Niger cấm máy bay Pháp vào không phận
Không phận Niger “mở cửa cho tất cả các chuyến bay thương mại trong nước và quốc tế ngoại trừ máy bay của Pháp hoặc máy bay do Pháp thuê, bao gồm cả các chuyến bay của hãng hàng không Air France”.
Một chiếc Airbus A320 của Air France cất cánh từ sân bay Toulouse-Blagnac. Ảnh: AFP
Hãng tin AFP ngày 24/9 dẫn thông báo trên trang web của Cơ quan An toàn Hàng không ở châu Phi và Madagascar (ASECNA) cho biết, các nhà cầm quyền quân sự của Niger đã cấm “ máy bay Pháp” bay qua không phận nước này.
Một chiếc Airbus A320 của Air France cất cánh từ sân bay Toulouse-Blagnac vào ngày 10 tháng 2 năm 2015.
Video đang HOT
Không phận Niger “mở cửa cho tất cả các chuyến bay thương mại trong nước và quốc tế ngoại trừ máy bay của Pháp hoặc máy bay do Pháp thuê, bao gồm cả các chuyến bay của hãng hàng không Air France”, ASECNA nêu rõ trong tuyên bố.
Thông báo lưu ý không phận sẽ vẫn đóng cửa đối với “tất cả các chuyến bay quân sự, hoạt động và đặc biệt khác”, trừ khi nhận được sự cho phép trước.
Hãng hàng không Pháp Air France nói với AFP rằng họ đơn giản “không bay qua không phận Niger”. Niger đã mở lại không phận vào ngày 4/9 cho các chuyến bay thương mại sau gần một tháng đóng cửa.
Quốc gia Tây Phi trên trước đó tuyên bố rằng họ sẽ đóng cửa không phận do “mối đe dọa can thiệp từ các nước láng giềng”, khi Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi đe dọa hành động quân sự để khôi phục chức vụ cho vị Tổng thống đắc cử Mohamed Bazoum, người đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào ngày 26/7.
Pháp đã nhiều lần ủng hộ khối Tây Phi và quan hệ giữa Paris và Niamey luôn ở mức thấp nhất kể từ cuộc đảo chính.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ chấm dứt hợp tác quân sự với Niger và rút binh sĩ khỏi quốc gia Tây Phi vào cuối năm nay. Theo ông Macron, Pháp sẽ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao ra khỏi thủ đô Niamey của Niger. Ông khẳng định Paris vẫn coi Tổng thống bị lật đổ Bazoum là nhà lãnh đạo hợp pháp của Niger.
Liên minh phản liên kết
Ở vùng Sahel của châu Phi, 3 nước Mali, Burkina Faso và Niger đã cùng nhau thành lập liên minh quân sự và an ninh.
Tinh thần và nội dung quan trọng nhất, nổi bật nhất của thỏa thuận này là 3 nước trợ giúp lẫn nhau khi bị đe dọa an ninh từ bên trong cũng như bên ngoài, đặc biệt khi bị bên ngoài tấn công.
Việc 3 nước này co cụm lại với nhau như thế là điều dễ hiểu, bởi ở cả ba nơi đều xảy ra đảo chính quân sự và hiện đều do giới quân sự cầm quyền. Họ đều có mối lo chung về đe dọa an ninh ở bên trong là hoạt động khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan và tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Họ đều phải đối phó với nguy cơ bị bên ngoài can thiệp quân sự để khôi phục chính thể dân sự. Mỹ và Pháp hiện vẫn có quân đội triển khai ở Niger.
Binh sĩ Burkina Faso tuần tra trên một con đường thuộc khu vực Sahel. Ảnh AFP
Liên minh Châu Phi và tổ chức Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) mà 3 nước kia đều là thành viên đang cảnh báo và đã lên kế hoạch đưa lực lượng quân sự của họ vào các quốc gia này. Một khi bị ngoại công, nội ứng thì chắc chắn sẽ vô cùng nguy hại đối với chính quyền quân sự ở 3 nước kia. Bộ ba này ý thức được rằng chỉ cần một trong 3 nơi chính quyền quân sự bị xóa sổ bởi can thiệp quân sự từ bên ngoài thì chính quyền quân sự ở 2 nơi còn lại cũng không thể thoát. Cho nên liên minh quân sự và an ninh với nhau như thế là cách thức tốt nhất, cũng là sự lựa chọn duy nhất giúp từng bên tự bảo vệ mình và bộ ba bảo vệ lẫn nhau.
Họ có bảo vệ lẫn nhau được hay không lại là chuyện khác. Chỉ riêng việc co cụm lại như thế thôi đã chẳng khác gì liên minh đối phó và chống chọi liên kết. Nếu bộ ba đối phó thành công thì giới quân sự ở các quốc gia châu Phi thậm chí còn được cổ vũ tiến hành đảo chính.
Giới khoa học Trung Quốc chế tạo chip radar mạnh chưa từng có Nhóm nhà nghiên cứu tại một công ty quốc phòng của Trung Quốc tuyên bố họ đã chế tạo một loại chip radar có công suất kỷ lục bằng cách dùng công nghệ bán dẫn. Ảnh minh hoạ: Ảnh: Shutterstock Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, con chip có kích cỡ chỉ bằng ngón tay này có thể tạo ra tín...