Niềm tin lan rộng, phố Wall lên đỉnh lịch sử mới
Tin vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất và kỳ vọng Mỹ – Trung sẽ nối lại đàm phán thương mại giúp phố Wall tiếp tục có phiên khởi sắc trong ngày thứ Năm (20/6), trong đó Dow Jones và S&P 500 thiếp lập đỉnh cao lịch sử mới.
Ảnh AFP
Trong phiên thứ Tư (19/6), sau thời gian lình xình, phố Wall đã vùng tăng trong ít phút cuối phiên sau khi có kết quả cuộc họp của Fed với giọng điệu ôn hòa và tuyên bố sẵn sàng giảm lãi suất trong những tháng tới nếu kinh tế Mỹ yếu kém.
Tiếp nối niềm tin này, cùng với khả năng Mỹ và Trung Quốc nối lại các cuộc đàm phán trước cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 cuối tháng ở Nhật Bản như thông báo trước đó của ông Trump giúp phố Wall duy trì đà tăng trong phiên thứ Năm với mức tăng mạnh hơn nhiều phiên thứ Tư.
Bên cạnh đó, sự khởi sắc của giá dầu thô cũng giúp nhóm cổ phiếu năng lượng tăng vọt hơn 2,2% trong phiên, qua đó góp phần kéo phố Wall tăng mạnh. Trong đó, Dow Jones và S&P 500 đã thiết lập mức đỉnh lực sử mới, còn Nasdaq cũng đang ở gần mức đỉnh lịch sử.
Kết thúc phiên 20/6, chỉ số Dow Jones tăng 249,17 điểm ( 0,94%), lên 26.753,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,72 điểm ( 0,95%), lên 2.954,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 64,02 điểm ( 0,80%), lên 8.051,34 điểm.
Sau khi Fed ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra giọng điệu ôn hòa về chính sách tiền tệ của ECB, thậm chí có biết có thể giảm lãi suất, hoặc mở rộng chương trình mua trái phiếu nếu kinh tế khu vực đồng euro suy yếu, đến lượt Fed sau cuộc họp 2 ngày kết thúc chiều thứ Tư cũng đưa ra thông điệp tương tự. Theo đó, Fed giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp này, nhưng ngỏ ý sẵn sàng giảm lãi suất trong các tháng tới nếu kinh tế Mỹ yếu kém.
Tiếp đến, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dù đi ngược lại với Fed và ECB khi đe dọa tăng và không giảm lãi suất, nhưng hôm thứ Năm, Ủy ban Chính sách tiền tệ cắt giảm dự báo tăng trưởng quý II của Anh xuống 0, khiến thị trường dự đoán BoE sẽ phải nghĩ lại. Trong cuộc họp kết thúc hôm thứ Năm, BoE đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất.
Video đang HOT
Với động thái trên của các ngân hàng trung ương, cùng kỳ vọng cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung sẽ được nối lại giúp chứng khoán châu Âu hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm lên mức cao nhất 6 tuần sau phiên điều chỉnh trước đó.
Kết thúc phiên 20/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 20,90 điểm ( 0,28%), lên 7.424,44 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 46,86 điểm ( 0,38), lên 12.355,39 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 17,13 điểm ( 0,31%), lên 5.535,57 điểm.
Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng mạnh trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với việc Fed sẵn sàng cắt giảm lãi suất, cung kỳ vọng cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung sẽ được nối lại để tìm được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài gần 1 năm qua. Trong đó, chứng khoán Nhật Bản dù hãm đà tăng do đồng yên tăng, nhưng vẫn lên mức cao nhất 6 tuần, chứng khoán Trung Quốc lên mức cao nhất 8 tuần và chứng khoán Hồng Kông lên mức cao nhất gần 6 tuần.
Kết thúc phiên 20/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 128,99 điểm ( 0,60%), lên 21.462,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 69,32 điểm ( 2,38%), lên 2.987,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 348,29 điểm ( 1,23%), lên 28.550,43 điểm.
Tương tự, giá vàng cũng tiếp tục tăng vọt trong phiên thứ Năm, thậm chí mức tăng còn gấp đôi so với phiên thứ Tư, lên mức cao nhất 5 năm khi kim loại quý được hưởng lợi từ chính sách tiền tệ ôn hòa của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed và ECB sẵn sàng giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Ngoài ra, vai trò trú ẩn an toàn của vàng cũng được nâng cao do căng thẳng gia tăng ở vùng vịnh giữ Mỹ và Iran.
Kết thúc phiên 20/6, giá vàng giao ngay tăng 28 USD ( 2,06%), lên 1.387,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 48,1 USD ( 3,57%), lên 1.396,9 USD/ounce.
Giá dầu thô sau phiên điều chỉnh nhẹ hôm thứ Tư, cũng quay đầu tăng mạnh trong phiên thứ Năm khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ, làm gia tăng thêm căng thẳng và làm dấy lên lo ngại sẽ có cuộc đối đầu quân sự giữa Tehran và Washington. Bên cạnh đó, việc Fed sẵn sàng giảm lãi suất khiến đồng USD giảm mạnh cũng hỗ trợ cho các loại hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh như vàng, dầu mỏ.
Kết thúc phiên 20/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,89 USD ( 5,38%), lên 56,65 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,63 USD ( 4,25%), lên 64,45 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Sau ông Trump, giới đầu tư lại được nhận quà từ Fed
Kết quả cuộc họp kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến giới đầu tư vui mừng và giúp phố Wall tiếp tục tăng điểm trong phiên thứ Tư (19/6) sau phiên khởi sắc trước đó (18/6).
Ảnh AFP
Sau phiên khởi sắc hôm thứ Ba, phố Wall lình xình trong phần lớn thời gian của phiên thứ Tư khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed.
Theo kết quả cuộc họp kết thúc vào chiều thứ Tư, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất đúng như dự báo của thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban thị trường mở của Fed (FOMC) cho biết, cơ quan này sẽ hạ lãi suất trong các tháng tới nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại. FOMC dự kiến kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng nhưng bất ổn ảnh hưởng đến triển vọng này đã tăng lên.
Cũng theo thông báo này, khoảng một nửa số thành viên FOMC hy vọng Fed sẽ giảm lãi suất ít nhất 1 lần trong năm nay.
Kết quả cuộc họp của Fed, cùng kỳ vọng Mỹ - Trung nối lại đàm phán thương mại sau thông báo trên twitter hôm thứ Ba của Tổng thống Mỹ Donald Trump, giới đầu tư đã trút bỏ sự thận trọng để mạnh dạn xuống tiền, kéo các chỉ số chính của phố Wall đi lên cuối phiên.
Tuy nhiên, đà tăng không mạnh do tác động ngược của cổ phiếu Facebook khi giảm 0,5% sau khi kế hoạch đầy tham vọng ra đời tiền điện tử bị nhiều nhà lập pháp Mỹ phản đối.
Kết thúc phiên 19/6, chỉ số Dow Jones tăng 38,48 điểm ( 0,15%), lên 26.504,00 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,71 điểm ( 0,30%), lên 2.926,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 33,44 điểm ( 0,42%), lên 7.987,32 điểm.
Trong khi đó, do kết thúc trước cuộc họp của Fed, nên chứng khoán châu Âu chủ yếu giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa ít thay đổi trong phiên thứ Tư, ngoại trừ chứng khoán Anh giảm khá mạnh.
Kết thúc phiên 19/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 39,50 điểm (-0,53%), xuống 7.403,54 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 23,22 điểm (-0,19), xuống 12.308,53 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 8,73 điểm ( 0,16%), lên 5.518,45 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, cũng giống chứng khoán Âu, Mỹ trong phiên tối thứ Ba, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc trong phiên thứ Tư khi nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ - Trung sẽ nối lại đàm phán thương mại sau câu Tweet của ông Trump. Trong đó, chứng khoán Hồng Kông có phiên tăng tốt nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Kết thúc phiên 19/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 361,16 điểm ( 1,72%), lên 21.333,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 27,65 điểm ( 0,96%), lên 2.917,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 703,37 điểm ( 2,56%), lên 28.202,14 điểm.
Cũng giống chứng khoán, nhà đầu tư trên thị trường vàng giữ tâm lý thận trọng chờ đợi cuộc họp của Fed khiến giá kim loại quý đi ngang trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên thứ Tư. Tuy nhiên, sau khi có kết quả cuộc họp, giá vàng đã tăng vọt trong ít phút cuối phiên.
Kết thúc phiên 19/6, giá vàng giao ngay tăng 14 USD ( 1,04%), lên 1.359,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 1,9 USD (-0,14%), xuống 1.348,8 USD/ounce.
Trên thị trường dầu mỏ, sau phiên khởi sắc hôm thứ Ba, giá dầu thô đã điều chỉnh nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư khi nỗi lo về nhu cầu vẫn đang lấn át những căng thẳng ở Trung Đông.
Kết thúc phiên 19/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,14 USD (-0,26%), xuống 53,76 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,32 USD (-0,52%), xuống 61,82 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư đặt cược vào Fed Dữ liệu việc làm mới công bố khiến giới đầu tư đặt cược vào khăng Fed sẽ giảm lãi suất ít nhất 1 lần trong năm nay nên hồ hởi xuống tiền, giúp phố Wall tăng mạnh. Ảnh AFP Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ chỉ tạo thêm 75.000 việc làm,...