Nhút Thanh Chương gói gọn hương vị ẩm thực xứ Nghệ
Nhắc đến Nghệ An người ta không chỉ nhớ về món cháo lươn béo ngậy Thành Vinh, mà còn đó món nhút Thanh Chương dân dã nhưng lại gói gọn nét ẩm thực bao đời. Bởi thế, nếu có cơ hội dừng chân ở miền đất này đừng quên nếm thử món ăn bình dị mà thân thương.
Nếu như ở miền Bắc trên mâm cơm thường có thêm đĩa dưa cải, cà pháo, hay ở miền Tây thường chuộng củ kiệu, thì đến với miền Trung, ghé qua Nghệ An bạn sẽ được thưởng thức món nhút dân dã nhưng không kém phần thơm ngon.
Chỉ nghe qua tên gọi thì khó ai có thể đoán ra hương vị, nguyên liệu của món đặc sản xứ Nghệ này. Chẳng ai hiểu vì sao lại gọi món ăn bằng “nhút” vì cái tên chẳng thể gợi lên được bất cứ thông tin gì. Thực tế, nguyên liệu để làm nhút chính là trái mít.
Nhắc đến nhút Thanh Chương người ta còn nhớ đến một câu chuyện liên quan. Theo đó, truyện kể rằng, ngày xưa ở vùng đất Thanh Chương nghèo khổ đất cằn cỗi đầy sỏi đá nên việc làm nông nghiệp không đủ nuôi sống các gia đình. Để khắc phục tình trạng thiếu ăn, người dân nơi đây luộc mít để ăn chấm với chẹo – một loại nước chấm độc đáo được làm từ tương và lạc, ăn thay cơm.
Video đang HOT
Do mít chỉ có vào mùa hè nên người ta đã nghĩ ra cách muối mặn để ăn dần quanh năm gọi là nhút. Từ đó cho đến nay, nhút Thanh Chương được hình thành và đã trở thành món ăn quen thuộc, gắn bó với người dân, gợi nhớ về quá khứ nghèo khổ để cố gắng có cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Người ta chọn những quả mít non, sau đó gọt vỏ, rửa sạch, lọc phần cơm trắng bên trong được thái thành sợi nhỏ dài, rồi đem đi phơi dưới cái nắng vàng giòn của miền Trung, cho đến khi sợi mít khô và se lại.
Để có được món nhút Thanh Chương nổi danh thì đòi hỏi người chế biến phải thật khéo léo trong cách gia giảm nguyên liệu. Phần muối để ướp nhút nhất định không được quá nhiều vì như thế sẽ bị mặn, nhưng nếu ít muối thì món ăn lại nhanh hỏng. Sau đó người ta cho vào chum vại, đổ thêm nước rồi đậy kín, ủ muối như các loại dưa khác.
Nhút Thanh Chương sau khi muối xong có thể chế biến thành nhiều món khác nhau tùy thuộc vào sở thích ăn uống của mỗi người. Bạn có thể chấm nhút cùng với chẹo, kèm thêm chút rau kinh giới. Hay trộn với thịt ba chỉ luộc và lạc rang để làm món nộm ngon khó cưỡng. Và cũng có khi nhút nấu canh cá chua để xua đi nóng bức ngày hè. Có lẽ hiếm có món nào có thể chế biến thành nhiều phiên bản thơm ngon như nhút Thanh Chương.
Món ăn tưởng chừng dân dã ấy lại gói gọn hồn quê, khiến những người tha hương mỗi bận đi xa trở về đều muốn thưởng thức cho thỏa nỗi nhớ, cho trọn niềm thương…
Giòn rụm món bánh xèo Việt Nam
Dù là khách nước ngoài hay người dân Việt đều gật gù đồng ý, không ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của bánh xèo, món ăn bình dị nhưng chứa đựng tinh hoa của cả nền ẩm thực.
Bạn sẽ chẳng thể biết rằng, bánh xèo trước kia lại là món ăn phổ biến tại vùng nông thôn để chiêu đãi gia đình trong những ngày mưa rảnh rỗi. Cuốn hút từ hương vị tới "ngoại hình" bắt mắt, món ăn giản đơn này sẽ đem đến những trải nghiệm hoàn hảo. Vượt xa khỏi xóm làng bình dị, bánh xèo đã đi dọc miền đất nước, chinh phục cả thực khách quốc tế bởi vị giòn rụm hệt như bản hòa tấu rộn vang kết hợp cùng nguyên liệu bình dị khiến bạn mê đắm hương vị tuyệt vời của ẩm thực Việt Nam tinh hoa.
Nhiều thông tin cho rằng, món bánh dân dã này có có nguồn gốc từ người Khmer Nam Bộ và cái tên bánh xèo bắt nguồn từ chính âm thanh "xèo xèo" vui tai trong suốt thời gian nấu ăn. Được làm từ những nguyên liệu có sẵn hàng ngày như bột gạo pha chút bột nghệ kết hợp cùng tôm, tép, thịt heo hay giá đỗ... Thực khách sẽ đặc biệt ấn tượng trước công đoạn đổ bánh đầy tính nghệ thuật. Bàn tay khéo léo của đầu bếp sẽ tạo nên lớp bộ dàn mỏng tròn, không rách và khi hoàn thành, chúng phải vàng giòn hấp dẫn.
Có rất nhiều biến tấu dựa trên khẩu vị vùng miền nhưng nổi bật có hai trường phái rõ rệt: bánh xèo to và bánh xèo nhỏ. Tại các tỉnh miền Trung và nổi bật là Phan Thiết, bánh xèo thường có kích thước nhỏ xinh còn phần nhân sẽ quyện vị thịt heo hoặc hải sản như tôm, mực. Những chiếc bánh được đặt trên đĩa nhỏ sẽ có lớp vỏ không quá dày nhưng cũng không mỏng ăn kèm nước mắm chua ngọt. Ngoài ra, thưởng thức bánh xèo tại Huế sẽ có đôi chút khác biệt khi dùng kèm thịt nướng và chấm cùng nước lèo gồm tương, gan, lạc khá đặc biệt.
Ngược lại tại Nam Bộ, những chiếc bánh xèo "khổng lồ" gấp 3, 4 lần tại miền Trung hệt như tính cách hào sảng, phóng khoáng của người dân nơi này. Vỏ bánh mỏng, giòn rụm đem theo vị đặc trưng của cốt dừa bọc ngoài phần nhân gồm thịt ba chỉ, tôm, đậu xanh và thậm chí cả thịt vịt, củ sắn, giá đỗ. Để cảm nhận trọn vị hấp dẫn của bánh xèo Nam Bộ, thực khách sẽ cuốn bánh kèm với rau rừng rồi chấm vào bát nước mắm chua ngọt đặc trưng. Cắn từng miếng bánh xèo, thực khách sẽ cảm nhận sẽ cảm nhận hương viện hoàn hảo đang bùng nổ trong khoang miệng.
Bánh xèo là món ăn bình dị nhưng hội tụ đủ nét tinh hoa trong nền ẩm thực Việt. Cảm giác giòn khó cưỡng của lớp vỏ, phần nhân "mỡ màng" với thịt cùng các loại hải sản kết hợp cùng đủ loại rau tươi và vị mặn, chua và cả ngọt từ phần nước chấm pha sẵn. Đi dọc mọi tỉnh thành trên dải đất chữ S, thực khách gần xa sẽ nếm trọn sự thú vị trong từng đĩa bánh xèo rồi say mê thêm nền ẩm thực đậm đà khó quên.
Đậm vị súp lươn xứ Nghệ Súp lươn Nghệ An nổi tiếng ở vị ngon ngọt đậm đà, đặc biệt là cách chế biến lươn khác biệt. Món ăn với hương vị cay nồng đặc trưng sẽ khiến mọi thực khách còn nhớ mãi. Lươn (thiện ngư) là loài thủy sản nước ngọt có tính ôn, vị ngọt cùng giá trị dinh dưỡng rất cao. Lươn có ở hầu...