Nhường nhà cho người từ vùng dịch về cách ly
Nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung, nhiều địa phương tại Hà Tĩnh đã triển khai mô hình ghép hộ, nhường nhà cho người từ vùng dịch về cách ly tại nhà.
Trước khi vợ chồng người em trai về, anh Linh đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng thiết yếu, sinh hoạt cá nhân từ những cái nhỏ nhất như thùng đựng rác thải… phục vụ trong thời gian cách ly.
Hà Tĩnh là địa phương có lượng người từ miền Nam về quê tránh dịch rất lớn, một số nơi do khu cách ly tập trung quá tải. Nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung, nhiều địa phương tại tỉnh này đã triển khai mô hình ghép hộ, nhường nhà cho người từ vùng dịch về cách ly tại nhà.
Chị Nguyễn Thị Châu (SN 1976, trú tại thôn 7, xã Hương Long, huyện Hương Khê) cho biết, khi nắm được chủ trương cho người từ vùng dịch về cách ly, chị liền vội vã tìm nhà để cách ly cho con sắp trở về từ miền Nam.
Sau khi được người chú cho mượn căn nhà cũ, chị đã sửa sang lại, mua đồ dùng sinh hoạt và chuẩn bị đồ ăn cho người con để thực hiện việc cách ly tại đây. Đồng thời, chị cũng báo với chính quyền địa phương để chủ động trong công tác phòng dịch.
“Gia đình người chú có một căn nhà ít khi sử dụng đến, khi biết con trai sắp về gia đình tôi đã trao đổi và xin được cho cháu ở đây để thực hiện việc cách ly. Khi được đồng ý tôi đã sửa sang lại nhà cửa, mua đồ dùng sinh hoạt, sau đó thông báo cho chính quyền đến kiểm tra”, chị Châu cho biết.
Cũng theo chị Châu, khi gia đình chị đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, người con trai của chị đã được đưa về để thực hiện cách ly theo quy định.
“Tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để cho con yên tâm cách ly. Chúng tôi cũng cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc về các quy định phòng chống dịch”, chị Châu chia sẻ.
Mô hình dồn hộ, nhường nhà cho người về cách ly là một cách làm linh hoạt, nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung.
Còn anh Trần Hữu Linh (trú tại thôn 8, xã Hương Long) cũng đã nhường lại căn nhà của mình cho vợ chồng người em trai về cách ly.
“Khi biết vợ chồng em trai về quê, gia đình tôi đã chuyển đến nhà ông bà nội ở, để nhường lại căn nhà cho vợ chồng người em trai. Tôi nghĩ, trong lúc tình hình dịch đang phức tạp thì mỗi người dân cần chung tay để dịch sớm được đẩy lùi”, anh Linh chia sẻ.
Trước khi vợ chồng người em trai về, anh Linh cũng đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng thiết yếu, sinh hoạt cá nhân từ những cái nhỏ nhất như thùng đựng rác thải… phục vụ trong thời gian cách ly.
Ông Trần Văn Tiều – Bí thư chi bộ thôn 8 (xã Hương Long) cho biết, thôn có 135 hộ dân thì 90% hộ tình nguyện nhường nhà của mình để cho bà con về cách ly.
Video đang HOT
“Mọi người đều vui vẻ nhường nhà của mình cho bà con về ở và cách ly. Họ sẽ tạm thời sang nhà anh em họ hàng gần đó sống”, ông Trần Văn Tiều nói.
Cũng theo ông Tiều, thôn cũng thành lập tổ công tác gồm nhân viên y tế, tổ Covid-19 cộng đồng và tổ liên gia để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cách ly.
Lực lượng chức năng đi kiểm tra công tác cách ly tại nhà tại các nhà dân.
Tổ công tác sẽ trực 24/24 ở ngõ nhà có người về cách ly, mỗi ngày tổ trưởng sẽ đi kiểm tra 4 lần, ai sai phạm sẽ xử lý ngay. Ngoài ra, người dân trong xóm sẽ chung tay hỗ trợ bữa ăn và một số nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ yên tâm cách ly.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy xã Hương Long cho biết, đến nay có 59 người từ các tỉnh phía Nam đăng ký về quê và có 15 hộ gia đình đảm bảo điều kiện cách ly tại nhà. Các hộ gia đình sẽ bàn giao lại toàn bộ nhà, cơ sở vật chất cho người về cách ly ở.
“Các hộ thực hiện cách ly tại nhà phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, đặc biệt là tuân thủ các biện pháp cách ly theo quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, cộng đồng thôn xóm sẽ tham gia giám sát, phát hiện công dân vi phạm quy định cách ly sẽ gọi cho lực lượng chức năng xử lý”, ông Nguyễn Quốc Việt cho hay.
Ông Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, lượng công dân địa phương đang học tập, lao động tại các tỉnh phía Nam đăng ký về quê trong đợt này là hơn 2.000 người. Hiện nay, toàn huyện Hương Khê đang duy trì 3 khu cách ly và sắp tới sẽ kích hoạt thêm một khu cách ly nữa.
“Huyện đã chuẩn bị, bố trí sẵn 2 phương án: Nếu gia đình có điều kiện về cơ sở vật chất, thực hiện được dồn hộ, nhường nhà để cho những người ở vùng dịch về cách ly độc lập thì chúng tôi đã bố trí để cách ly tại nhà. Còn đối với những trường hợp không đảm bảo cơ sở vật chất thì những công dân trở về từ vùng dịch sẽ được đưa đi cách ly tập trung”, ông Ngô Xuân Ninh cho biết.
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đánh giá, mô hình dồn hộ, nhường nhà là một cách làm linh hoạt, nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung.
“Hiện nay, tất cả các xã trên địa bàn huyện Hương Khê đều triển khai áp dụng mô hình này và đã có hơn 400 công dân từ vùng dịch về đã được cách ly tại nhà”, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết thêm.
Thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp thực tiễn
Các tỉnh thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp thực tiễn.
Bạc Liêu thành lập thêm nhiều Tổ tuần tra lưu động để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát người dân ra đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN
Bạc Liêu: Kiểm soát chặt, hạn chế người dân ra đường
Ngày 2/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh đã ký công văn số 3181/UBND-KGVX về việc tăng cường quản lý siết chặt nhằm hạn chế người dân ra đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, qua 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg cho thấy, việc tuân thủ giãn cách xã hội của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cơ bản tốt. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng người dân ra đường đông, việc kiểm tra, kiểm soát của một số địa phương vẫn chưa tốt.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg thêm 14 ngày tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát đối với người ra đường, nhất là người ra đường trong giờ hành chính; đối với các trường hợp người ra đường không xuất trình được giấy tờ chứng minh hoặc không giải trình được lý do chính đáng, phải xử lý nghiêm theo quy định. Đồng thời, thành lập thêm nhiều Tổ tuần tra lưu động để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát này.
Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có việc để cho người dân ra đường đông trên địa bàn mình quản lý. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ thành lập các Tổ Kiểm tra đột xuất việc thực hiện các nội dung nêu trên, nếu phát hiện các trường hợp chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm sẽ xử lý nghiêm khắc đối với người đứng đầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình phải thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.
Trước đó, ngày 1/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ký quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, kể từ 00 giờ ngày 2/8. Tỉnh cũng chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Cùng với đó, tỉnh thực hiện các phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, trật tự xã hội theo các kịch bản dịch bệnh; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu.
Tây Ninh: Doanh nghiệp "3 tại chỗ" phải xét nghiệm cho công nhân 3 ngày một lần
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của UBND tỉnh yêu cầu doanh nghiệp có phương án sản xuất "3 tại chỗ" tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phải xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 100% người lao động; phiếu xét nghiệm chỉ còn giá trị trong vòng 72 giờ (3 ngày phải xét nghiệm lại 1 lần).
Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh đề nghị các Công ty Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế cùng chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân. Việc xét nghiệm phải phân luồng, không để tập trung đông người. Khi phát hiện có ca dương tính, doanh nghiệp phải lập tức thông báo, cùng chính quyền địa phương, ngành Y tế xử lý, không để dịch bệnh lây lan.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sẽ kiểm tra đột xuất việc thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động. Doanh nghiệp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tính đến ngày 2/8, tỉnh Tây Ninh có 164 doanh nghiệp với 28.000 lao động đang thực hiện phương án "3 tại chỗ". Theo Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, tình hình dịch COVID-19 trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Tính đến 16 giờ ngày 1/8, các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế trong tỉnh phát hiện 543 ca dương tính với SARS-CoV-2.
UBND tỉnh Tây Ninh ra quyết định phong tỏa 5 doanh nghiệp có nhiều ca F0 là Công ty da Đức Tín (Khu Chế xuất Linh Trung III) có 221 ca; Công ty Gain Lucky, Công ty Pouli, Công ty Billion, Công ty Baikai (Khu công nghiệp Phước Đông) có tổng số 79 ca.
Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh có văn bản số 2564/UBND-KGVX về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đối với các doanh nghiệp hoạt động "3 tại chỗ". Theo đó, các doanh nghiệp "3 tại chỗ" có nhu cầu dừng hoạt động, trước khi cho công nhân về địa phương phải tổ chức xét nghiệm mẫu gộp PCR hoạt test nhanh cho 100% số công nhân hiện có, nếu kết quả đều âm tính thì cho về địa phương (có xe đưa về) cách ly tại nhà; trường hợp có ca dương tính phải truy vết F1 đưa đi cách ly y tế, chuyển F0 điều trị theo quy định.
Đối với doanh nghiệp tiếp tục thực hiện "3 tại chỗ" phải thỏa thuận, cam kết giữa doanh nghiệp và người lao động; bố trí khu ở cho người lao động tách biệt với khu sản xuất; đảm bảo đủ điều kiện tối đa về ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh, nhà tắm...); doanh nghiệp phối hợp với ngành y tế thường xuyên test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR cho tất cả công nhân. Nếu 100% cho kết quả âm tính thì doanh nghiệp mới được tiếp tục hoạt động.
Quảng Ngãi: Thay đổi biện pháp chống dịch đặc thù
Ngày 2/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký quyết định số 1135/QĐ-UBND thay đổi biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch COVID-19 trên địa bàn xã Phổ Châu và phường Phổ Thạnh thuộc thị xã Đức Phổ.
Kể từ 0 giờ ngày 4/8, toàn bộ xã Phổ Châu và các tổ dân phố: Thạnh Đức 1, Long Thạnh 1, Long Thạnh 2, Tân Diêm, Đồng Vân của phường Phổ Thạnh sẽ áp dụng biện pháp hành chính tương ứng với mức "nguy cơ cao" trong phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15. Trước đó, các địa phương này áp dụng mức "nguy cơ rất cao" theo tinh thần Chỉ thị 16.
Các địa phương gồm Thạch By 1, Thạch By 2, La Vân, Thạnh Đức 2 của phường Phổ Thạnh tiếp tục áp dụng biện pháp hành chính tương ứng với mức "nguy cơ rất cao" trong phòng, chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16. Tỉnh yêu cầu phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, nâng cao tinh thần trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện phòng, chống dịch, đặc biệt nâng cao ý thức, sự chấp hành Chỉ thị số 16 của nhân dân.
Theo báo cáo của ngành Y tế, tình hình dịch tại xã Phổ Châu và một số khu vực ở phường Phổ Thạnh đã được kiểm soát tốt, nhiều ngày không có ca bệnh mới trong cộng đồng.
Tính từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi đã có 281 ca bệnh, 135 trường hợp được chữa khỏi.
Thời gian qua, xuất hiện một số trường hợp nghi lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh, đồng thời do lượng người về từ vùng dịch quá nhiều nên các khu cách ly đều quá tải, nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cao nếu không được kiểm soát tốt.
Trước tình trạng trên, tại các khu cách ly, ngành Y tế Quảng Ngãi tập trung phân luồng chặt chẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, đồng thời quản lý tốt theo đúng quy định. Sở Y tế đề nghị, các chốt kiểm soát tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào địa phương nhất là từ Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam...
Tuyên Quang tăng cường giám sát, quản lý chặt người vào tỉnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, quản lý chặt người vào tỉnh. Người dân hạn chế di chuyển, tiếp xúc và không có việc thực sự cần thiết thì không ra khỏi tỉnh.
Cụ thể, trường hợp công dân đến và trở về tỉnh từ vùng có dịch (các địa phương đang áp dụng thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội) phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ, thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định. Công dân từ vùng dịch đi qua tỉnh Tuyên Quang phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ và được chính quyền nơi đến tổ chức đón.
Trường hợp nếu phát hiện có công dân từ vùng dịch cố tình đi qua tỉnh phải cách ly tập trung và giao chính quyền sở tại (nơi phát hiện có công dân đi qua) có trách nhiệm liên hệ, thông báo với địa phương nơi công dân đến và đề nghị tổ chức đón, thực hiện bàn giao đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy định.
Trường hợp công dân từ các vùng không có dịch đến hoặc trở về tỉnh Tuyên Quang yêu cầu phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ hoặc có giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và kết quả test nhanh âm tính trong vòng 24 giờ...
Người đứng đầu các ngành, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vaccine.
Trước đó, để chủ động phòng chống dịch, Tuyên Quang đã tạm dừng mọi hoạt động vận tải hành khách đến 30 tỉnh, thành phố có dịch từ ngày 23/7/2021.
"Phòng cách ly" đặc biệt cha chuẩn bị cho con trai về từ vùng dịch Nghe tin con từ TPHCM về, người cha đến chính quyền khai báo y tế rồi đưa xuống căn nhà cũ chuẩn bị làm chuồng bò cách ly. Với ý thức tự giác cao, cả 2 cha con được cộng đồng mạng tán thưởng. Mới đây, mạng xã hội Facebook xôn xao đoạn clip 45 giây chia sẻ câu chuyện về một người...