Nhượng quyền giáo dục: Cần một chữ “tâm”
Nhượng quyền giáo dục (GD) là xu hướng tất yếu trước yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, chất lượng chương trình ra sao, điều kiện bảo đảm an toàn cho HS, trách nhiệm của giáo viên (GV) và người đứng đầu như thế nào, vai trò của ngành GD trong việc nhượng quyền là vấn đề đang đặt ra.
Không nên nhượng quyền thương hiệu các cơ sở GD theo hình thức “bán cái” (Ảnh mang tính minh họa).
Trách nhiệm của từng cơ sở GD ở đâu?
Câu chuyện Trường Mầm non Maple Bear, cơ sở Westlake Point, 24 Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội phạt học sinh bằng cách nhốt trong tủ quần áo là vấn đề dư luận quan tâm. Mặc dù, trường chính thức bị ngành chức năng rút giấy phép hoạt động song vấn đề đặt ra là trách nhiệm của từng cơ sở GD ở đâu trong việc nhượng quyền GD?
Hệ thống Maple Bear Việt Nam không trực tiếp vận hành cơ sở mầm non ở quận Tây Hồ, Hà Nội, nơi xảy ra vụ việc bé 3 tuổi bị nhốt vào tủ, mà cho chủ đầu tư nhận nhượng quyền. Phải chăng, sự buông lỏng quản lý, quan tâm đến lợi nhuận GD mà quên rằng, ngành kinh doanh này cần một chữ tâm.
Chia sẻ về trách nhiệm của nhà trường sau khi đã được nhượng quyền, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp, Văn phòng Luật sư Hà Nội cho biết: Nhượng quyền GD là một hoạt động của nhượng quyền thương mại nói chung. Trong lĩnh vực GD, nhượng quyền thương mại được quy định bởi Luật Thương mại và trong các văn bản được quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, hoạt động thương mại bao gồm các bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền.
Bên nhượng quyền sẽ có một hệ thống kinh doanh thương hiệu loại hàng hóa, nhãn hiệu kinh doanh độc quyền đã đăng ký sở hữu trí tuệ… Còn bên nhận quyền muốn sử dụng thương hiệu, bí quyết kinh doanh của họ, phương pháp bán hàng và tên thương mại phải ký hợp đồng nhượng quyền.
Khi ký hợp đồng như vậy, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền có quyền mua bán hàng hóa hoặc sử dụng tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh hoặc quảng cáo của bên nhượng quyền. Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhu yếu phẩm và thực phẩm hàng ngày có rất nhiều hình thức nhượng quyền thương mại.
Đối với hình thức GD, lĩnh vực nhượng quyền thương mại tương đối mới mẻ. Trước đây, khởi đầu cho hoạt động này là việc nhượng quyền của FPT với Atech năm 1999. Sau đó, một số hệ thống GD nước ngoài cũng đã nhượng quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhượng quyền đó được pháp luật quy định: Các hoạt động đó phải hoạt động được 1 năm trở lên, phải đăng ký nhượng quyền ở Bộ Công Thương.
GD là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, bởi vậy dù nhượng quyền hay không nhượng quyền, hoạt động GD ấy phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Ảnh minh họa/ Internet
Video đang HOT
Cần có những ràng buộc chặt chẽ
Theo Luật sư Đặng Văn Cường, GD là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, bởi vậy dù nhượng quyền hay không nhượng quyền, hoạt động GD ấy phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, phải đăng ký hoạt động và được phép hoạt động theo quy định.
Khi mà hoạt động GD xảy ra những vụ việc như gây thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng của HS hoặc có hành vi bạo lực học đường, bản thân trường thực hiện hành vi vi phạm đó phải chịu trách nhiệm.
Khi các cơ sở nhận quyền thương hiệu đối tác thực hiện các hành vi không đúng với hợp đồng thương mại, dẫn đến việc ảnh hưởng đến thương hiệu thì đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cần có những ràng buộc chặt chẽ trong nhượng quyền GD.
Bên nhượng quyền chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ theo hợp đồng nhượng quyền. Ví dụ: Hàng hóa và cung ứng dịch vụ của họ phù hợp với pháp luật Việt Nam và được phép nhượng quyền thì họ chịu trách nhiệm trong phạm vi đó. Còn việc GV vi phạm pháp luật, có hành vi hành hung, ngược đãi bạo lực với HS, bản thân GV đó phải chịu trách nhiệm pháp lý và cơ sở GD đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tuy nhiên, khi 1 hệ thống nhượng quyền thương mại cho 1 pháp nhân mới sử dụng thương hiệu, giáo trình, tài liệu, phương pháp GD, họ phải tìm hiểu kĩ đối tác của mình, nếu đối tác vi phạm họ có thể hủy hợp đồng.
Nhượng quyền phải hướng đến yếu tố nhân văn
Hình thức nhượng quyền GD xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nhượng quyền này chỉ liên quan đến chuyển giao chương trình, phương pháp GD, còn việc vận hành do từng chủ đầu tư trực tiếp thực hiện liệu có đảm bảo quyền lợi cho HS, có tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra như vụ việc vừa qua?
Chia sẻ về vấn đề này, GS Đặng Quốc Bảo, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý GD cho rằng, có nhiều hình thức nhượng quyền GD đang hình thành ở Việt Nam, nhưng trước hết chúng ta phải lấy tiêu chí quyền hạnh phúc của trẻ.
Theo GS Đặng Quốc Bảo, mở được ngôi trường là điều hạnh phúc, không được thương mại hóa GD một cách tiêu cực, thầy – “chủ tiệm” biến trò thành “người mua hàng”. BGH đừng biến các gia đình thành “người mua hàng”. Chúng ta phải hướng đến yếu tố nhân văn.
“Ở đây là chúng ta bàn giao tư tưởng GD. Nơi có tư tưởng GD đó phải có trách nhiệm đến cùng chứ không phải nêu ra chương trình, sau đó đơn vị thực hiện như thế nào thì tùy, còn tôi vô can là không được. Bán lại chương trình, bán lại phương pháp GD là chưa đủ. Chúng ta cần phải làm rõ hơn tính pháp lý của các đơn vị khi trao quyền cho các cơ sở. Bàn giao tư tưởng GD thì đơn vị thực hiện phải thực hiện đến cùng.
Nếu có lương tâm và trách nhiệm, cần phải xem xét đơn vị lấy chương trình của mình thực hiện có gì sai sót, nếu có sự việc xảy ra các đơn vị này phải quan tâm đến HS. Tất cả mọi người, mọi thiết chế đều sống vừa bằng pháp lý, đạo lý và công lý. Có thể pháp lý chúng ta chưa đủ chế tài, nhưng về đạo lý và công lý thì trách nhiệm này khá lớn. Đối với trẻ em bao giờ cũng phải có lương tâm. Pháp lý lạnh lùng là không được”, GS Bảo nhấn mạnh.
Đồng quan điểm không nên thương mại hóa giáo dục, ThS Vũ Thu Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời cho rằng, mong muốn của chúng ta là có những đứa trẻ hạnh phúc. Tự thân các trường cũng phải ý thức trách nhiệm của mình để tạo ra một chương trình GD tốt. Chúng ta có thể nhượng quyền, song cần hành lang pháp lý từ phía các nhà quản lý. Nhưng điều quan trọng nhất, theo ThS Vũ Thu Hà, dù chương trình, phương pháp nào, sự giám sát nào thì trên hết vẫn là cái tâm, triết lý GD trẻ.
Theo GS Đặng Quốc Bảo, giao quyền tự chủ cho các nhà trường, phải gắn với trách nhiệm giải trình xã hội của các nhà trường đó. Chủ cơ sở mầm non phải thấy rõ trách nhiệm của mình trước xã hội. Triết lý GD của chúng ta gồm 6 từ “nhân văn – hợp tác – chia sẻ”. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT cần quan tâm đến chế tài, điều khoản để đơn vị nhượng quyền và đơn vị thực hiện có liên đới với nhau, bởi yếu tố quản lý là rất quan trọng.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Shop giày của người đàn bà tát túi bụi nữ sinh đến đòi tiền lương "hé cửa" nhưng không bán hàng sau một tuần đóng kín
Liên hệ qua số điện thoại hotline trên tấm biển quảng cáo của cửa hàng, một phụ nữ nghe máy và nói cửa hàng vẫn chưa sẵn sàng mở cửa bán hàng trở lại.
Shop CANAVARO (giữa) hé mở cửa nhưng không bán hàng. Ảnh: Hoàng An.
Tối 27/9, shop giày dép CANAVARO nằm trên đường Nguyễn Qúy Đức (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã "hé cửa" nhưng không bán hàng.
Theo ghi nhận của PV, khoảng 18h một cô gái trẻ đến mở cửa hàng di chuyển vào trong rồi ở lại nhiều giờ đồng hồ. Thỉnh thoảng người này đi lại, đóng một số túi màu đen để giữa quầy.
Bên ngoài một xe đạp điện dựng trước cửa đang kết nối sạc pin, cửa cuốn của shop này hé mở khoảng một mét đủ để người lớn có thể cúi, chui vào bên trong.
Phía trên tấm biển quảng cáo, dòng chữ CANAVARO thiết kế đèn led bật sáng lóa, khi phóng viên liên hệ qua số điện thoại hotline trên tấm biển có một phụ nữ nghe máy, người này nói cửa hàng vẫn chưa sẵn sàng mở cửa bán trở lại.
"Em cũng không biết khi nào sẽ mở cửa, chưa thấy chị chủ nói gì, khi nào bán em điện lại cho anh", người này nói.
Một thanh niên bán đồ ăn vặt trên vỉa hè gần shop giày cho biết, mới nắm được thông tin sự việc xảy ra. Anh cũng bày tỏ thái độ vô cùng bức xúc với hành vi của người chủ shop.
"Em bán hàng ở đây cả tuần rồi không thấy shop mở cửa, vừa rồi mới thấy nữ nhân viên ngày trước thường bán đến mở cửa khoảng 6h rồi cứ ở yên bên trong, chẳng biết đang làm gì", nam thanh niên nói.
Shop CANAVARO của người đàn bà tát nữ sinh đóng cửa ban ngày. Ảnh: Hoàng An.
Cho đến hôm nay 28/9, phía Công an quận Thanh Xuân vẫn chưa có thông tin về hình thức xử lý đối với chủ shop giày nói trên.
Theo diễn biến clip, nữ chủ shop vừa đánh vừa liên tục chửi bới nữ sinh những câu vô cùng tục tĩu, vô văn hóa.
"Mày là chủ nợ của tao à, kể cả thứ trưởng, bộ trưởng, chủ tịch cái tỉnh Hà Nội này cũng không dám nói ngang cơ với tao thế đâu... Mày biết nhà tao như thế nào không? Nhà tao ở cái xã hội, cái đất Hà Nội này như thế nào không? Tao gọi điện một phát giang hồ đập chết mày luôn, mày không sống được đâu", lời nữ chủ shop chửi bới trong clip.
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp nói với PV, clip ghi lại cảnh chủ hiệu giày đánh chửi nhằm quỵt lương của nữ sinh là hành vi vô lương tâm, thiếu đạo đức.
Ông nêu quan điểm, quá trình xác minh cơ quan chức năng nên làm rõ thêm về thân thế, lai lịch và mối quan hệ của người đàn bà này xem có phải con "ông to" hoặc "vợ của quan chức lớn" hay không mà dám lớn tiếng nói đến "Thứ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh Hà Nội cũng không ngang cơ nói chuyện với tao". Đây là hành vi "lộng ngôn" coi thường cơ quan chức năng, thách thức cán bộ lãnh đạo.
Trước đó, tối 20/9, trên mạng xã hội facebook lan truyền clip nữ sinh viên bị chủ shop giày dép trên đường Nguyễn Qúy Đức (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chửi mắng, tát túi bụi khi đến đòi khoản tiền lương làm thêm.
Theo clip, trong đoạn đối thoại cô gái trẻ nói "thế em không đến đây thì bao giờ chị trả cho em ạ", lập tức người phụ nữ đứng dậy nói "im", rồi vung mạnh tay tát mạnh vào mặt cô gái.
Sau hành động này, chủ shop giày tiếp tục mắng nữ sinh những câu vô cùng tục tĩu: "Mày là chủ nợ của tao à, kể cả thứ trưởng, bộ trưởng, chủ tịch cái tỉnh Hà Nội này cũng không dám nói ngang cơ với tao thế đâu... Mày biết nhà tao như thế nào không? Nhà tao ở cái xã hội, cái đất Hà Nội này như thế nào không? Tao gọi điện một phát giang hồ đập chết mày luôn, mày không sống được đâu".
Chỉ vài giờ sau khi clip phát tán trên mạng, rất nhiều bình luận bày tỏ thái độ bức xúc trước hành động hung hãn của chủ shop. Do quá nhiều áp lực, tối cùng ngày, người phụ nữ đã chuyển đủ 4 triệu đồng tiền lương cho nữ sinh.
Theo afamily
Bé trai 7 tuổi bị đàn chó dữ cắn chết: Chủ chó có thể bị xử phạt 3 năm tù Luật sư cho biết, trường hợp thả rông chó dẫn đến cắn chết người, chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt lên đến 3 năm tù. Liên quan đến vụ việc bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên bị đàn chó dữ cắn thiệt mạng, trả lời PV VTC News, luật sư Đặng Văn...