Nhuộm tóc thường xuyên tăng nguy cơ ung thư không?
Hiện nay với công nghệ phát triển, các công ty cũng đã nghiên cứu để thay thế các chất gây ra ung thư từ thuốc nhuộm tóc.
Tuy nhiên, vẫn có thể có một số thành phần trong thuốc nhuộm có thể gây rủi ro đến sức khỏe con người.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ giữa các hóa chất trong thuốc nhuộm tóc đối với bệnh ung thư. Thuốc nhuộm tóc ra đời trước năm 1980 trong đó có chứa một số hóa chất có thể gây ung thư. Các công ty sản xuất nhiều loại thuốc nhuộm tóc khác nhau và chúng cũng chứa hàng nghìn loại hóa chất khác nhau. Như Amoniac, amin thơm và hydro peroxide chỉ là một số hóa chất giúp thuốc nhuộm thấm vào thân tóc và thay đổi màu sắc.
Khi nhuộm tóc, chúng ta cũng có thể sẽ hấp thụ một lượng nhỏ nhất định các hóa chất này thông qua da đầu hoặc hít phải chúng trong không khí.
Một số hóa chất trong thuốc nhuộm tóc làm thay đổi mức độ và hoạt động của các hormone như estrogen trong cơ thể. Nội tiết tố thay đổi sẽ gây ra ung thư, làm cho các tế bào ung thư như ung thư vú và các loại ung thư khác lan rộng và phát triển một cách nhanh chóng.
Một số thành phần trong thuốc nhuộm có thể gây rủi ro đến sức khỏe con người.
Thuốc nhuộm tóc có thể gây ra các bệnh ung thư nào?
Ung thư bàng quang: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) là một phần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một trong những mục tiêu chính của IARC là xác định nguyên nhân gây ung thư. IARC đã kết luận rằng việc tiếp xúc với môi trường làm việc thì thợ làm tóc và thợ cắt tóc sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên trong công việc có thể có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang cao hơn người bình thường. Ngoài ra, tỷ lệ những người mắc ung thư có sử dụng thường xuyên nhuộm tóc cao hơn những người không sử dụng thuốc nhuộm tóc.
Video đang HOT
Ung thư máu: Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư hạch và bệnh bạch cầu nhiều hơn ở những người thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm tóc so với người không dùng thuốc nhuộm tóc.
Ung thư vú: Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện ra rằng những phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn và máy duỗi tóc bằng hóa chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ không sử dụng những sản phẩm này. Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 4 tháng 12 trên Tạp chí Ung thư Quốc tế và cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng lên khi sử dụng thường xuyên hơn các sản phẩm làm tóc hóa học này.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong Nghiên cứu ở phụ nữ năm 2019, những phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 9% so với những phụ nữ không nhuộm tóc. Một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 23% ở những phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên so với những người không sử dụng.
Nhuộm tóc thường xuyên còn có thể gặp các rắc rối gì?
Dị ứng: Thuốc nhuộm tóc sau khi tiếp xúc với da đầu có thể gây ra phản ứng dị ứng như đỏ da đầu, ngứa, gàu và các triệu chứng khác. Một số người có thể gặp các phản ứng dị ứng nặng gây nên phù đầu, phồng rộp. Khi thấy các triệu chứng nặng trên nên cần sự can thiệp kịp thời của bác sĩ một cách nhanh nhất.
Ngộ độc kim loại nặng: Thuốc nhuộm tóc chứa nhiều thành phần hóa học, theo kết quả kiểm nghiệm của các ban ngành liên quan, hầu hết thuốc nhuộm tóc trên thị trường đều chứa các hóa chất độc hại như nitrobenzen, anilin và nhiều loại kim loại nặng.
Rụng tóc: Một số chất trong thuốc nhuộm có thể ảnh hưởng đến nang tóc, dẫn đến phản ứng viêm, trường hợp nặng có thể khiến nang tóc co lại, tóc mỏng dần và cuối cùng là rụng.
Đặc biệt những người bị dị ứng, bệnh gan mãn tính, bệnh về máu không nên nhuộm tóc. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên nhuộm tóc.
Ngoài ra, nếu trong thời gian nhuộm tóc gần đây, xuất hiện một số triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, suy nhược toàn thân, nước tiểu vàng và các triệu chứng viêm gan khác thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ảnh minh họa
Những lưu ý khi nhuộm tóc
Chọn thuốc nhuộm đã kiểm định: Hãy cố gắng lựa chọn những sản phẩm nhuộm tóc đạt tiêu chuẩn và có thành phần an toàn như thuốc nhuộm tóc từ thực vật tự nhiên để tránh gặp phải những sản phẩm không tốt có thể chứa thành phần hóa học gây hại.
Số lần nhuộm tóc: Không nên nhuộm tóc quá hai lần một năm để giảm hư tổn cho tóc và sức khỏe.Nhuộm tóc thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tóc, khiến tóc bị gãy, dễ gãy, khô và các vấn đề khác.
Phản ứng của cơ thể: Trong quá trình nhuộm tóc, nên chú ý xem da đầu có biểu hiện bất thường như ngứa, mẩn đỏ hay không, nếu xuất hiện các triệu chứng, trên tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng thuốc nhuộm tóc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mở sai cách túyp thuốc nhuộm tóc, cô bé bị mù một mắt
Do mở sai cách túyp đựng thuốc nhuộm tóc, cô bé 13 tuổi ở Mỹ đã bị thuốc nhuộm bắn thẳng vào mắt trái.
Các hóa chất trong thuốc đã làm tổn hại nhãn cầu, khiến cô bé bị mù một mắt.
Vụ việc xảy ra khi cô bé Olivia Stegin, 13 tuổi, cùng nhuộm tóc với bạn tại nhà ở thành phố Springfield, bang Georgia (Mỹ). Cả hai mua một túyp thuốc nhuộm màu nâu sẫm về nhà và tìm cách mở nó ra, theo tờ New York Post (Mỹ).
Cô bé Olivia Stegin ở Mỹ đã bị mù một mắt sau khi bị thuốc nhuộm bắn vào mắt trái. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, vì mở không đúng cách nên cô bé Olivia đã phải cố bóp thật mạnh để đẩy thuốc nhuộm từ trong túyp ra ngoài. Vì chịu lực ép mạnh nên túyp thuốc nổ tung, bắn thuốc nhuộm vào mắt trái Olivia. Hóa chất trong đó đã tiếp xúc và làm hỏng bề mặt nhãn cầu cô bé.
Cô Pamela Stegin-Sheppard (40 tuổi) là mẹ của bé Olivia, bỗng nghe tiếng hét thất thanh của con gái. Cô lập tức chạy đến và thấy thuốc nhuộm bám đầy mắt trái con gái.
Người mẹ đưa con vào phòng tắm rồi dùng nước rửa sạch. Lúc này, mắt trái cô bé rất đau. Mất khoảng 15 đến 20 phút thì thuốc nhuộm mới được rửa sạch khỏi mắt Olivia. Sau đó, cô bé được đưa đến Bệnh viện Effingham ở thành phố Springfield để cấp cứu.
Tại phòng cấp cứu, bác sĩ đã cố gắng rửa sạch mắt cho bé Olivia nhiều nhất có thể. "Ban đầu, chúng tôi được thông báo là mắt của con gái tôi sẽ cải thiện trong vòng 72 giờ. Nhưng sau đó, tình hình bắt đầu tệ đi, lớp ngoài cùng của giác mạc đã bị bỏng nghiêm trọng", cô Pamela cho biết.
Các bác sĩ cho biết mắt trái cô bé bị bỏng hóa chất cấp độ 3. Lớp ngoài cùng của giác mạc bị bỏng, hình thành sẹo và gây mất thị lực.
Để hồi phục thị lực hoàn toàn, cô bé Olivia cần phải được ghép giác mạc. Tuy nhiên, vì tuổi đời còn trẻ và sức khỏe còn rất tốt nên cô bé sẽ không nằm trong diện ưu tiên được ghép giác mạc. Không những vậy, ghép giác mạc thường chỉ có hiệu quả trong vòng 10 năm. Điều này có nghĩa là cô bé phải ghép giác mạc nhiều lần trong đời.
Đã hơn 5 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra, cô bé Stegin vẫn định kỳ hằng tuần đến kiểm tra mắt. Các bác sĩ đang cố gắng phục hồi thị lực cho cô bé mà không cần phải ghép giác mạc. Gia đình đang gây qũy để trang trải các chi phí y tế cho quá trình điều trị, theo New York Post.
Những thay đổi trên cơ thể có thể là dấu hiệu của ung thư Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 thế giới. Giai đoạn đầu, khi khối u còn khu trú ở một vị trí, ung thư có nhiều khả năng điều trị hơn. Ở giai đoạn đầu khi khối u còn khu trú ở một vị trí, ung thư có nhiều khả năng điều trị hơn. Ảnh: Anh Tuấn. Ung thư...