Ninh Thuận di dời 200 hộ dân trong khu vực đồng muối Quán Thẻ
Các khu TĐC thủy điện tại Quảng Nam đang gây bức xúc trong nhân dân – Ảnh: Hoàng Sơn
Ngày 13.12, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 8 tập trung vào an toàn thủy điện Sông Tranh 2 và ổn định đời sống người dân tại các khu tái định cư (TĐC) thủy điện.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNN Quảng Nam, cho biết hiện nay tại các khu TĐC thủy điện còn nhiều vấn đề tồn tại như: người dân thiếu đất, công trình hạ tầng đang xuống cấp, đời sống người dân càng khó khăn… kéo theo đó là việc phá rừng làm nương rẫy. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng làm việc với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và thống nhất nhiều chủ trương hỗ trợ người dân vùng TĐC. Nhưng do kinh phí phụ thuộc vào chủ đầu tư nên gặp rất nhiều khó khăn.
“Người dân, chính quyền các địa phương và ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đang chịu nhiều áp lực từ những hệ lụy do việc tái TĐC thủy điện gây ra… Cho nên, phải đảm bảo người dân có đất sản xuất dù đã có tiền đền bù, tiến hành bố trí đất rừng có thể sản xuất được từ 2-3 ha cho các hộ dân, ông Quang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Về vấn đề động đất tại thủy điện Sông Tranh 2, phát biểu tại buổi họp, ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết đây là vấn đề bức xúc trong thời gian qua và đã được đưa ra trước Quốc hội để bàn. Đến hiện tại, có thể khẳng định rằng động đất kích thích là do tích nước hồ chứa. Chính phủ cũng cho phép thủy điện tích nước để đánh giá thêm về công trình, đồng thời cũng đã giao cho các bộ, ngành liên quan tiếp tục theo dõi. Theo ông Thanh, việc cần làm trong thời gian tới là cơ quan chức năng hướng dẫn người dân ứng phó với động đất kích thích; đánh giá lại nếu đập thủy điện bị vỡ thì mức độ ảnh hưởng đến đâu để xây dựng các phương án di dời, di tản dân khi có sự cố xảy ra.
Ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư Huyện ủy Bắc Trà My, cho rằng UBND tỉnh cần phải có cơ chế đặc thù cho địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, bởi việc động đất đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
* Hôm qua, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa 9, trả lời chất vấn ý kiến cử tri về việc thu hồi đất, hỗ trợ TĐC, đất bị nhiễm mặn do bị ảnh hưởng dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, cho biết Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chính thức về việc xử lý một số vướng mắc phát sinh tại dự án này.
Theo đó, sẽ lập kế hoạch di dời 200 hộ dân vùng trũng của các thôn Quán Thẻ (xã Phước Minh, H.Thuận Nam) bị ảnh hưởng nhiễm mặn bởi đồng muối này đến khu TĐC mới, ổn định cuộc sống lâu dài; hỗ trợ khó khăn cho 73 hộ dân (có đất nằm trong vùng dự án) thuộc xã Phước Nam, H.Thuận Nam, với mức kinh phí bình quân 100 triệu đồng/ha; hỗ trợ thiệt hại cho 987 hộ sinh sống trong vùng dự án bị nhiễm mặn; đền bù giải phóng mặt bằng; hỗ trợ thực hiện đề tài “Đánh giá và dự báo phạm vi, mức độ nhiễm mặn đất, nước mặt, nước ngầm và không khí đối với toàn bộ khu vực dự án thuộc xã Phước Minh, huyện Thuận Nam”… với tổng kinh phí hơn 1.300 tỉ đồng, được phân kỳ đầu tư trong 3 năm (2013-2015).
Theo TNO
Dân mòn mỏi chờ tiền đền bù và hỗ trợ đất bị thu hồi
Cách đây 2 năm, thực hiện dự án khu tái định cư vạn chài trên sông Lam, xã Thanh Thuỷ huyện Thanh Chương, hàng trăm ha đất canh tác của 57 hộ dân bị thu hồi.
Toàn cảnh khu vực Khe Mừ nơi đất bị thu hồi để xây dựng làng tái định cư
Tuy nhiên từ đó đến nay số tiền đền bù và hỗ trợ về đất của các hộ dân này vẫn chưa được chính quyền chi trả.
Năm 2010 Nhà nước đã thu hồi toàn bộ diện tích đất trang trại (khoảng 280 ha ) của 57 hộ dân ( thuộc các xã Thanh Thuỷ, Thanh An, Thanh Khê, Võ Liệt ), tại khu vực Khe Mừ để thực hiện dự án Tái định cư làng chài trên sông Lam thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Các hộ dân về cơ bản đã nhất trí và chấp hành tốt mọi thủ tục đo đạc, kiểm đếm các loại sản phẩm hoa màu trên đất cũng như các công trình nhà cửa và ký vào Hồ sơ đền bù GPMB. Sau khi nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, người dân đã nhanh chóng thu hoạch cây cối , hoa màu, phá dỡ nhà cửa để bàn giao đất đai cho dự án thi công theo đúng tiến độ của Ban quản lý dự án yêu cầu.
Số tiền đền bù giải phóng mặt bằng đã được chi trả ,riêng phần đền bù và hỗ trợ đất thì qua cuộc họp với dân, Hội đồng GPMB thống nhất là sẽ xin ý kiến của UBND tỉnh đền bù và hỗ trợ sau. Tuy nhiên từ đó đến nay đã hai năm trôi qua mà các hộ dân có đất bị thu hồi vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ . Vì vậy ngày 20/10 năm 2012 hàng chục hộ dân đã có đơn kiến nghị gửi báo Công Lý đề nghị giúp đỡ. Nội dung đơn nêu rõ: "Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị gửi đến các cấp có thẩm quyền như UBND huyện Thanh Chương, sở Tài nguyên & Môi trường, sở Tài chính, UBND tỉnh Nghệ An.. Nhưng cho tới nay chúng tôi vẫn chưa được giải quyết tiền đền bù hỗ trợ về đất".
Các hộ dân bị thu hồi đất giờ không có ruộng vườn để sản xuất nên lâm vào hoàn cảnh khó khăn do không được đào tạo giải quyết công ăn việc làm mới. Ông Nguyễn Quốc Giáp trú tại xóm 4 xã Thanh Khê tâm sự: "Tiền đền bù giải phóng mặt bằng thì tiêu hết rồi, người dân nông nghiệp sống nhờ vào đất, bây giờ đất chẳng còn nữa, chúng tôi chẳng biết làm gì để sinh sống. Còn ít tiền hỗ trợ về đất mong nhà nước sớm giải quyết để chúng tôi có vốn liếng để làm ăn".
Còn ông Nguyễn Khắc Dương một trong những hộ bị thu hồi đất bức xúc: " Vì chờ đợi quá lâu nên chúng tôi tiếp tục gửi đơn kiến nghị xuông UBND tỉnh thì nhận được Hướng dẫn trả lời số 797/CV - UB - Kt ngày 25/07 /2012 do ông Phan Đức Sơn- Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An ký với nội dung là giao cho Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương xem xét và giải quyết".
Tuy nhiên trước đó trong văn bản trả lời đơn kiến nghị của công dân số 1264/ UBND - TNMT của UBND huyện Thanh Chương ngày 11/ 07/2012 đã nêu rõ: "Theo phương án đề xuất của UBND huyện trước đây đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ cho các hộ có đất bị ảnh hưởng với mức hỗ trợ là 40% tiền sử dụng đất sử dụng đất. Mức hỗ trợ này hiện nay các hộ cho là qúa thấp, thiệt thòi cho người dân. Do đó UBND huyện đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ cho các hộ có đất bị ảnh hưởng với tổng mức 100/% tiền sử dụng đất như đất 5% công ích của UBND xã ( Hiện đang chờ chủ trương xử lý của Tỉnh)".
Như vậy "quả bóng" đền bù được huyện "đá" lên tỉnh, rồi tỉnh lại "đá" về huyện. Hỏi người dân biết kêu ai đây?
Thiết nghĩ yêu cầu giải quyết quyền lợi tiền hỗ trợ về đất của các hộ dân bị thu hồi là chính đáng và cấp thiết nhằm góp phần giải quyết khó khăn và tạo công ăn việc làm cho người lao động . Vì vậy đề nghị UBND huyện Thanh Chương và UBND tỉnh Nghệ An nhanh chóng giải quyết hỗ trợ tiền đền bù và hỗ trợ về đất cho các hộ dân bị thu hồi nói trên theo đúng quy định của luật đât đai.
Theo xahoi
Cần có cơ chế đặc thù cho vùng động đất Ngày 13.12, kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII bước vào phiên chất vấn. Liên quan đến vùng động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2, ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư Huyện ủy H.Bắc Trà My kiến nghị, cần có cơ chế đặc thù cho địa phương. "UBND tỉnh cần phải có cơ chế đặc thù cho vùng...