Niềng răng tháo lắp giá bao nhiêu và 5 lưu ý quan trọng bạn nên biết
Niềng răng tháo lắp là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được nhiều bạn trẻ lựa chọn để điều chỉnh hàm răng hô, móm, thưa, lệch lạc. Tuy nhiên để việc niềng răng diễn ra hiệu quả bạn cần lưu ý những vấn đề như tái khám định kỳ, phương pháp niềng và địa chỉ nha khoa uy tín…
Niềng răng tháo lắp là gì?
Niềng răng tháo lắp hay còn gọi là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng những máng niềng bằng nhựa trong suốt điều chỉnh răng trở về đúng vị trí trên cung hàm. Với ưu điểm nổi bật là khay niềng được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho từng khách hàng, niềng răng tháo lắp đảm bảo tính thẩm mỹ cao trong suốt quá trình chỉnh nha.
Khi niềng răng trong suốt, bạn có thể tự tháo lắp máng niềng dễ dàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc chỉnh răng diễn ra hiệu quả, cách 3 – 4 tuần, bạn nên đến nha khoa tái khám một lần để bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ di chuyển của răng.
Các phương pháp niềng răng tháo lắp và bảng giá
Các phương pháp niềng răng tháo lắp hiện nay phổ biến với 02 phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign và eCligner. Trung bình, cách 02 tuần bạn thay máng niềng một lần để dịch chuyển răng từng chút một về đúng vị trí trên cung hàm.
Invisalign là phương pháp chỉnh nha có xuất xứ từ Mỹ. Trung bình, một ca niềng răng Invisalign sử dụng từ 25 – 40 máng niềng. Chi phí cho một ca niềng răng Invisalign dao động từ 85 – 100 triệu tùy tình trạng răng (thông tin tham khảo bảng giá niềng răng nha khoa Up Dental tháng 06/2019). Sở dĩ chi phí niềng răng Invisalign cao gấp 2 – 3 lần niềng răng mắc cài là vì Invisalign có ưu thế về mặt thẩm mỹ. Đồng thời, khi khách hàng niềng răng Invisalign, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và gửi sang đơn vị sản xuất khay niềng Invisalign (Mỹ) để làm ra trọn bộ khay niềng nên chi phí vận chuyển sẽ cao hơn.
eCligner: Là phương pháp chỉnh nha xuất xứ từ Hàn Quốc. Tương tự niềng răng Invisalign, người niềng phải khay eCligner trung bình từ 20 – 22 giờ/ngày. Chi phí niềng răng eCligner dao động từ 55 – 70 triệu tùy tình trạng răng (thông tin tham khảo bảng giá niềng răng nha khoa Up Dental tháng 06/2019). Khi niềng răng eCligner, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, hướng di chuyển răng và đặt hàng công ty eCligner ở Hàn Quốc để làm ra trọn bộ khay niềng cho khách hàng.
Hai đại diện niềng răng tháo lắp phổ biến hiện nay
5 lưu ý quan trọng người niềng răng tháo lắp nên biết
Hiện nay, niềng răng tháo lắp được nhiều người lựa chọn vì tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn niềng răng này để khắc phục hàm răng xấu xí, bạn nên biết 5 lưu ý quan trọng sau:
Tìm hiểu rõ phương pháp niềng răng tháo lắp
Việc tìm hiểu phương pháp niềng răng trước khi chỉnh nha là điều rất quan trọng dù là niềng răng tháo lắp hay niềng răng thông thường. Những thông tin cần lưu ý như đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, ưu và hạn chế bạn cần phải đặc biệt quan tâm… Và điều đặc biệt là phương pháp này có phù hợp với tình trạng răng của bạn hay không?
Niềng răng tháo lắp sẽ nhanh và hiệu quả cho những trường hợp chỉnh răng xoay nhẹ, răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc mức độ nhẹ hoặc trung bình. Những trường hợp khiếm khuyết răng mức độ khó hay phức tạp, bạn nên cân nhắc chọn các phương pháp niềng răng mắc cài có thể sẽ hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Chủ động trong việc đeo khay niềng tháo lắp
Đối với phương pháp niềng răng trong suốt, việc chủ động đeo khay niềng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Mỗi ngày bạn nên đeo khay niềng từ 20 – 22 giờ để răng dịch chuyển theo đúng tiến độ bác sĩ đã đề ra.
Để niềng răng tháo lắp hiệu quả người niềng phải chủ động mang khay thường xuyên
Chủ động tái khám định kỳ
Rất nhiều khách hàng chủ quan về việc tái khám định kỳ trong quá trình niềng. Việc tái khám hàng tháng giúp bác sĩ kiểm tra mức độ di chuyển của răng, phát hiện và can thiệp sớm các bệnh lý răng miệng, từ đó bảo vệ răng miệng khỏe mạnh và rút ngắn thời gian chỉnh nha. Trung bình các 3 – 4 tuần, bạn nên đến nha khoa tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Thói quen ăn uống và chăm sóc vệ sinh răng miệng
Trong quá trình niềng răng tháo lắp, bạn nên đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Về ăn uống: Bạn nên hạn chế một số đồ ăn cứng, dai trong quá trình niềng răng tháo lắp. Vì lúc này răng đang trong quá trình di chuyển, cả xương hàm và răng khá yếu nếu dùng lực nhai quá mạnh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha, gây cảm giác đau nhức không cần thiết. Ngoài ra những thức ăn hay nước uống quá lạnh, quá nóng, có màu bạn nên hạn chế, thay vào đó bạn có thể ăn những món mềm và dễ nhai. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung một số chất cho cơ thể như ngũ cốc, bơ, rau xanh, chất đạm, canxi… để tốt cho răng cũng như sức khỏe trong những ngày niềng răng.
- Về vệ sinh răng miệng: Khác với những phương pháp niềng mắc cài, niềng răng trong suốt cho phép bạn dễ dàng tháo lắp khay niềng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế sau khi ăn uống bạn nên vệ sinh răng miệng, vệ sinh khay niềng thật kỹ để loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Bạn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
Theo ngoisao.vn
1001 nỗi khổ khi niềng răng, cảm giác "thốn tận rốn" chỉ ai từng trải qua mới thấu hết
Nhìn những người đã trải qua niềng răng và có một hàm răng đẹp, chắc hẳn ai cũng sẽ ngưỡng mộ và ngay lập tức muốn đi niềng răng để trở nên xinh đẹp như họ. Thế nhưng, bạn có biết, để có được vẻ đẹp hiện tại, họ trải qua những gì?
Niềng răng là một biện pháp chỉnh nha khá phổ biến nhằm mang lại một hàm răng đều và đẹp hơn. Hiện nay, xu hướng niềng răng đang ngày càng được nhiều người quan tâm và thực hiện hơn bởi những tác dụng mà nó mang lại. Điều đặc biệt nhất chính là chứng kiến sự thay đổi trước và sau của những người đã thực hiện niềng răng. Điều đó vô cùng bất ngờ, thậm chí còn khiến một số người muốn... đi niềng răng ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn khi niềng răng khiến chúng ta chùn bước.
Niềng răng là một "công cuộc" vô cùng gian nan
Không có gì là dễ dàng cả, và niềng răng cũng vậy. Để có được hàm răng đẹp, ngay từ khi bắt đầu đi niềng răng, bạn sẽ phải trải qua cả tá các công đoạn, từ khám tổng quát, kiểm tra răng, rồi thiết kế mắc cài phù hợp với hàm răng của từng người, sau đó là hàng loạt các thao tác khác để có thể lắp niềng răng vào hàm của bạn...
Trong quá trình niềng răng, chúng ta còn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đến khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh lại niềng. Và mỗi lần như thế, đương nhiên là bạn sẽ bị... "thêm một lần đau" rồi!
Cùng nghe những người trong cuộc nói gì về niềng răng nhé:
Ngô Lệ Ngân (1996) - Hà Nội
Sở dĩ phải đi niềng răng là vì Lệ Ngân có một chiếc răng cửa bị mọc chèn lên các răng khác, điều này khiến cô bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Sau khi đi khám, bác sĩ cho biết, Lệ Ngân còn bị lệch khớp cắn và đường chỉ răng giữa hai hàm cũng lệch nhau nên cần phải niềng răng ngay để tránh tình trạng về già bị rụng răng. Ngoài ra, một yếu tố nữa khiến Lệ Ngân quyết tâm đi niềng răng có liên quan đến người yêu cũ. Ngày trước, chính anh chàng này đã chê Lệ Ngân có răng xấu nên cô nàng càng cảm thấy tự ti hơn.
Lệ Ngân bắt đầu niềng răng từ ngày 18/03/2019, cô bạn này lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và sau khoảng 2 năm sẽ được tháo niềng.
Hiện tại thì Lệ Ngân đã trải qua hơn 2 tháng rưỡi đeo "răng sắt", tức là mới chỉ được khoảng 1/10 quãng thời gian "biến thành thiên nga". Tuy nhiên, cô bạn này không quá sốt ruột chuyện niềng răng và luôn tự nhủ rằng "đẹp muộn còn hơn không bao giờ đẹp".
Nói về những vấn đề thường hay gặp phải trong quá trình niềng răng, Lệ Ngân cho biết: "Trong nửa tháng đầu tiên, mình cảm thấy rất đau và chỉ ăn được súp, sau nửa tháng thì ăn được cá mà khóc vì hạnh phúc. Tiếp đó là stress, mình vốn chỉ cao 1m67, nặng có 44kg, sau khi niềng răng càng sợ gầy hơn nên cố uống sữa, ăn thêm váng sữa và mấy đồ nhuyễn mềm. Ăn nhiều đến mức phát sợ nhưng vẫn cố ăn để không sút cân. Sau đấy là chuyện vệ sinh răng miệng cũng rất mệt mỏi, cứ ăn xong là phải đánh răng nếu không thì ngậm miệng vào chả dám nói chuyện với ai. Ngoài ra, vì thuộc dạng nong hàm rộng ra nên mắc cài cọ vào khiến niêm mạc miệng của mình luôn bị xước và rỉ máu. Đặc biệt, mình còn bị chốc mép trong khoảng 1 tháng và giờ môi ở chỗ tiếp xúc với mắc cài cứ bong hết lớp da này đến lớp da khác, bôi kem dưỡng mà thấy xót xa thôi rồi".
Lệ Ngân chia sẻ, giờ thì đã dần quen với "hàm răng sắt" nên cũng bớt stress và thoải mái hơn trước.
Trương Thị Hồng Xuân (1991) - TP. Hồ Chí Minh
Hồng Xuân có ước mơ niềng răng từ khi còn nhỏ do phần răng cửa bị to và chìa ra ngoài. Bác sĩ gọi trường hợp răng của Hồng Xuân là răng hô, các răng bên cạnh bị xô lệch rất nhiều nên cô bạn này không tự tin mỗi khi cười hở răng. Tới khi đi làm và đủ điều kiện kinh tế, Hồng Xuân mới quyết định thay đổi bản thân bằng bước ngoặt đi niềng răng.
Hồng Xuân đi niềng răng từ tháng 4 năm 2018, cô bạn này chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại vì độ phổ biến và tính ổn định trong suốt quá trình niềng. Case của Hồng Xuân mất khoảng 2 năm sẽ được tháo niềng. Thời gian đầu, do chưa quen nên cô bạn này cảm thấy rất khó khăn trong chuyện ăn uống, thậm chí, Hồng Xuân còn từng nghĩ tới chuyện tháo niềng. Tuy nhiên, sau 1 tháng quen dần với bộ "răng sắt" này thì Hồng Xuân đã không còn thấy khó chịu nữa. Cho đến thời điểm hiện tại, dù quá trình niềng răng diễn ra rất chậm nhưng cô bạn này tin rằng mình sẽ sớm có hàm răng vào khuôn đẹp như mong muốn nên không để ý nhiều đến chiếc niềng nữa.
Bên cạnh đó cũng có nhiều bình luận "kể khổ" trong quá trình "đeo hàm sắt" của mình:
- Nỗi khổ niềng răng kéo dài tận 2 năm trời đồng nghĩa bạn phải chịu đeo "hàm sắt" ngần ấy thời gian
- Mình phải nhổ tận 4 cái răng, đấy là chưa kể răng khôn đâu...
- Suốt một tháng đầu tiên không ăn uống được gì cả vì khi ăn, đồ ăn sẽ mắc vào răng. Không chỉ khó khăn trong ăn uống còn ngại ngùng cả khi giao tiếp nữa.
- Niềng răng đã khiến khuôn mặt của mình ốm lại và giảm cả cân chỉ vì niềng răng.
- Những nỗi đau phải chịu khi niềng răng thì không kể xiết, đến mức cô bạn còn khuyên mọi người rằng, nếu không bắt buộc thì... tốt nhất đừng đi niềng làm gì cho khổ ra.
- Đau đến mức không ngủ được, và phải từ bỏ cả những sở thích của mình
Không chỉ đau đớn, khó khăn trong ăn uống, cô nàng dưới đây còn bị mất cả người yêu chỉ vì niềng răng:
Mới đây dân tình được phen cười chua chát với tâm sự của một cô gái có hoàn cảnh quá "éo le". Vì muốn bản thân đẹp hơn trong mắt người yêu mà cô nàng đầu tư đi niềng răng. Do quá trình niềng răng người niềng phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Nên xét về mặt thẩm mỹ, nó không được đẹp cho lắm nhưng về tác dụng lâu dài thì đây là cách tốt nhất để bạn gái có nụ cười tự tin.
Tâm sự của cô gái được đăng trên một hội nhóm. Ảnh chụp màn hình.
Cô gái "tội nghiệp" đăng đàn chia sẻ nỗi khổ tâm khi cuộc tình 2 năm kết thúc chỉ vì một lý do lãng xẹt. Anh chàng kia còn nói thêm: "Em nâng mũi cũng được, độn cằm cũng ok nhưng không nhất thiết phải niềng răng vì răng em không xấu". Cô nàng cũng nhắc lại việc đã nói qua chuyện niềng răng từ trước và trấn an tinh thần người yêu rằng: "Niềng răng xong càng xinh" nhưng anh vẫn giữ một thái độ bực bội khó tả.
Cuối cùng anh chàng đưa ra lý do thực sự của hành động đòi chia tay là: "Nếu niếng răng rồi thì hôn hít thế nào nữa". Thật là một câu chuyện tình khó đưa ra lời bình luận.
Nhiều ý kiến cộng đồng mạng cho rằng cô gái có hàm răng khá đẹp và không nhất thiết phải can thiệp đến chỉnh sửa nhưng cũng vẫn phải phê phán thái độ đáng trách của anh chàng người yêu.
Mỗi người một lý do, nhưng về cơ bản thì những người quyết định niềng răng đều vì những nguyên nhân chung là có hàm răng chưa thực sự đẹp như răng khấp khểnh, răng thưa, răng hơi hô... Với rất nhiều lợi ích như có hàm răng đều hơn, đẹp hơn, ăn uống dễ dàng hơn, sức khoẻ răng miệng tốt hơn, thì điều có thể dễ dàng nhận ra nhất chính là thay đổi gương mặt của họ theo hướng tích cực. Nhìn những người đã trải qua niềng răng và có một hàm răng đẹp, chắc hẳn ai cũng sẽ ngưỡng mộ và ngay lập tức muốn đi niềng răng để trở nên xinh đẹp như họ.
Còn bạn thì sao? Bạn đã trải qua thời kì niềng răng thế nào? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Theo bestie.vn
Mách nước hội chị em răng xấu: Niềng răng mắc cài sứ tự buộc và bí quyết có nụ cười tự tin Niềng răng mắc cài sứ tự buộc sử dụng mắc cài và dây cung điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện những khiếm khuyết về răng như hô, móm, thưa, lệch lạc... Với ưu điểm mắc cài được làm bằng chất liệu sứ cao cấp có màu gần giống với màu răng, phương pháp này được nhiều chị...