Nhường hết đồ ngon cho con, sự chiều chuộng của nhiều bà mẹ như vậy sẽ khiến trẻ sống trong tội lỗi mãi mãi
Kiểu giáo dục này làm con cái luôn mang trong mình một cảm giác tội lỗi, giống như mình là gánh nặng của cha mẹ.
Xét một cách khách quan, với tư cách là người sinh ra và nuôi dưỡng đứa trẻ, cha mẹ là người gần gũi trẻ nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ. Nhưng một số người tiêu cực chỉ để lại cho con những tổn thương suốt cuộc đời. Nhà tâm lý học nổi tiếng quốc tế Susan Forward gọi những người mẹ như vậy là “cha mẹ độc hại”.
Rất nhiều trường hợp, phản ứng của cha mẹ gây ra tổn thương lòng cho con mà chính họ cũng không nhận ra. Ảnh minh họa
Gần đây, có một video lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc, thu hút 2,7 triệu lượt thích và nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ cư dân mạng. Theo đó, trên bàn đầy ắp đồ ăn nhưng người mẹ chỉ ăn đầu tôm. Cô con gái định gắp tôm vào bát của mẹ nhưng bà không chịu.
“Mẹ không thích ăn thứ đó, đĩa tôm này cũng không nhiều lắm, thôi cứ để mẹ ăn đầu tôm”, người mẹ nói.
Người con gái cảm thấy bối rối, nhìn đĩa còn rất nhiều tôm, cô nói: “Mẹ ăn 1 miếng không được sao. Chẳng lẽ con lại ăn phần ngon còn để phần thừa cho mẹ ư”.
Người mẹ nói tiếp: “Không phải con thích ăn tôm sao? Ở nhà làm gì có đồ ăn ngon như vậy”.
Video đang HOT
Chỉ trong 1 phút, cuộc nói chuyện của 2 mẹ con khiến cho không khí như ngạt thở. Cư dân mạng để lại rất nhiều bình luận bên dưới video.
“Mẹ tôi không bao giờ đụng tới thịt, trứng, sữa trên bàn, cho tới khi những thứ này sắp hỏng thì bà mới ăn”.
“Vào ngày sinh nhật của mẹ chồng, tôi cất công đặt một bàn tiệc lớn nhưng bà chỉ lấy một cái bánh bao rồi nhúng vào bát canh rau. Dù nói gì tôi cũng không thể ngăn bà được”.
Không phủ nhận việc làm mẹ là dành trọn tâm huyết, cuộc đời mình cho con, nhưng đừng nên coi việc đó là hy sinh hay nhiệm vụ làm mẹ mà là điều tự nhiên. Ảnh minh họa
Trên thực tế, có một kiểu cha mẹ luôn lấy sự hi sinh của mình ra để khiến con cái có cảm giác như mắc nợ cả đời, khiến con sống trong mặc cảm mãi mãi. Kiểu giáo dục này làm con cái luôn mang trong mình một cảm giác tội lỗi, giống như mình là gánh nặng của cha mẹ.
Một nghiên cứu năm 2012 từ của ĐH Mary Washington, Mỹ tin rằng phụ nữ ủng hộ “làm mẹ chuyên sâu” – tức lấy trẻ làm trung tâm – nhiều khả năng bị trầm cảm, ít hài lòng cuộc sống.
Thế nhưng, hy sinh của người mẹ trong một số trường hợp mang đến áp lực tâm lý rất lớn cho con cái.
“Sự biết ơn đó giống như một loại xiềng xích, một gánh nặng vô hình mẹ đặt vào người tôi”, một cô gái 23 tuổi nói.
Thực tế, “người mẹ hy sinh” là cách nghĩ sai lầm, không nên coi con cái là kẻ mang nợ bởi vốn dĩ người trong nhà là quan hệ bình đẳng. Nhưng vì cho và nhận trở thành quan hệ không bình đẳng nên tâm lý của cả hai bên sẽ mất cân bằng. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu, vẫn áp đặt tư tưởng đó trong cuộc sống. Cho đến khi xung đột với con cái xảy ra, họ lại càng vật vã hơn.
Con cái sẽ chẳng thể vui vẻ nếu như mẹ vất vả hy sinh vì chúng, thậm chí còn coi đó là áp lực. Ảnh minh họa
Nhà tâm lý học Li Xue (Trung Quốc) cho biết: “Nếu cha mẹ phàn nàn với con cái rằng, cha đã hi sinh cả cuộc đời cho con, thì hàm ý là cả đời cha mẹ chưa bao giờ yêu con”.
Khi cha mẹ bán công sức của mình cho con cái, thực chất họ đang biến tình yêu thành một giao dịch có “mức giá rõ ràng”. Những đứa trẻ bị buộc phải trở thành “kẻ vỡ nợ” sẽ dành cả đời để trả ơn hoặc oán giận cha mẹ suốt đời. Cảm giác mắc nợ ở một mức độ nào đó chắc chắn sẽ chuyển thành tức giận.
Có một điều những người cha mẹ kiểu này không hiểu được là con cái không hề muốn cha mẹ phải hi sinh mọi thứ cho mình. Thực ra điều con cái muốn nhất là thấy cha mẹ mình vui vẻ.
Nếu trên bàn ăn chỉ có một chiếc đùi gà và cha mẹ muốn ăn thì có thể ăn. Nếu bạn cảm thấy việc nhìn con ăn thú vị hơn việc tự mình ăn thì hãy để cho con ăn, đừng ép mình không ăn đùi gà rồi cảm thấy mình thật vĩ đại và đã hi sinh quá nhiều cho con cái.
Nếu cha mẹ không có nghĩa vụ hy sinh, con cái sẽ không có cảm giác mắc nợ. Chỉ khi cha mẹ và con cái ở trạng thái thoải mái, mối quan hệ 2 bên mới gần gũi và thân thiết.
Tôi không nhận ra con mình sau ba tháng gửi con về quê nội
Vì bận công việc nên vợ chồng tôi phải gửi hai con về nhà nội trong ba tháng. Nhưng sau khi đón hai con về, tôi thậm chí không nhận ra con mình.
Tôi có hai cậu con trai sinh đôi, năm nay vừa tròn 5 tuổi. Vì bận công việc nên hai vợ chồng phải gửi con về quê nội cho ông bà chăm. Thế nhưng, sau khi đón con về, tôi không thể nhận ra con mình.
Ba tháng trước, tôi nhận quyết định phải vào miền nam tập huấn, còn chồng tôi đang trong quân ngũ, không thể về nhà thường xuyên. Bố mẹ đẻ tôi thì già yếu, không đủ sức chăm cháu. Tôi phải gửi hai cậu con trai về nhà ông bà nội để ông bà chăm sóc, sau ba tháng sẽ đón con về.
Tôi không nhận ra con mình sau ba tháng gửi con về quê nội (ảnh minh họa)
Từ khi sinh ra đến giờ, chưa bao giờ các con xa mẹ lâu đến thế. Tôi cũng lo lắng và nhớ con vô cùng. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại gọi video cho các con trai. Tôi thấy các con trông có vẻ đen đi, nhưng lại bụ bẫm, mũm mĩm hơn. Các con khoe được đi chơi với các bạn bè trong xóm, các anh chị em trong họ. Tôi rất vui vì thấy con có tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc như tôi khi còn nhỏ. Nhìn các con khỏe mạnh, tôi cũng biết bố mẹ chồng chăm cháu rất mát tay. Tôi chỉ dặn dò các con phải nghe lời ông bà nội, không được đi nắng, đi mưa, phải biết giữ sức khỏe kẻo ốm. Tôi còn dặn dò con phải biết nghe lời ông bà nội, ngoan ngoãn, đừng làm ông bà mệt. Các con cũng vâng dạ rất ngoan.
Cuối tuần trước, tôi về quê đón các con. Hai con đều tăng 5-6kg, cười toe toét khi thấy mẹ. Khi phải chào tạm biệt ông bà và các bạn, hai đứa đều bịn rịn không muốn về. Tôi phải vừa dỗ dành, vừa quát nạt mãi mới đưa được hai đứa lên xe để về nhà.
Sau khi về nhà, tôi phát hiện hai đứa trở nên khó bảo, không nghe lời. Đứa nào cũng đòi ăn bim bim, đồ ngọt, không chịu ăn cơm, ăn rau. Ngày trước cứ 9h là giờ ngủ của hai con, nhưng bây giờ hai đứa cứ trằn trọc, nghich ngợm mãi đến 11h, 12h mới vài giấc, sáng hôm sau lại dạy muộn. Tôi có mắng con thì chúng nó cãi, bảo ở quê, con thích ăn gì thì ông bà cho ăn, thích ngủ lúc nào thì ông bà cho ngủ. Nếu tôi mắng lớn tiếng quá, chúng nó lại khóc ầm lên, nằm ra giữa nhà ăn vạ, đòi về nhà với ông bà. Nhìn mấy đứa con, tôi đau đầu, không biết nên làm gì để uốn nắn chúng?
Sửng sốt khi gặp lại con sau 5 tháng gửi ông bà nội Tôi không biết phải dùng ngôn từ gì để diễn tả cho đúng cảm giác của mình khi gặp lại con trai sau 5 tháng xa cách. Ảnh minh họa 5 tháng trước, tôi buộc lòng phải gửi con trai 4 tuổi cho bố mẹ chồng chăm sóc hộ. Bởi tôi phải đi học nâng cao nghiệp vụ để lên chức phó giám...