Ninh mực khô làm nước lèo nấu bún chả cá trong những ngày giãn cách
Bún chả cá là một trong những món ăn ngon được rất nhiều người ưa thích bởi vị ngọt thanh, mát lành của nước lèo quyện chặt với chả cá dai ngon khiến bạn không thể nào quên được khi thưởng thức qua một lần.
Bún chả cá làm nên một nét văn hóa ẩm thực mang đậm hương vị biển. Điều đặc biệt của món ăn này chính là tất cả các thành phần cấu tạo nên đều được làm từ cá.
Phần nước lèo ngọt thanh do ninh từ xương cá mà ra, chả cá là phần thịt được xay quết cùng nhiều loại gia vị…
Thông thường nước dùng của món bún này được nấu với đầu cá và cả xương cá để có vị ngọt thanh. Tuy nhiên trong những ngày giãn cách này có gì nấu nấy, nên có thể thay thế với mực tươi và mực khô.
Cũng là bún chả cá nhưng mỗi nơi có cách chế biến khác nhau cùng những nguyên liệu khác biệt tùy theo sở thích, khẩu vị
Chuẩn bị nguyên liệu
Cá thu (hoặc cá thác lác, cá rựa, cá mối, cá cờ) để làm chả. Mực tươi và khô mực để nấu nước dùng. Bún, hành tím, hành lá, tỏi, ớt, chanh, gừng.
Rau muống bào, bông chuối bào, rau húng quế, xà lách… để dùng làm rau ăn kèm. Cà chua, thơm, chanh. Nước mắm, muối, bột ngọt, bột nêm, tiêu, dầu ăn…
Sơ chế
Mực tươi và mực khô làm sạch để ráo. Các loại rau quả ngâm nước muối loãng, rửa sạch, để ráo nước. Cà chua bổ múi cau.
Thơm gọt vỏ, bỏ mắt, cắt đôi hoặc cắt ba để nấu nước dùng. Hành tím nướng 3 – 4 củ để bỏ vào nước dùng cho thơm, còn lại băm nhuyễn. Tỏi băm nhuyễn. Hành lá cắt nhuyễn.
Quết chả cá
Giã hoặc xay cá thu cho mịn vừa phải. Sau đó, nêm muối, bột nêm, tiêu xay, dầu ăn, hành lá, một ít nước mắm và quết cho nhuyễn và dai. Khi bóp chả cá thấy chả dính chặt vào nhau là được.
Video đang HOT
Chia thành từng miếng nhỏ và chiên trong chảo dầu đến lúc vàng đều hai mặt là được. Cũng có thể vò viên chả cho trực tiếp vào nồi nước dùng.
Nếu mua chả cá làm sẵn thì cần lựa miếng còn nguyên, không bị cắt vụn. Khi ấn vào miếng chả thấy có độ đàn hồi và miếng chả có mùi thơm thì đó chính là miếng chả cá ngon.
Nấu nước dùng
Cà chua xào sơ để tạo màu tự nhiên cho nước dùng. Nêm một ít muối, bột nêm trước khi xào. Chỉ xào sơ chứ không xào chín nát và cho vào nồi nước dùng, đun lên cùng mực khô.
Đợi nước sôi lên cho mực tươi vào nồi chờ sôi lên lần nữa. Sử dụng hành nướng sẽ giúp làm tăng mùi vị của nước dùng, át mùi của mực tươi. Khi nấu bất cứ loại nước dùng nào cũng nên cho thêm hành nướng, tỏi nướng vào.
Khi nồi nước dùng sôi lên, bạn bắt đầu nhỏ lửa và đun riu riu. Cho thơm vào đun sôi lại và nêm nếm cho vừa ăn. Trong quá trình nấu nước dùng nên dùng muỗng vớt lớp bọt nổi trên bề mặt để nước được trong.
Nước chấm được pha từ nước mắm, đường, chanh, tỏi, ớt. Khuấy đều sao cho nước mắm keo lại và đường thì phải tan hết. Nếu nước mắm chưa đủ độ keo thì bạn có thể cho thêm đường vào khuấy cho đều cho tan.
Lấy bún ra tô, xếp chả cá lên trên rồi múc nước dùng chan đều, rắc ít hành lá, ngò rí, tiêu xay. Nếu không thích ăn rau sống, bạn có thể trụng sơ qua rau rồi dùng kèm với bún.
Dùng chả cá với nước chấm đã pha càng làm cho hương vị món bún này thêm đậm đà.
Ở nhà giãn cách mà thèm bánh cuốn: Lấy ngay bịch bánh tráng ra làm trong 30 phút là xong!
Ăn ngon mà làm lại nhanh, bữa sáng có ngay món ngon nhé các chị!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Bánh tráng 1 túi
2. Thịt xay 200g
3. Nấm hương 20g
4. Mộc nhĩ ngâm nở 3 tai
5. Hành khô 2 củ
6. Gia vị: Đường, chanh, tiêu, ớt, dầu ăn.
Cách làm bánh cuốn từ bánh tráng (bánh đa nem)
1
Phi hành, xào nhân, chuẩn bị bánh tráng
- Phi hành khô: Bóc vỏ 8 củ hành khô, rửa sạch, lau khô, cắt nhỏ. Cho chút dầu ăn vào chảo để lửa vừa, thả hành vào đảo đều, hành chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, tiếp tục đảo thêm 1' nữa để hành chuyển màu vàng sẫm. Dùng muỗng thủng vớt hành để ráo dầu. Dầu còn lại trong chảo để xào nhân cho thơm.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cho vào máy xay nhỏ. Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Cho thịt, nấm, mộc nhĩ, hành khô băm nhỏ và các loại gia vị vào chảo dầu, xào chín. Bắc ra để nhân nguội.
- Cho bánh tráng vào âu có nước, trải ra mặt phẳng, xếp nhân lên trên mặt bánh (nếu thích ăn dày vỏ, bạn có thể để chồng 2-3 chiếc rồi cuộn lại).
2
Cuốn và hấp bánh
- Bánh tráng mềm, gấp các góc và cuốn tròn lại, cứ tiếp tục cuộn bánh cho đủ số lượng cần.
- Dùng chổi phết dầu ăn lên mặt đĩa, xếp bánh cuốn lên trên đĩa và phết dầu ăn lên từng chiếc bánh để chống dính.
- Đặt đĩa bánh cuốn vào nồi hấp trong 5-7' để bánh trong mềm.
3
Pha nước chấm
Hoà tan 3 muỗng nước mắm 2 muỗng đường 1 muỗng nước cốt chanh 5 muỗng nước lọc. Tiếp đến cho tỏi, ớt băm và xíu hạt tiêu vào. Tuỳ độ thích ăn mặn ngọt của từng gia đình để các bạn căn chỉnh nước chấm cho phù hợp nhé!
Thành phẩm
Bánh chín, rắc hành phi giòn lên trên và thưởng thức cùng nước mắm pha và rau thơm. Thành phẩm bánh sẽ dai dẻo hơn bánh cuốn theo cách làm thông thường, ăn vị cũng rất lạ đó!
Mùa giãn cách, bỗng dưng ai cũng thèm những món trước giờ toàn được ăn ở ngoài chẳng phải nấu bao giờ, và bánh cuốn là một trong những món như vậy. Nếu bạn không quá tự tin vào tài năng bếp núc của mình để trổ tài tự pha bột, tráng bánh cuốn bằng chảo thì đây là một lựa chọn không tồi để giải tỏa cơn thèm bánh cuốn. Chỉ mất khoảng 30 phút vào bếp là cả nhà có bữa bánh cuốn ăn đã đời luôn rồi!
Cách làm và mẹo để có nước chấm ngon cho các loại bánh Nước chấm không phải là thành phần chủ yếu của các món ăn tuy nhiên nó lại là thành phần quyết định sự thành công hay thất bại của ón ăn. Nước chấm đem đến hương vị mới ngon hơn, hấp dẫn hơn mà ngay bản thân món chính không thể nào đạt tới được. Nếu không có nước chấm ta có thể...