Nô lệ tình dục: Di sản đau thương
Qua những câu chuyện mà các nô lệ tình dục của quân đội Nhật kể, ta mới hiểu được sự kinh hoàng của những nhà thổ quân đội này.
Trong số những “di sản” khủng khiếp nhất mà cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 để lại, sự tồn tại của các “trạm giải khuây” là một trong những vấn đề dai dẳng và ám ảnh nhất. Đó là những khu vực được quân đội Nhật Bản tổ chức và điều hành ở những quốc gia mà họ chiếm đóng, nơi những người phụ nữ bản địa bị đẩy vào con đường mại dâm cưỡng bức để “giải khuây” cho binh lính Nhật. Gần đây, di sản khủng khiếp ấy lại một lần nữa bị “khai quật” với phát ngôn gây sốc của Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto, rằng việc Nhật Bản sử dụng những “phụ nữ giải sầu” trước và trong Thế chiến II là cần thiết để duy trì kỷ luật quân sự và giúp binh lính giải tỏa bức xúc. Phát ngôn này khiến dư luận nhiều nước phẫn nộ. Để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi giới thiệu loạt bài “Nô lệ tình dục: Di sản đau thương”.
Những cô gái bị cưỡng bức phục vụ tình dục trong các trạm giải khuây này được gọi là “phụ nữ giải khuây” hay “an ủi phụ”, một dạng nô lệ tình dục quy mô lớn của quân đội Nhật Bản. Ước tính có khoảng 200.000 cô gái từ các quốc gia châu Á đã bị cưỡng ép trở thành nô lệ tình dục trong các nhà thổ của quân đội Nhật Bản.
Nhiều người đã chết trong nỗi đau đớn, tủi hổ tột cùng ở các địa ngục này, và nhiều người cũng qua đời sau đó. Những nạn nhân còn sống hiện nay đều đã tuổi cao sức yếu, và những nhân chứng sống cho tội ác này ngày một ít đi. Qua những câu chuyện họ kể, ta mới hiểu được sự kinh hoàng của những nhà thổ quân đội này.
Những nô lệ tình dục trong một nhà thổ của quân đội Nhật Bản
Bà Niyem ở Indonesia là một trong vô số nô lệ tình dục của quân đội Nhật. Bà kể rằng bà bị bắt cóc và đẩy lên một chiếc xe tải toàn phụ nữ hướng tới một doanh trại quân đội ở Tây Java.
Bà phải ở chung lều với 10 cô gái khác, nơi binh lính công khai cưỡng hiếp họ. Bà kể lại: “Lúc đó tôi vẫn còn quá nhỏ. Chỉ chưa đến 2 tháng, tôi hoàn toàn trở nên thân tàn ma dại. Tôi không còn được coi là một con người nữa, chỉ là một thứ đồ chơi cho binh lính Nhật.”
Video đang HOT
Người phụ nữ trước bức họa một cô gái bị lính Nhật bắt đi
Hai tháng sau, khi Niyem tìm cách trốn thoát và trở về nhà, bố mẹ cô không nhận ra được con gái mình. “Tôi không dám kể với bất cứ ai rằng tôi đã bị cưỡng hiếp, tôi không muốn làm bố mẹ bị tổn thương. Tôi không dám kể vì sợ rằng sẽ không có ai thương tôi, rằng tôi sẽ bị gạt ra ngoài. Nhưng mọi người vẫn lăng mạ tôi bằng cách gọi tôi là &’đồ trao tay của bọn Nhật’. Tôi đi xa lâu như vậy nên họ đồn đoán về những việc đã xảy ra. Điều đó đã khiến tôi vô cùng đau đớn.”
Một người phụ nữ khác cũng đã bị đày đọa trong địa ngục trần gian đó là bà Yi Ok-seon đến từ Hàn Quốc. Bà kể rằng hồi nhỏ bà từng van xin cha mẹ cho bà đến trường, nhưng với gia đình hơn chục miệng ăn, họ không đủ tiền chu cấp cho bà.
Hồi 15 tuổi bà phải rời gia đình để đi làm ăn và bị một gã Hàn Quốc cùng một tên Nhật đưa tới vùng tây bắc Trung Quốc dưới quyền kiểm soát của quân Nhật. Đến Trung Quốc, bà bị ép buộc làm nô lệ tình dục trong 3 năm ở các “trạm giải khuây” do quân Nhật dựng lên phục vụ cho binh lính.
Yi Ok-seon ngày ấy và bây giờ
Bà kể lại: “Lúc đó tôi mới chỉ là một thiếu nữ, tôi cảm thấy bị chà đạp, bị lừa dối và bị lấy mất tuổi thanh xuân. Nơi đó giống như lò mổ, không phải cho động vật mà là cho con người. Ở đó họ làm những việc vô nhân tính.” Trên cánh tay và chân bà chằng chịt những vết sẹo do bị dao đâm. Bà còn phải chịu đựng những vết thương khác khiến sau này bà không thể có con.
Còn đối với bà Sanikem, một trong 18 phụ nữ Indonesia bị lính Nhật bắt làm nô lệ tình dục, cuộc sống đã không bao giờ còn như cũ sau năm 1942. Lúc đó bà vừa mới lấy chồng thì lính Nhật tràn đến và bắt bà tới một doanh trại ở Yogyakarta. Ở đó ngày nào chúng cũng cưỡng hiếp bà trong nhiều tháng trời.
“Vết phấn đen trang điểm cô dâu vẫn còn trên trán khi tôi bị cưỡng bức lần đầu tiên. Tôi co rúm người lại vì sợ, cuộn người vào manh chiếu và khóc như mưa như gió. Nhưng khóc lóc không giúp gì được tôi cả. Chúng vẫn cứ đến và tôi sợ rằng chúng sẽ bắn chết mình.”
Nếu nói rằng những người phụ nữ này đã “may mắn” sống sót có lẽ là không phù hợp. Rất nhiều người như họ đã bỏ mạng trong chiến tranh, nhưng cũng rất nhiều phụ nữ sống sót đã phải trải qua cú sốc tinh thần quá lớn trong suốt quãng đời còn lại, họ không thể kể về những gì đã trải qua ngay cả với những người thân yêu nhất.
Theo 24h
Thị trưởng Nhật thành "lá bài" của TQ
"Người Trung Quốc đi khắp thế giới, trong đó có cả Mỹ, với thông điệp: Anh thấy đấy, chính phủ của ông Abe toàn là những kẻ dân tộc cánh hữu."
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage ngày hôm qua đã lên tiếng chỉ trích những phát biểu gần đây của Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto về hệ thống nhà thổ phục vụ quân đội thời chiến của Nhật Bản và cho rằng những phát biểu "ngớ ngẩn" này "làm tổn hại" đến hình ảnh của Nhật Bản.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage
Hồi đầu tháng, ông Hashimoto đã nói rằng hệ thống nhà thổ quân đội của Nhật Bản trong thời chiến là cần thiết để duy trì kỷ luật quân sự, khiến cho dư luận Hàn Quốc trở nên vô cùng tức giận.
Khi phải đối mặt với làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước, ông Hashimoto tìm cách biện giải cho phát biểu của mình rằng cá nhân ông chỉ phản ánh cách nghĩ của các quan chức quân sự Nhật Bản thời đó về những "phụ nữ giải khuây", những nạn nhân nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II.
Thứ trưởng Armitage cho rằng những phát biểu như vậy là "rất có hại cho tất cả chúng ta" vì Trung Quốc sử dụng chúng như cái cớ để tuyên bố với thế giới rằng Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đang trở nên khuynh hữu và không dám nhìn thẳng vào quá khứ chiến tranh.
Ông Armitage cho hay: "Người Trung Quốc đi khắp thế giới, trong đó có cả Mỹ, với thông điệp: Anh thấy đấy, chính phủ của ông Abe toàn là những kẻ dân tộc cánh hữu." Và ông cho rằng khi các chính trị gia đưa ra phát biểu như thế này, nó sẽ trở thành lá bài ngoại giao trong tay Trung Quốc.
Phát biểu của ông Hashimoto trở thành lá bài ngoại giao của TQ
Theo ông Armitage, người dân Hàn Quốc cảm thấy bị tổn thương "khi các chính trị gia đưa ra những phát biểu thiếu hiểu biết về những người phụ nữ giải khuây", và những phát biểu này khiến cho dư luận bị chệch hướng khỏi những vấn đề đáng ra cần phải chú ý, chẳng hạn như thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc và các tranh chấp lãnh thổ liên quan trên nhóm đảo Senkaku thuộc biển Hoa Đông.
Hiện nay Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo này. Khi Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa nhóm đảo mà họ đang kiểm soát thực tế này, một làn sóng biểu tình phản đối đã bùng lên ở Trung Quốc. Kể từ đó, Trung Quốc đã cho rất nhiều lượt tàu tiến vào vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền này.
Theo 24h
TQ nổi giận trước bình luận "nô lệ tình dục" Trung Quốc hôm qua bày tỏ cảm giác sốc và phẫn nộ trước bình luận của chính trị gia Nhật Bản, rằng hệ thống nô lệ tình dục phục vụ quân đội Nhật Bản hồi Thế chiến II là "cần thiết". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng việc ép buộc các nô lệ tình dục, còn được...