Niêm mạc mũi là nơi virus xâm nhập chính, Nga muốn xuất khẩu vắc xin dạng xịt mũi
Nga cho biết họ có kế hoạch xuất khẩu vắc xin COVID-19 Sputnik dạng xịt mũi. Đây cũng là loại mà Tổng thống Vladimir Putin đã dùng như liều tăng cường.
Tổng thống Nga Putin đã thử nghiệm vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi – Ảnh: REUTERS
Tổng thống Putin nói rằng ông đã được tiêm liều tăng cường bằng vắc xin Sputnik Light 6 tháng sau khi tiêm liều 2 vắc xin Sputnik V vì lượng kháng thể của ông đã giảm xuống.
Ông nói liều tăng cường gồm một mũi tiêm, sau đó 1 ngày thì xịt một loại bột vào 2 lỗ mũi. Điện Kremlin sau đó làm rõ rằng thuốc xịt là chất lỏng chứ không phải dạng bột.
Video đang HOT
“Tôi không cảm thấy gì. Hôm nay tôi đã chơi 2 môn thể thao vào buổi sáng”, ông Putin nói vào ngày 24-11.
Vắc xin dạng xịt mũi được phát triển bởi Viện Gamaleya, dựa trên vắc xin Sputnik V.
Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị sản xuất vắc xin hàng đầu trong nước, cho biết Nga sẽ xuất khẩu vắc xin xịt mũi vào năm tới.
Các quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu phát triển vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi, vì niêm mạc mũi được xác định là nơi xâm nhập chính của virus SARS-CoV-2.
Phiên bản gốc của vắc xin Sputnik V do Nga sản xuất bao gồm 2 liều, vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt. Hãng tin Reuters cho rằng vắc xin dạng xịt của Nga có thể gặp vấn đề tương tự.
Ông Dmitriev cho biết Nga đang đợi một nhóm chuyên gia từ WHO đến thăm vào tháng 12 để xem xét phê duyệt vắc xin Sputnik V.
RDIF và Viện Gamaleya cho biết thử nghiệm trên 18.600 người ở nước San Marino (thuộc châu Âu) cho thấy Sputnik V có hiệu quả 80% từ 6 đến 8 tháng sau tiêm.
Nga đã phát triển vắc xin nội địa từ rất sớm. Điện Kremlin đổ lỗi cho tâm lý e ngại tiêm chủng dẫn tới dịch bùng phát trong thời gian gần đây. Tháng 10 là tháng chết chóc nhất của đại dịch cho tới nay ở Nga.
Tổng thống Putin vẫn luôn nói về trải nghiệm của bản thân với Sputnik V để đảm bảo sự an toàn của vắc xin này.
WHO tiếp tục đánh giá vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này tiếp tục tiến trình xem xét, đánh giá để cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V do Nga sản xuất, sau một thời gian bị đình trệ.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, bà Mariangela Simao đưa ra thông tin trên khi phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/11 và cho biết cần trao đổi thêm thông tin với đơn vị sản xuất vaccine Sputnik V của Nga.
Theo bà Simao, WHO vẫn cần nhận được hồ sơ đầy đủ về vaccine Sputnik V và có những vấn đề cần được xử lý liên quan đến việc kiểm tra tại các cơ sở sản xuất. Bà cho biết WHO sẽ tổ chức cuộc họp đánh giá vaccine Sputnik V vào tuần tới.
Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được Nga phê duyệt từ tháng 8/2020, đạt hiệu quả hơn 91% và hiện được sử dụng ở hơn 70 quốc gia trên toàn cầu.
Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết tất cả những vướng mắc cản trở việc đăng ký vaccine Sputnik V phòng COVID-19 tại WHO đã được gỡ bỏ. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng xác nhận đã thảo luận với giới chức Nga về quy trình đăng ký vaccine Sputnik V vào danh mục các loại thuốc được WHO khuyến cáo sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phòng chống COVID-19. Việc WHO phê duyệt vaccine Sputnik V cũng có thể mở đường cho loại vaccine này được cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn thông qua sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Hiện WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 6 loại vaccine ngừa COVID-19, gồm vaccine của công ty Bharat Biotech (Ấn Độ), hãng Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức), Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Johnson&Johnson (Mỹ) và Sinopharm (Trung Quốc).
Nga sắp có vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trên nền tảng Sputnik V Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/11, Bộ trưởng Y tế Liên bang Nga, ông Mikhail Murashko tuyên bố trước tình hình tỷ lệ trẻ em bị mắc COVID-19 ở nước này ngày càng tăng, một loại vaccine trên nền tảng của vaccine Sputnik V đã được phát triển để bảo vệ trẻ em và đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối...