Nợ doanh nghiệp kéo GDP Trung Quốc xuống mức 5%?
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ xuống mức 5% trong năm 2020 do nợ doanh nghiệp ngày một tăng và dư thừa công suất trong ngành than, thép.
Đây là dự báo ảm đạm vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đưa ra trong báo cáo ngày 12/8 đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
IMF nêu rõ tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay sẽ chậm lại ở mức 6,6% do nhu cầu bên ngoài yếu kém và hoạt động đầu tư tư nhân giảm sút. Trong trung hạn, tăng trưởng GDP dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 6,2% vào năm 2017 và ở mức 6% trong các năm 2018 và 2019, trước khi trượt xuống mức 5% năm 2020. Triển vọng trong trung hạn đã bị “phủ mờ” bởi tình trạng phân bổ sai nguồn lực, nợ doanh nghiệp ngày một tăng và ở mức cao, công suất dư thừa và lĩnh vực tài chính trì trệ.
Đến năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể xuống mức 5%
Báo cáo nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề nợ doanh nghiệp của Trung Quốc như là một phần nỗ lực để đảm bảo tăng trưởng bền vững tại nền kinh tế đông dân nhất thế giới này.
IMF khuyến cáo rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc nên có biện pháp cứng rắn kiềm chế ngân sách đối với các doanh nghiệp nhà nước, phân loại và tái cơ cấu hoặc giải thể doanh nghiệp quá nợ, thừa nhận các khoản lỗ và chia sẻ với các bên có liên quan, kể cả chính phủ nếu cần thiết.
Video đang HOT
Hồi tháng 6 vừa qua, IMF ghi nhận nợ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong nền kinh tế Trung Quốc, tương đương 145% GDP. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại khi các DNNN chiếm đến 55% tổng số nợ nhưng chỉ chiếm 22% trong hoạt động kinh tế.
Từng trao đổi với PV, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng khác kìm giữ sự phát triển của doanh nghiệp Trung Quốc, đó chính là tình trạng “con ông cháu cha”.
Theo đó, Chính phủ Trung Quốc trước nay có quan điểm: để giữ vững sự thống nhất về chính trị, ổn định về kinh tế, xã hội thì nhiều cán bộ trung cao cấp của nước này tìm cách đưa con cháu mình vào các chức vụ trong chính quyền, nắm giữ cương vị quan trọng trong DNNN.
“Nếu họ đưa được những người có tài, được đào tạo bài bản, đạo đức trong sáng, có tâm, biết cống hiến vì người dân thì quá tốt. Nhưng đáng tiếc, phần nhiều con em những người ấy lại thuộc loại “phá gia chi tử”, ăn chơi nhiều hơn học hành, làm việc, vì mình nhiều hơn vì người khác. Chính những đối tượng này trở thành lực lượng gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp, gây thiệt hại về tài sản, vốn liếng cho doanh nghiệp, trở thành gánh nặng, vật cản đối với người muốn cống hiến, có tài thực sự.
Vì thế, những người có năng lực không muốn cống hiến hết mình, thậm chí dẫu họ có muốn thì cũng bị những thành phần “con ông cháu cha” kém tài, thiếu hiểu biết, có chức vụ cao hơn ngáng đường, cản trở, đánh bật ra khỏi bộ máy, khiến cho cả doanh nghiệp không có cơ hội phát triển”, ông Thịnh chỉ rõ.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) chỉ ra một quy luật kinh tế, đó là: quốc gia nào duy trì nhiều DNNN thì nền kinh tế đó không hiệu quả.
Ở thể chế kinh tế như kiểu Trung Quốc, DNNN đóng vai nhà nước nhiều hơn là làm kinh doanh, họ được hưởng đặc quyền đặc lợi, được chia chác. Chính cái vai mà các doanh nghiệp này đóng làm lợi ích cho nhóm những người quản lý trong DNNN hoặc có liên quan đến quản lý DNNN.
Các nước như Trung Quốc, Việt Nam… không thoát khỏi quy luật đó. DNNN thua lỗ là đương nhiên vì những doanh nghiệp đó được nhà nước bảo lãnh cho vay nợ, thậm chí có không bảo lãnh thì cuối cùng vẫn phải đứng ra trả nợ, mà trường hợp của Vinashin là ví dụ điển hình.
DNNN sẵn sàng đi vay vì người quản lý DNNN là những người làm công ăn lương chứ không phải là những người chủ thực sự, trong nhiệm kỳ mấy năm, họ vẽ ra rất nhiều tương lai, triển vọng rực rỡ để được vay nợ, đầu tư, làm dự án, còn dự án đó sau 10-15 năm mới thể hiện mặt trái, trong khi những người quản lý đã hạ cánh an toàn. Tóm lại, tình trạng ở các DNNN nói chung là “cha chung không ai khóc”.
Theo_Báo Đất Việt
Kinh tế Trung Quốc 'trượt chân' trên đường bắt kịp Mỹ
Lần đầu tiên trong gần 10 năm qua, Trung Quốc mất đà trên đường chạy bắt kịp kinh tế Mỹ khi sản lượng kinh tế được tính bằng USD.
Ảnh: Reuters
Bloomberg dẫn số liệu công bố hôm 29.1 cho hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng 590 tỉ USD trong năm 2015 so với một năm trước đó. Kinh tế Trung Quốc, trong khi tăng trưởng 6,9% trong năm qua, có thêm 439 tỉ USD vì nhân dân tệ yếu đi làm giảm giá trị của sản lượng kinh tế khi tính bằng đô la Mỹ.
"Mỹ đã trở lại từ cuộc khủng hoảng tài chính với sự đổi mới sáng tạo mạnh mẽ dẫn đầu đợt phục hồi, trong khi đó, Trung Quốc đang đi xuống. Bản thân số liệu không phải là lý do cụ thể cho chuyện quá lạc quan hay bi quan, nhưng nếu Trung Quốc không thể cải cách kinh tế thành công, khoảng cách giữa hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ nhì thế giới sẽ rộng ra thêm, và Đại lục sẽ mất thêm thời gian để có thể đuổi kịp", Giáo sư quan hệ quốc tế Niu Jun thuộc Đại học Peking cho hay.
Năm ngoái là năm đầu tiên kể từ 2006, Trung Quốc không có tiến bộ trong chuyện thu hẹp khoảng cách với nền kinh tế số một thế giới. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4% trong năm thứ hai liên tiếp, còn Trung Quốc thì tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng 1/4 thế kỷ khi các cỗ máy kéo tăng trưởng như công nghiệp nặng và xuất khẩu giảm tốc.
Với năm 2016, kinh tế Trung Quốc được cho là sẽ tăng trưởng thực tế 6,5%. Nhân dân tệ (CNY) có thể sẽ giảm tiếp giá trị xuống 6,79 CNY ngang giá 1 USD, hạ hơn 7% so với mức trung bình trong năm 2015.
"Dù Trung Quốc có bắt kịp Mỹ khi xét trên phương diện USD hay không không quan trọng. Chuyện quan trọng là Trung Quốc có thể duy trì sự phát triển của nước này hay không. Một khi Trung Quốc có thể tăng trưởng 5% mỗi năm trong một thập kỷ tới, chuyện vượt qua Mỹ chỉ là vấn đề thời gian", chuyên gia kinh tế Xia Le ở hãng Banco Bilbao Vizcaya Argentaria tại Hồng Kông (Trung Quốc) cho hay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ 2009 do lĩnh vực sản xuất Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tốc trong tháng 12/2015, ghi nhận quý tăng trưởng chậm nhất kể từ đợt suy thoái năm 2009, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nhiều hơn. Tất cả các lĩnh vực, từ công nghiệp, bán lẻ, đến đầu tư tài sản cố...