Nikon sẽ tập trung vào sản xuất máy ảnh không gương lật sau đợt lỗ lịch sử trị giá 720 triệu USD
Cả thị trường máy ảnh đang đi xuống, nhưng có vẻ Nikon là 1 trong những hãng bị ảnh hưởng nặng nhất.
Khoảng 1 tuần trước, ta đã có những số liệu về việc thị trường máy ảnh đi xuống rõ rệt trong năm 2020 bởi đại dịch COVID-19. Một trong những hãng bị chịu ảnh hưởng nặng nhất là Nikon, và hãng thông báo rằng sẽ cắt giảm lượng sản phẩm mới trong 2021, chỉ tập trung vào mảng máy ảnh không gương lật.
Trong 2 bài viết đăng tải tại Toyo Keizai, kênh này tìm hiểu về những số liệu tài chính của Nikon trong năm ngoái cũng như phỏng vấn Giám đốc điều hành của hãng là ông Hirotaka Ikegami.
Theo đó, từ tháng 4 đến tháng 12 năm ngoái Nikon đã có mức lỗ hoạt động đạt 46.6 tỷ Yên (449 triệu USD), trái ngược hoàn toàn với mức dư thừa 17.5 tỷ Yên (168 triệu USD) của cùng kỳ năm 2019. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Nikon được cho là sẽ chịu con số lỗ khổng lồ là 75 tỷ Yên (720 triệu USD), cũng trái ngược với số dư thừa 6.7 tỷ Yên (65 triệu USD) của năm trước.
Nếu con số này chính xác thì nó sẽ là đợt lỗ lớn nhất trong lịch sử của Nikon. Để có sự so sánh, Canon được cho là sẽ có lợi nhuận 64 tỷ Yên (616 triệu USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2021. Mảng thiết bị quay của Nikon sẽ kết thúc năm tài chính với mức lỗ 45 tỷ Yên (433 triệu USD), cao hơn cả mức lỗ của năm ngoái là 17.1 tỷ Yên (164 triệu USD).
Video đang HOT
Đường màu xanh thể hiện thu nhập hoạt động, các cột màu xanh thể hiện lượng sản phẩm bán ra
Ông Ikegami nói rằng sự đi xuống của Nikon gắn liền với sự chậm trễ trong việc sản xuất máy ảnh không gương lật (Mirrorless) của hãng. Trong khi Sony đã đi trước đón đầu và nhận về nhiều thành quả thì Nikon lại thua lỗ thảm hại.
“Tôi không hề lo ngại về việc máy ảnh Mirrorless cạnh tranh với DSLR, mà tôi đã không nhìn thị trường một cách khách quan. Tôi đã lo lắng nhiều hơn về việc ống ngắm điện tử (EVF) có chất lượng cao đến đâu và độ bền của màn chập sẽ như thế nào. Tôi không rõ rằng những yếu tố này có đủ tốt cho giới chụp ảnh chuyên nghiệp hay không.”
Nikon trong thời gian vừa qua cũng đã có những động thái để giảm chi phí hoạt động tới 59% như chuyển dây chuyền sản xuất máy ảnh từ nước nhà Nhật Bản tới Thái Lan . Nhưng như vậy là chưa đủ, hãng sẽ còn phải tìm cách để tăng thu nhập. Ông Ikegami vẫn rất lạc quan vào sự hồi phục của Nikon, với bằng chứng là sự nổi tiếng của dòng máy ảnh Z-series.
“Thị trường máy ảnh không gương lật vẫn đang có những bước phát triển mặc dù thị trường máy ảnh nói chung đang thu nhỏ lại. Tại Nikon, các sản phẩm tạo nên cốt lõi của hoạt động kinh doanh đang phát triển nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường. Tôi cũng có những lo ngại về doanh số, nhưng hãng cũng đã chuyển hướng để phục vụ những người dùng cao cấp, hiểu về giá trị của sản phẩm mà hãng làm ra.”
Nikon vẫn sẽ chi tiền cho mục đích nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới mặc dù đối mặt với những thua lỗ.
“Mặc dù tốn rất nhiều tiền, nhưng chúng tôi vẫn sẽ theo đuổi việc nâng cấp bộ xử lý ảnh chứ không chỉ là thân máy và ống kính. Chúng tôi vẫn chưa thua lỗ tới mức phải cắt giảm chi phí cho nghiên cứu.”
Có những tin đồn vào cuối năm ngoái về việc Nikon sẽ ra mắt thêm 2 chiếc máy DSLR mới và một loạt những ống kính ngàm F-mount. Nhưng với tình hình này, Nikon có lẽ sẽ từ bỏ ý định đó và tập trung vào máy ảnh không gương lật Z-mount. “Vào năm tái chính kết thúc tháng 3/2021, chúng tôi đã tập trung hoàn toàn vào thị trường máy ảnh không gương lật và điều này cũng sẽ tiếp diễn trong năm sau.”
Ikegami cho biết hãng hiểu về tiềm năng của máy ảnh không gương lật không chỉ trong chụp ảnh tĩnh mà còn là làm phim / video. Nhưng liệu giống với sự chuyển mình chậm trễ của hãng vào thị trường không gương lật, những thay đổi mới này cũng đã trở nên quá muộn màng?
Nikon cho dùng máy ảnh làm webcam cao cấp
Nikon cuối cùng cũng đã phát hành phần mềm có thể giúp biến những chiếc máy ảnh không gương lật hoặc DSLR của mình thành một chiếc webcam cao cấp.
Webcam Utility Software hỗ trợ rất nhiều kiểu máy ảnh Nikon
Theo Engadget, hành động này của Nikon diễn ra sau khi các nhà sản xuất máy ảnh lớn khác tung ra các công cụ tương tự trong vài tháng qua và các cuộc gọi video ngày càng trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thúc đẩy làm việc tại nhà.
Giải pháp của Nikon có tên Webcam Utility Software hiện cung cấp ở bản beta cho cả máy tính Windows 10 và macOS. Cùng với các cuộc gọi hội nghị video, Nikon gợi ý người dùng cũng có thể sử dụng máy ảnh không gương lật hoặc DLSR để phát trực tiếp.
Mặc dù hiện đã có một số phần mềm của bên thứ ba giúp mang đến khả năng này cho một số máy ảnh Nikon nhưng công cụ từ chính công ty sẽ cho phép người dùng sử dụng nhiều kiểu máy ảnh hơn để làm webcam.
Phần mềm hiện hỗ trợ các mẫu máy ảnh Nikon Z 7II, Z 7, Z 6II, Z 6, Z 5, Z 50, D6, D5, D850, D810, D780, D750, D500, D7500, D7200, D5600, D5500, D5300 và D3500. Nhà sản xuất máy ảnh cho biết tiện ích này cũng sẽ hoạt động với các mẫu máy sắp ra mắt của họ.
Sau 70 năm, Nikon chính thức ngừng sản xuất máy ảnh tại quê nhà Nhật Bản Tất cả hoạt động sản xuất của hãng sẽ được chuyển tới nhà máy tại Thái Lan. Nhà máy Nikon tại khu công nghiệp Miyagi, Sendai, Bắc Nhật Bản Theo những báo cáo vào khoảng 1 tháng trước, Nikon đang trong thời kỳ khủng hoảng và được cho là sẽ lỗ tới 45 tỷ Yên trong quý cuối năm. Đến nay, một 'tin...