Nikkei: Mỹ trao cho nhà sản xuất chip khổng lồ của Đài Loan hợp đồng quan trọng
Nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố lợi nhuận ròng đang ở mức cao giữa những lệnh cấm của Mỹ với Bắc Kinh.
Sự đảm bảo của Mỹ
Nikkei Asian Review đưa tin, công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của đảo Đài Loan (Trung Quốc) – Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) – đã có giấy phép bảo đảm một năm được tiếp tục đặt hàng thiết bị sản xuất chip của Mỹ để mở rộng cơ sở tại Trung Quốc Đại lục sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu một cách cứng rắn để ngăn chặn tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.
Theo các nguồn tin của Nikkei Asian Review, chính phủ Mỹ đảm bảo với TSMC – nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới – rằng họ sẽ vận chuyển thiết bị sản xuất chip đến một cơ sở sản xuất của TSMC nằm ở thành phố Nam Kinh của Đại lục, có nghĩa là kế hoạch mở rộng phạm vi sản xuất của công ty này tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn được duy trì.
Các quy tắc cứng rắn
Vào cuối tuần trước, Mỹ đã đưa ra các quy định kiểm soát cứng rắn việc xuất khẩu đối với Trung Quốc, nhằm cản trở hầu hết mọi khía cạnh của sự phát triển ngành bán dẫn ở nước này.
Các quy tắc này không chỉ ngăn cản các nhà sản xuất chip của Mỹ hỗ trợ việc sản xuất chip cao cấp ở Trung Quốc mà còn cấm các công ty từ các khu vực thứ 3 (chẳng hạn như TSMC) sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất để phục vụ cho các khách hàng Trung Quốc Đại lục trong một số trường hợp nhất định trừ khi được Mỹ chấp thuận.
TSMC hôm 13/10 cho biết, lợi nhuận ròng hàng quý đạt 8,81 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, tăng 79,7% so với một năm trước đó và là mức cao nhất từ trước tới nay.
TSMC chủ yếu đang mở rộng việc sản xuất chip theo công nghệ “nút trưởng thành” (mature node) ở Nam Kinh – nhà máy sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất của TSMC ở Trung Quốc Đại lục. Cơ sở này được mở năm 2018 và nằm trong phạm vi kiểm soát mới nhất của Washington.
Doanh thu của TSMC tại Trung Quốc Đại lục đã giảm đáng kể kể từ khi khách hàng lớn từ Đại lục là HiSilicon Technologies thuộc sở hữu của Huawei bị Mỹ cấm làm việc với bất cứ đối tác sản xuất nước ngoài nào sử dụng công nghệ của Mỹ trong quá trình sản xuất.
Trung Quốc Đại lục chiếm 10% doanh thu của TSMC vào năm 2021, giảm từ 17% vào năm 2020. Tổng doanh thu của TSMC từ Trung Quốc trong Quý 4/2021 đến tháng 6/2022 là 13%.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden
Dự đoán ảnh hưởng
Nhà phân tích của hãng đầu tư Sanford C. Bernstein, Mark Li cho biết, các quy tắc của Mỹ chỉ áp dụng cho các mặt hàng chip xử lý đồ họa tiên tiến nhất, dùng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu máy tính, ước tính rằng ít hơn 0,5% doanh thu TSMC cho năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, nếu các quy định được thắt chặt hơn nữa, thì sẽ có khoảng 5% doanh thu của TSMC bị ảnh hưởng, Bernstein ước tính.
Đảo Đài Loan nói gì?
Người đứng đầu Cơ quan kinh tế của Đài Loan (Trung Quốc) Vương Mỹ Hoa đánh giá thấp những tác động từ những hạn chế mới của Mỹ đối với nền kinh tế của hòn đảo, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư bình tĩnh và tin tưởng vào khả năng phục hồi của TSMC.
Người đứng đầu Cơ quan kinh tế của Đài Loan Vương Mỹ Hoa
Bà Vương Mỹ Hoa nói với Bloomberg hôm 12/10: “Lý do khiến các nhà đầu tư Đài Loan rất hoảng sợ là vì họ không hiểu rõ về các quy tắc.”
Đánh giá sơ bộ của ban lãnh đạo hòn đảo cho thấy những tác động tối thiểu sẽ xảy ra đối với ngành công nghiệp chip của khu vực này bởi các quy tắc tập trung vào công nghệ tiên tiến và không ảnh hưởng tới điện tử tiêu dùng, bà nói.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi nhận thấy rằng, vào thời điểm này, những ảnh hưởng là không quá lớn,” bà cho biết.
Cổ phiếu TSMC hồi đầu tuần đã giảm mạnh nhất trong 28 năm sau khi Mỹ tuyên bố kiểm soát chặt chẽ hơn việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc.
Cũng theo bà Vương, đảo Đài Loan (Trung Quốc) và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận về các kế hoạch chung để xác minh người dùng cuối của công nghệ chip và đảm bảo rằng những người dùng này sẽ không bán chip cho Đại lục.
Nỗi ám ảnh của Steve Jobs về iPhone và sự thật phía sau dòng chữ "Designed by Apple in California. Assembled in China"
Steve Jobs luôn muốn kiểm soát sức mạnh phần cứng song song với phần mềm, nhưng đến nay trái tim của iPhone - chip xử lý vẫn chủ yếu được sản xuất ở Đài Loan.
Kể từ khi iPhone ra đời, mối liên hệ của Apple và nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC đã trở nên khăng khít. Khi chip xử lý trên iPhone ngày một tiên tiến, TSMC cũng chứng minh thế độc quyền của mình trong việc đúc những chi tiết tinh vi, phức tạp. Hành trình iPhone của Apple dường như gắn chặt với TSMC.
Apple và nỗi ám ảnh của Steve Jobs
Người hưởng lợi lớn nhất từ sự trỗi dậy của các xưởng đúc như TSMC là một công ty mà hầu hết thậm chí không nhận ra họ có thể thiết kế chip: Apple. Tuy nhiên, công ty mà Steve Jobs tâm huyết luôn có kiến thức chuyên môn về phần cứng. Không có gì ngạc nhiên khi Táo khuyết muốn làm chủ thiết bị bằng việc kiểm soát cả con chip silicon bên trong.
Kể từ những ngày đầu làm việc tại Apple, Steve Jobs đã suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ giữa phần mềm và phần cứng. Năm 1980, khi tóc gần dài tới vai cùng bộ ria mép che mất môi trên, Steve Jobs đã có một bài giảng với câu hỏi: "Phần mềm là gì?"
Ông cho biết: " Điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến phần mềm là thứ thay đổi quá nhanh, hoặc bạn chưa biết chính xác mình muốn gì hoặc bạn không có thời gian để đưa nó vào phần cứng."
Steve Jobs không có thời gian để đưa tất cả ý tưởng vào phần cứng của iPhone thế hệ đầu tiên, vốn sử dụng hệ điều hành iOS của Apple nhưng lại phải thuê Samsung thiết kế và sản xuất chip. Chiếc điện thoại mang tính cách mạng này cũng có nhiều con chip khác: chip Intel, bộ xử lý âm thanh Wolfson, modem kết nối mạng di động do Infineon (Đức) sản xuất, chip Bluetooth do CSR thiết kế, bộ khuếch đại tín hiệu do Skyworks cung cấp, ... Tất cả đều được thiết kế bởi các công ty khác.
Khi Steve Jobs giới thiệu các phiên bản mới của iPhone, ông bắt đầu khắc sâu tầm nhìn của mình về chiếc smartphone được trang bị hoàn toàn bằng chip silicon của riêng Apple. Một năm sau khi ra mắt iPhone, Apple đã mua một công ty thiết kế chip nhỏ ở Thung lũng Silicon có tên là PA Semi, vốn có chuyên môn về các bộ xử lý tiết kiệm năng lượng. Chẳng bao lâu sau, Apple bắt đầu thuê một số nhà thiết kế chip giỏi nhất trong ngành. 2 năm sau, công ty tuyên bố đã thiết kế bộ xử lý ứng dụng của riêng mình, có tên A4, được sử dụng trong iPad mới và iPhone 4.
Ảnh minh họa
Việc thiết kế chip phức tạp bởi các bộ xử lý chạy trong smartphone rất đắt tiền. Đó là lý do hầu hết hãng smartphone tầm trung và thấp chọn cách mua chip có sẵn từ Qualcomm. Tuy nhiên, Apple đã đầu tư rất nhiều vào R&D (nghiên cứu & phát triển), các cơ sở thiết kế chip ở Bavaria, Israel cũng như Thung lũng Silicon - nơi các kỹ sư thiết kế những con chip mới nhất cho công ty. Giờ đây, Apple không chỉ thiết kế bộ vi xử lý cho hầu hết thiết bị mà còn cả những chip phụ hỗ trợ tích hợp trong phụ kiện như AirPods.
Khoản đầu tư vào silicon chuyên dụng này giải thích tại sao sản phẩm Apple hoạt động trơn tru như vậy. Trong vòng 4 năm kể từ khi iPhone ra mắt, Apple kiếm được hơn 60% tổng lợi nhuận từ việc bán smartphone, đè bẹp các đối thủ như Nokia, BlackBerry và khiến những nhà sản xuất Châu Á phải cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ.
Sự thật phía sau dòng chữ: "Designed by Apple in California. Assembled in China"
Giống Qualcomm và các hãng chip khác đã thúc đẩy cuộc cách mạng di động, mặc dù Apple thiết kế nhiều silicon hơn, nhưng họ không chế tạo bất kỳ loại chip nào trong số này.
Ảnh minh họa
Apple nổi tiếng với việc thuê các công ty khác (đặc biệt ở Trung Quốc) lắp ráp điện thoại, tablet và nhiều thiết bị khác. Hệ sinh thái lắp ráp ở Trung Quốc là nơi tốt nhất trên thế giới để chế tạo thiết bị điện tử. Các công ty Đài Loan như Foxconn và Wistron chịu trách nhiệm điều hành các cơ sở này cho Apple, có khả năng sản xuất điện thoại, PC và những thiết bị điện tử khác.
Tuy nhiên, dù các cơ sở lắp ráp ở các thành phố Trung Quốc như Đông Quan và Trịnh Châu đạt hiệu quả cao nhất thế giới, nhưng không có nghĩa là chúng không thể thay thế. Thế giới vẫn còn nhiều nhân công sẵn sàng thực hiện các thao tác gắn linh kiện vào iPhone với giá 1 USD/giờ. Foxconn lắp ráp hầu hết các sản phẩm Apple của mình ở Trung Quốc, nhưng họ cũng đang chuyển dịch một số cơ sở sang Việt Nam và Ấn Độ.
Không giống như công nhân dây chuyền lắp ráp, chip bên trong smartphone rất khó bị thay thế. Khi các linh kiện bán dẫn (transistor) được thu nhỏ, chúng trở nên khó chế tạo hơn bao giờ hết. Số lượng các công ty bán dẫn có thể chế tạo chip tiên tiến đã giảm dần theo thời gian.
Đến năm 2010, thời điểm mà Apple tung ra con chip đầu tiên, chỉ có vài xưởng đúc tiên tiến: TSMC đến từ Đài Loan, Samsung đến từ Hàn Quốc và GlobalFoundries. Intel vẫn là công ty hàng đầu thế giới trong việc thu nhỏ transistor nhưng họ lại tập trung vào phát triển những con chip cho PC và máy chủ của riêng mình, hơn là sản xuất bộ xử lý di dộng cho các công ty khác.
Do đó, chuỗi cung ứng điện thoại thông minh trông rất khác so với chuỗi cung ứng liên quan đến PC. Cả smartphone lẫn PC đều được lắp ráp phần lớn ở Trung Quốc, với các thành phần giá trị cao chủ yếu thiết kế ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
Đối với PC, hầu hết các bộ xử lý đến từ Intel và được sản xuất tại một trong những cơ sở ở Hoa Kỳ, Ireland hoặc Israel. Smartphone lại khác. Chúng chứa đầy chip, không chỉ bộ xử lý chính (Apple tự thiết kế), mà còn có cả chip modem và tần số vô tuyến để kết nối mạng di động, kết nối WiFi, Bluetooth, cảm biến hình ảnh cho camera, ít nhất 2 chip nhớ, ... cũng như những thành phần bán dẫn quản lý pin, âm thanh hay sạc không dây.
Khi năng lực chế tạo chất bán dẫn chuyển sang Đài Loan và Hàn Quốc, khả năng sản xuất nhiều loại chip này cũng tăng theo. Bộ xử lý iPhone của Apple được sản xuất độc quyền tại Đài Loan. Hiện tại, không có công ty nào ngoài TSMC có đủ kỹ năng chuyên môn cũng như năng lực sản xuất để tạo ra những con chip mà Apple cần.
Ảnh minh họa
Vì vậy, dòng chữ được khắc trên mỗi chiếc iPhone: "Designed by Apple in California. Assembled in China" (Được thiết kế bởi Apple ở California. Lắp ráp tại Trung Quốc) - rất dễ gây hiểu lầm. Các thành phần không thể thay thế nhất của iPhone thực sự được thiết kế ở California và lắp ráp tại Trung Quốc, nhưng điều quan trọng là chúng chỉ có thể được sản xuất tại Đài Loan.
Nokia: Sự trở lại của một tượng đài? Nokia từng là nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới trong giai đoạn đầu những năm 2000. Tuy nhiên, thương hiệu này đã dần trở nên mờ nhạt trong phân khúc điện thoại thông minh ngày nay. Biểu tượng của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nokia. Ảnh: Reuters Nokia từng là nhà sản xuất điện thoại di...