“Nín thở” xem bác sĩ xoay chuyển thai nhi ngôi mông sang ngôi đầu cho sản phụ đang ở tuần thứ 40 của thai kỳ
Nhìn từng động tác của bác sĩ, người xem không khỏi lo lắng hồi hộp không biết liệu thủ thuật này có thành công hay không.
Khi còn bé tí, thai nhi rất hay xoay chuyển trong tử cung của mẹ, và tùy sự chuyển động của thai nhi mà vị trí ngôi thai sẽ liên tục thay đổi. Tuy nhiên, khi đã bước đến tuần thứ 28 của thai kỳ, em bé sẽ tự động quay đầu về phía trước khung chậu của mẹ để đến ống dẫn sinh và ra khỏi cơ thể mẹ trong quá trình sinh nở. Và đây được xem là ngôi thai thuận.
Song, không phải em bé nào cũng quay đầu thành ngôi thuận như thế. Trên thực tế, có những trường hợp thai ngôi mông, ngôi ngang, hay ngôi phức tạp. Và nếu đến tuần thứ 34 của thai kỳ mà em bé vẫn chưa chịu về ngôi thuận, thì các bác sĩ sẽ phải hướng dẫn mẹ cách để xoay ngôi cho con. Tuy nhiên, có những em bé nhất quyết không chịu xoay ngôi, trong khi rất khó có thể thay đổi ngôi thai nếu đã bước đến tuần thứ 37.
Clip bác sĩ thực hiện xoay ngôi thai cho sản phụ.
Mới đây, trang fanpage Grossesse chuyên cung cấp thông tin cho các bà mẹ mang thai với hơn 86.000 người theo dõi, đã “gây sốt” khi đăng tải đoạn clip bác sĩ can thiệp xoay chuyển ngôi mông sang ngôi đầu thành công cho một sản phụ đang ở tuần thứ 40 của thai kỳ.
Được biết, đây là phương pháp xoay ngôi ngược bằng kỹ thuật y khoa, gọi là thủ thuật ECV ( External Cephalic Version). Nghĩa là các bác sĩ sẽ cố gắng xoay chuyển em bé từ ngôi ngược sang ngôi thuận bằng những lực tác động lên bụng người mẹ.
Quy trình thực hiện thủ thuật ECV
Đây là phương pháp xoay ngôi ngược bằng kỹ thuật y khoa, gọi là thủ thuật ECV (Ảnh minh họa).
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiêm cho sản phụ thuốc giảm co để tử cung mềm, nới lỏng ra nhưng không gây ra hiện tượng co bóp, đồng thời bác sĩ cũng đo nhịp tim và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé từ 20 – 30 phút trước khi làm thủ thuật.
Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng hai tay nắn trên bụng của mẹ để tìm đầu và mông của thai nhi và cố gắng lăn bé thành tư thế cúi đầu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ cố gắng xoay em bé bằng cách ấn mạnh bàn tay của họ vào bụng dưới của mẹ, và di chuyển em bé từ từ.
Trong quá trình thực hiện thủ thuật, người mẹ sẽ cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn do tử cung co lại. Và trong trường hợp sản phụ không thể chịu đựng được cơn đau, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp gây tê màng cứng để giúp mẹ thư giãn.
Tỷ lệ thành công của thủ thuật xoay ngôi thai ngược này là 58% và nó sẽ cao hơn nếu đó là lần mang thai thứ 2. Nhưng thủ thuật ECV không được thực hiện khi mẹ bị ra máu, lượng nước ối thấp hơn bình thường hoặc mẹ mang thai đôi.
Hình ảnh minh họa thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường, các mẹ nhìn thôi đã thấy đau
Trên thực tế, các mẹ thường cho rằng rạch tầng sinh môn thì nhằm nhò gì so với đau đẻ hoặc đau vết mổ, vì nó chỉ là một vết rạch nhỏ. Nhưng thật sự thì rạch tầng sinh môn cũng đau và cần được chăm sóc cẩn thận.
Hầu như sản phụ nào sinh thường hiện nay cũng phải rạch tầng sinh môn. Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết cắt kéo dài từ cửa âm đạo hướng xuống hậu môn nhằm mở rộng cửa âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở.
Việc này sẽ được thực hiện khi "cửa mình" của mẹ không đủ rộng để đưa thai nhi ra ngoài như thai to, sinh non, thai nhi bị mắc kẹt, hoặc trong trường hợp sinh nở khó như suy thai, thai ngôi mông... Vì vậy, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt tầng sinh môn khoảng vài cm trong quá trình sản phụ sinh.
Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn theo 2 đường: Đường thẳng và đường chéo (Ảnh minh họa).
Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn theo 2 đường:
- Rạch thẳng: là một vết rạch dọc thẳng từ cửa dưới của âm đạo về phía trực tràng. Loại phẫu thuật tầng sinh môn này thường nhanh lành nhưng lại dễ bị rách và có thể sẽ rách dài tới trực tràng, được gọi là rách độ ba hoặc độ bốn.
- Rạch xéo: là một vết mổ chếch khoảng 45 độ tính từ cửa dưới của âm đạo sang hai bên. Tuy rạch xéo sẽ không gây rách, nhưng nó lại mất nhiều máu và lâu lành.
Các bước cắt tầng sinh môn:
Quy tắc của cắt tầng sinh môn là các bác sĩ phải thực hiện thủ thuật này đúng thời điểm, không quá sớm cũng không quá muộn. Đó là lúc tầng sinh môn và âm hộ đều có dấu hiệu căng giãn tối đa, nghĩa là tại thời điểm đó, thai nhi đã xuống sâu trong âm đạo, đồng thời phải cắt trong lúc có cơn co tử cung để giảm đau cho sản phụ.
Bước 1: Gây tê vùng cắt
Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ gây tê cho sản phụ (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo rằng nên hạn chế sử dụng thuốc gây tê trong quá trình cắt tầng sinh môn. Tuy nhiên, có một số mẹ sức chịu đau kém thì cần nói trước với bác sĩ để được gây tê cục bộ trước khi thực hiện việc này.
Bước 2: Xác định vị trí cắt
Bác sĩ sẽ xác định hướng rạch, nhưng không được cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn. Và thường chỉ cần cắt một bên tầng sinh môn là đủ, rất hiếm có trường hợp phải cắt cả 2 bên tầng sinh môn mới có thể đưa thai ra ngoài.
Bước 3: Tiến hành cắt tầng sinh môn
Sau khi gây tê và xác định vùng cắt, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bằng một nhát kéo chuẩn xác và dứt khoát (Ảnh minh họa).
Các bác sĩ sẽ dùng kéo thẳng và sắc thực hiện một thao tác cắt chuẩn xác và dứt khoát. Sau đó, tiếp tục cuộc sinh nở.
Bước 4: Khâu tầng sinh môn
Khi nhau thai đã sổ hết ra ngoài thì các bác sĩ sẽ bắt đầu vệ sinh sạch khu vực tầng sinh môn, đảm bảo nó được vô khuẩn trước khi khâu, gây tê (nếu cần) và bắt tay vào khâu từng lớp của tầng sinh môn lại.
Khi nhau thai đã sổ hết ra ngoài thì các bác sĩ sẽ bắt đầu vệ sinh sạch vùng tầng sinh môn, và bắt tay vào khâu từng lớp của nó lại.
- Lớp âm đạo: được khâu bằng chỉ tự tiêu, khâu từ trong ra ngoài, hai mép vết khâu khớp nhau để tránh để lại khe hở.
- Lớp cơ: là lớp gần da, và nó cũng cần được khâu khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa 2 lớp cơ và da.
- Lớp da: cũng được khâu tương tự như 2 lớp trước đó, nhưng ở bước cuối cùng này, các bác sĩ sẽ sử dụng loại chỉ chậm tiêu hơn so với lớp âm đạo và lớp cơ.
Cuối cùng là vệ sinh lại vết khâu và vùng âm hộ cho sản phụ.
Chăm sóc sau phẫu thuật cắt tầng sinh môn
Sau ca phẫu thuật cắt tầng sinh môn, người mẹ có thể cảm thấy đau nơi vết rạch và thuốc giảm đau có thể sẽ được bác sĩ kê toa để giảm đau cho mẹ.
Bên cạnh đó, các mẹ tránh mặc các đồ lót chật và bó sát vì sẽ gây cọ sát với vết rạch gây đau, có thể chảy máu vết rạch. Hãy đi lại vận động nhẹ nhàng làm máu huyết lưu thông cho vết thương nhanh lành. Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh vì nước tiểu và phân có thể gây đau buốt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết rạch.
Ngoài ra, các mẹ tuyệt đối không được thụt rửa hoặc giao hợp cho đến khi bác sĩ cho phép.
Khi có những dấu hiệu sau đây: Chảy máu từ vị trí tầng sinh môn, âm đạo có mùi hôi, sốt hoặc ớn lạnh, đau vết rạch... thì hãy liên hệ khám bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Theo Helino
Hội chứng truyền máu song thai khiến hai trẻ mất mạng Mới đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu. Tuy nhiên, cả hai thai nhi đã không qua khỏi do không được phát hiện sớm hội chứng cũng như điều trị kịp thời. Khi mắc hội chứng truyền máu song thai, nếu không được điều trị, 90-100% thai sẽ...