Niềm hạnh phúc của anh em song sinh tổ chức đám cưới chung một ngày
Đám cưới luôn được xem là chuyện trọng đại, đáng nhớ của đời người. Khi con cái trưởng thành, có tổ ấm riếng, bố mẹ cũng sẽ yên tâm phần nào bởi các con đã có người bạn đời ở bên, cùng trải qua những thăng trầm cuộc sống.
Như trường hợp dưới đây, 2 chàng trai song sinh lấy vợ cùng một ngày thì chắc chắn niềm vui của người làm bố làm mẹ sẽ được nhân đôi.
Tài khoản TikTok P.T đã chia sẻ lại đoạn clip ghi lại kỉ niệm đáng nhớ trong ngày cưới đặc biệt của mình kèm dòng trạng thái: “Tuyệt vời nhất là khi chúng ta sinh ra cùng nhau và đón chào ngày trọng đại cùng nhau”. Nhân vật chính là hai chú rể có vẻ ngoài giống hệt nhau. Được biết, họ là anh em sinh đôi, cùng tổ chức hôn lễ chung một ngày.
Cặp anh em sinh đôi tổ chức đám cưới chung một ngày. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok P.T)
Đáng nói, do là sinh đôi nên nếu quan khách không nhìn kĩ còn có thể dễ dàng nhầm lẫn. Cả 2 chàng rể đều mang vẻ đẹp điển trai và cuốn hút, người ngoài khó nhận ra đâu là anh, đâu là em. Họ rạng rỡ đứng bên cạnh cô dâu xinh đẹp nhất của cuộc đời mình.
Cặp anh em song sinh hạnh phúc bên cô dâu của mình. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok P.T)
Không chỉ tương đồng về ngoại hình, cả hai còn cố tình chọn trang phục cưới giống nhau. Điều này càng làm nổi bật nét đặc biệt trong đám cưới “có 1-0-2″.
Hai cặp đôi vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm với nhau cũng như bạn bè của đôi bên, lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời, bởi hiếm lắm mới có một đám cưới có đến 2 cô dâu và 2 chú rể như thế này.
Cặp đôi vui vẻ chụp hình làm kỉ niệm. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok P.T)
Chắc chắn, nhìn các con hạnh phúc khi tìm được nửa yêu thương, bố mẹ của hai chàng rể cũng rất đỗi hạnh phúc. Càng ý nghĩa hơn vì được tổ chức lễ cưới cho 2 con trai trong cùng một ngày.
Hình ảnh này ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã lập tức được bàn tán sôi nổi. Đa phần mọi người đều tỏ ra thích thú, ai cũng dành lời khen ngợi đến nhan sắc của cô dâu chú rể, đồng thời gửi lời chúc phúc đến họ.
Đám cưới đặc biệt thu hút sự chú ý của dân tình. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok P.T)
Clip: Hạnh phúc của cặp anh em song sinh tổ chức đám cưới cùng một ngày. (Nguồn: TikTok P.T)
Đây không phải lần đầu tiên dân tình chứng kiến sự việc anh chị em sinh đôi tổ chức đám cưới cùng ngày. Trước đó, cặp anh em song sinh làm đám cưới với 2 chị em sinh đôi tại Cà Mau cũng từng gây xôn xao.
Đám cưới của cặp anh em sinh đôi với chị em song sinh. (Ảnh: Trí thức trẻ)
Cụ thể, 2 anh em Châu Diễm Kỳ và Châu Diễm Phong đã kết hôn cùng 2 chị em Lê Ngọc Huyền và Lê Huyền Trân. Đám cưới của các cặp đôi này đều cùng diễn ra vào ngày 12/5/2016 tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau trong niềm vui mừng chúc phúc của gia đình và họ hàng 2 bên.
Các cặp đôi quen nhau qua mai mối rồi tiến đến hôn nhân. (Ảnh: Trí thức trẻ)
Đám cưới được gia đình 2 bên ủng hộ. (Ảnh: Trí thức trẻ)
Được biết, 2 đôi trai tài gái sắc đặc biệt này quen nhau nhờ mai mối. Sau 5 tháng tìm hiểu, họ quyết định tiến tới hôn nhân. Tuy các cô dâu và chú rể giống nhau nhưng họ có cách phân biệt để không bị nhầm lẫn. Nếu tiếp xúc lâu, 2 bên gia đình có thể nhận biết từng người qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt cho đến giọng cười.
Cô dâu chú rể chụp ảnh bên đấng sinh thành. (Ảnh: Trí thức trẻ)
Đến nay, những hình ảnh của lễ cưới “có 1-0-2″ trên vẫn đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ người xem. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của các cặp chị em, anh em sinh đôi trên?
Chồng bán vé số lấy tiền chữa bệnh cho vợ, hơn 40 năm không tìm gia đình vì quá nghèo
Đó là câu chuyện tình đẹp nhưng cũng nhiều trắc trở của vợ chồng ông Phạm Văn Đính (60 tuổi) và bà Phan Thị Kim Anh (58 tuổi) ở TP. Hồ Chí Minh.
Đám cưới được tổ chức sau đám giỗ
Để nên duyên được với ông Đính, bà Kim Anh đã phải rất dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, trắc trở, đặc biệt là sự cấm cản từ phía ba của bà. Nguyên nhân ba của bà Kim Anh phản đối hôn sự này cũng dễ hiểu, bởi ngày đó ông Đính nghèo, không có người thân bên cạnh, không có nhà và không có việc làm ổn định. Nhưng bà Kim Anh khi ấy đã thương rồi, thương không thể bỏ được nên những khuyết điểm của ông Đính cũng trở thành cái cớ để bà bằng lòng ở bên cạnh ông.
Quay trở lại quãng thời gian cách đây hơn 27 năm, bà Kim Anh còn là cô bán bánh bột lọc ở gần Cầu Muối (Tp. Hồ Chí Minh). Ngày ngày, một người đàn ông tên Đính trên đường đi làm về đều tạt vào quán ăn bánh bột lọc. Và dù không ăn, ông cũng sẽ cố vào mua một hộp mang đi để lấy cớ nói chuyện, làm quen cô bán hàng.
Còn bà Kim Anh lúc ấy chẳng có ấn tượng gì với ông Đính, bị ghẹo hoài nên thành ra ghét ông. Ấy thế mà thời gian dần trôi qua, chỉ vắng "tiếng ghẹo" một hôm mà bà đã nhớ, đã lo lắng. Bà tìm tới tận nơi ông Đính ở, thấy ông ốm đau nằm một mình chẳng ai chăm nom, bà thương. Tình thương lớn dần rồi bà chấp nhận sẽ theo ông cả đời.
Ông Đính, bà Kim Anh xuất hiện trong chương trình Tình Trăm Năm.
Ngày về ra mắt gia đình bà Kim Anh, ông Đính thành thật nói với ba của bà: "Giờ chúng con thương nhau. Mà con nghèo lắm, không có tiền làm đám cưới, xin phép làm 1 - 2 bàn cỗ để ra mắt họ hàng".
Ba của bà Kim Anh một mực phản đối, rồi lấy tạm lý do bà đã lớn tuổi, không cần lấy chồng. Nhưng do các thành viên trong nhà đồng lòng ủng hộ mối hôn sự, nên ông cũng nhắm mắt gật đầu, chấp nhận một đám cưới. Gọi là đám cưới nhưng thực chất chỉ là một buổi ra mắt sau khi đám giỗ trong họ diễn ra.
Vợ chồng ông Đính ở bên nhau chỉ có tình yêu, bởi họ nghèo tới mức từng có thời gian phải nằm bờ ngủ bụi vì không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, không có tiền mua gạo để ăn. Không chỉ vậy, bà Kim Anh còn không thể mang thai, đau ốm liên miên, phải đi viện. Bước vào đường cùng, ông Đính còn từng đi bán máu đổi lấy tiền chi trả phí sinh hoạt, giúp vợ vượt qua bệnh tật.
Hơn 40 năm chưa tìm lại về gia đình và cuộc hội ngộ xúc động
Hơn 20 năm bên nhau là từng đó thời gian đôi vợ chồng già đi thuê nhà, họ thay đổi địa chỉ liên tục để phù hợp với hoàn cảnh sống. Giờ thì bà Kim Anh ở nhà làm nội trợ, chăm nom từng bữa ăn cho chồng. Còn ông Đính cũng luân chuyển qua nhiều nghề từ phụ hồ, bán bánh mì, bánh chuối nướng rồi bán vé số. Thế nhưng do bệnh dạ dày cùng cao huyết áp, sức lao động của ông cũng giảm dần theo thời gian.
Ông Phạm Văn Đính vốn là người xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội), gia đình có 6 anh em; 4 trai, 2 gái. Năm 18 tuổi, ông Đính vào TP. Hồ Chí Minh đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên ông xin xuất ngũ, đi biển rồi chuyển qua làm thợ hồ. Chính quãng thời gian làm thợ hồ, ông đã gặp và cảm mến bà Kim Anh.
Vì quá khó khăn, ông Đính từng có lúc đi bán máu để đổi lấy tiền chữa bệnh cho vợ.
Rời xa gia đình, quê hương từ năm 1980, ông Đính chưa một lần liên lạc với người thân. Thời gian đầu là để ổn định cuộc sống, về sau thì vì hoàn cảnh quá nghèo, ông lại sợ bản thân sẽ ảnh hưởng tới gia đình.
42 năm rồi, ông đau đáu nỗi nhớ quê hương và thầm nghĩ, có lẽ người thân cũng chẳng rõ ông còn sống hay đã chết. Đến cái tuổi gần đất xa trời, ước mong lớn nhất của ông chính là trở về quê hương và tìm lại người thân.
Thế rồi điều kỳ diệu đã đến, sau khi chương trình "Tình trăm năm" với sự góp mặt của ông Đính, bà Kim Anh lên sóng, gia đình ở Hà Nội biết được thông tin và tìm cách liên hệ. Sau cuộc hội ngộ "mừng mừng tủi tủi" với người thân ở TP. Hồ Chí Minh, vợ chồng ông bà đã bay ra Hà Nội.
Liên lạc với bà Kim Anh, bà xúc động cho biết hiện hai vợ chồng đang ở nhà ba mẹ ông Đính. Ba mẹ ông Đính đã qua đời, gia đình có 6 anh em thì 3 người cũng đã mất. Hai vợ chồng ông bà không định quay lại Sài Gòn nữa mà sẽ ở lại Hà Nội, bên cạnh người thân.
Anh em họ hàng trong Nam, ngoài Bắc sau khi biết thông tin thì vô cùng vui mừng, liên tục gọi điện hỏi han ông bà. Cả hai đang sống trong những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời.
Đám cưới khủng hàng trăm cây vàng ở Cần Thơ gây choáng váng Mạng xã hội đang xôn xao với đám cưới khủng ở Cần Thơ khi có hàng trăm cây vàng và hơn 3 tỷ tiền mặt được trao cho cô dâu trong ngày cưới Video clip và hình ảnh một đám cưới khủng ở Cần Thơ đang lan truyền trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Trao đổi...