mọi góc độ”, vị Bộ trưởng nói.
Sau vụ nổ toàn bộ khu chung cư cao cấp này đã được di tản và các cư dân ở tòa nhà kế bên cũng được đề nghị sơ tán.
Video đang HOT
Một trong số những người bị thương dường như đã ở trong căn hộ trên khi vụ nổ xảy ra. Cơ quan điều tra đang tìm hiểu nhân thân của những người sống trong căn hộ trên, ông Roxas cho biết thêm.
Vụ nổ xảy ra chỉ cách vài mét khu vực có hàng loạt nhà hàng, quán bar và cửa hàng đông đúc, vốn thường thu hút hàng nghìn người mỗi dịp cuối tuần.
Trước đây, người dân Philippines từng là nạn nhân của nhiều vụ đánh bom, thường do nhóm Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf, có liên hệ với Al Qaeda, thực hiện. .
Năm 2004, một chiếc phà tại Manila đã bị đánh bom, khiến hơn 100 người thiệt mạng và đây là vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Dù vậy, hầu hết các hoạt động của Abu Sayyaf đều tập trung ở miền Nam Philippines, nơi có đông người theo đạo Hồi sinh sống.
Theo Dantri
Philippines hay Trung Quốc - Ai đang khống chế phi pháp Bãi Cỏ Mây?
Philippines tuyên bố nước này chủ tâm không đáp trả tất cả các hành động hay tuyên bố "khiêu khích" nào của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây. Trong khi đó, một chuyên gia Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh thực tế đã kiểm soát (phi pháp - PV) bãi ngầm này. Vậy Bãi Cỏ Mây thực tế đang do bên nào khống chế phi pháp?
Lực lượng đồn trú phi pháp của Philippines tại Bãi Cỏ Mây
Philippines thực hiện kiềm chế tối đa
Liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng - PV), khi được hỏi liệu Tổng thống Aquino có triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia hoặc kêu gọi một cuộc họp toàn bộ nội các như những gì ông đã làm khi tàu Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện ở bãi cạn Scarborough hay không, ngày 25/5, Phó Phát ngôn viên Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết đây là những khả năng trong tầm tay của Philippines. Tuy nhiên, ông Benigno Aquino muốn tiếp tục theo đuổi các giải pháp ngoại giao cũng như cách tiếp cận vấn đề dựa trên luật pháp.
Đồng thời, bà Valte khẳng định, Manila chủ tâm không đáp trả tất cả các hành động hay tuyên bố "khiêu khích" nào ở Bãi Cỏ Mây mặc dù vẫn đang theo dõi các hành động của Trung Quốc với "mối lo ngại nghiêm trọng".
Philippines chiếm đóng phi pháp Bãi Cỏ Mây sau khi một tàu chiến cũ của nước này ủi thẳng vào bãi vào tháng 5/1999. Con tàu được phía Philippines sử dụng làm căn cứ cho một nhóm lính thủy đánh bộ trú đóng tại đây.
Theo một báo cáo mới nhất hôm 21/5, Philippines đã phát hiện ít nhất 1 tàu Hải quân, 2 tàu Hải giám và 10 tàu cá Trung Quốc ở gần Bãi Cỏ Mây, bất chấp việc nước này đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối sự hiện diện "khiêu khích và bất hợp pháp" của các tàu Trung Quốc tại khu vực trên vào ngày 10/5.
Hiện Bộ Ngoại giao Philippines đã cảnh báo những căng thẳng hàng hải hiện nay có thể dẫn đến xung đột vũ trang ở khu vực tranh chấp, đặc biệt là khi Trung Quốc liên tục thực hiện cái gọi là "tuần tra" có vũ trang trên Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố sẵn sàng "chiến đấu tới người lính cuối cùng" để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Theo bà Valte, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đúng khi đánh giá Biển Tây Philippines (Biển Đông - PV) là một điểm nóng tiềm năng và cần đối phó với vấn đề này một cách hết sức thận trọng. Tuy nhiên, Phó phát ngôn viên của Tổng thống Aquino khẳng định, chính phủ không đánh giá thấp sự sẵn sàng và quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội.
Trung Quốc đang khống chế phi pháp Bãi Cỏ Mây?
Trong khi đó, tờ Nhân Dân nhật báo ngày 24/5 dẫn lời học giả Vương Hiểu Bằng thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc lên giọng khẳng định Trung Quốc đã khống chế (bất hợp pháp - PV) Bãi Cỏ Mây. Theo ông Vương, các tàu cá Trung Quốc hiện tự do ra vào khu vực và hải quân Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành tuần tra phi pháp tại khu vực.
Bên cạnh đó, ông Vương còn đưa ra bằng chứng là trong tháng 4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai 8 đảo thuộc Trường Sa bị Philippines chiếm đóng, nhưng không có Bãi Cỏ Mây.
Về phía Philippines, trước sự hiện diện phi pháp của các tàu công vụ Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, nước này không triển khai thêm tàu chiến tới khu vực này nhưng vẫn cử tàu Hải quân không trang bị vũ khí đến tiếp tế hậu cần cho lực lượng đồn trú (phi pháp - PV) của Philippines tại đây.
Trong khi đó, ông Eugenio Bito-onon - Thị trưởng Kalayaan - đơn vị hành chính Philippines thiết lập trái phép trên đảo Thị Tứ, thuộc Trường Sa của Việt Nam cho biết, các tàu công vụ Trung Quốc đang trở nên rất hung hăng xua đuổi ngư dân địa phương tiến lại gần khu vực Bãi Cỏ Mây.
Tờ Phil Star cho hay, sau khi thiết lập vị trí trong vùng biển gần Malaysia, các tàu Trung Quốc đang ngăn chặn ngư dân vào khu vực trên và cố gắng đánh bật quân đội Philippines khỏi vị trí đồn trú ở Bãi Cỏ Mây bằng cách ngăn chặn tuyến đường tiếp tế cho lực lượng này.
Theo Dantri
Đài Loan phái chiến hạm "uy hiếp" Philippines Đài Loan ngày 12/5 đã phái 4 tàu lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu hải quân nhằm tăng cường tuần tra ở vùng biển gần Philippines sau vụ Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan. Trong khi đó báo chí Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh "dạy cho Manila một bài học". Tàu khu trục nhỏ và tàu của lực...