Những yếu tố cốt lõi nâng tầm giá trị bất động sản
Hiện nay, TPHCM có hơn 100 dự án đang dậm chân tại chỗ vì các thủ tục pháp lý vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm một dự án minh bạch về pháp lý, số lượng căn hộ giới hạn cùng hệ tiện ích mang phong cách nghỉ dưỡng tại trung tâm thành phố được ví như “đãi cát tìm vàng”.
Khi pháp lý minh bạch trở thành “đòn bẩy” gia tăng giá trị bất động sản
Theo báo cáo của Sở xây dựng TP.HCM, trong quý I/2022 ,trên toàn địa bàn thành phố, chỉ có 5 dự án với tổng số 1.172 căn hộ đáp ứng đủ điều kiện bán, giảm 84,66% so với quý IV/2021 và giảm 66,01% so với quý I/2022. Đáng chú ý, TP.HCM hiện có hơn 100 dự án bất động sản vướng pháp lý và chưa đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Theo ước tính đến quý II/2022 từ Sở xây dựng TP.HCM, số lượng căn hộ thuộc các dự án quy mô lớn hiện bị đình trệ nhiều năm đã chạm đến con số hàng chục nghìn. Việc đầu tư của người dân trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết khi dự án an toàn đang dần trở nên khan hiếm.
Để giải quyết vấn đề này, tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản báo cáo tới UBND Thành phố, kiến nghị xử lý cho 38 dự án bất động sản tại TP.HCM. HoREA cũng vừa công bố báo cáo bổ sung kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản về tình trạng vướng mắc pháp lý kéo dài dẫn đến bế tắc nguồn cung nhà ở, nguyên nhân chính khiến giá nhà trên địa bàn thành phố leo thang.
Đặc biệt, tại điểm nóng như các quận trung tâm TP.HCM, số lượng dự án xây dựng mới còn bị siết chặt, tạo sự thiếu hụt mạnh mẽ tới nguồn cung căn hộ hạng sang. Theo đề án “Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021 – 2030″ do Sở Xây dựng TP.HCM công bố vào năm 2020, trong 5 năm tiếp theo, các dự án mới sẽ không còn nằm trong danh sách ưu tiên phát triển, đặc biệt là các dự án nhà ở cao tầng tại khu lõi trung tâm. Đề xuất mới từ Sở xây dựng khiến cho cuộc săn lùng cơ hội đầu tư trở nên khốc liệt hơn.
Các dự án minh bạch về pháp lý, đa dạng tiện ích được nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”
Video đang HOT
Trước bối cảnh hiện nay, khi quỹ đất tại thành phố, đặc biệt là quỹ đất tại quận 1 đang ngày càng khan hiếm, việc tìm kiếm cơ hội sở hữu bất động sản trung tâm trở thành một bài toán khó hơn bao giờ hết.
Điểm tên một số ít các dự án căn hộ tại quận 1, nổi bật gần đây là dự án Zenity của CapitaLand (Singapore). Là một trong số những dự án hiếm hoi phát triển bởi chủ đầu tư uy tín, pháp lý hoàn chỉnh, vị trí trung tâm cùng thiết kế nội thất tinh tế sang trọng và hệ tiện ích đẳng cấp, Zenity thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư đang trong cơn “khát” dự án sạch.
Tọa lạc ngay tại trung tâm quận 1, Zenity sở hữu những yếu tố cốt lõi nâng tầm giá trị bất động sản.
Ngay giữa khu vực “tấc đất tấc vàng”, chủ đầu tư vẫn không quên dành sự ưu ái cho không gian xanh và hàng loạt tiện ích mang phong cách nghỉ dưỡng, chú trọng sức khỏe và đời sống của cư dân. Sân vườn Zen xanh mát, hồ bơi Lagoon, quầy bar bên hồ bơi, bể sục vòm ốc đảo, … đều được thiết kế, chăm chút một cách tỉ mỉ, nâng tầm trải nghiệm sống vượt xa mong đợi của cư dân. 198 căn hộ với thiết kế nội thất hoàn thiện, Zenity tạo nên sự khác biệt với hình ảnh điểm đến yên bình, sẵn sàng chào đón những chủ nhân tương lai của dự án.
Zenity cùng hệ tiện ích đẳng cấp mang phong cách nghỉ dưỡng.
Đề xuất doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi đầu tư bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư bất động sản và quy định bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan đề xuất cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiệp hội tán thành việc bãi bỏ quy định về việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để "kinh doanh bất động sản", nhưng đề nghị cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để "đầu tư bất động sản" theo quy định của Chính phủ để phù hợp với nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.
Theo ông Châu, dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định doanh nghiệp bảo hiểm "không được phép đầu tư bất động sản" là chưa phù hợp với chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế.
Hiệp hội cho rằng rất cần thiết cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản (nhưng không được thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản), tương tự như nhiều nước cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư tài chính.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.
Theo ông Châu, nguồn vốn bảo hiểm cũng là một nguồn vốn xã hội hóa rất lớn cần được khai thác, sử dụng hiệu quả sẽ bổ sung một nguồn vốn đầu tư, góp phần chia sẻ bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào lĩnh vực bất động sản vẫn đảm bảo phù hợp với quy định "không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để kinh doanh bất động sản".
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm không được trực tiếp kinh doanh bất động sản mà chỉ được đầu tư vốn, được phân chia lợi nhuận (hoặc chịu lỗ) theo hợp đồng góp vốn đầu tư.
Về mức vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, theo HoREA, quy định doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư tài chính, góp vốn vào lĩnh vực bất động sản với mức tối đa 10% đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tối đa 20% đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là phù hợp và đảm bảo thực hiện nguyên tắc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản.
Ngoài ra, ông Châu cho hay HoREA cũng lần nữa kiến nghị bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" để bảo vệ quyền lợi người mua nhà.
Nói về lý do đưa ra đề xuất này, ông Châu cho hay trong thị trường bất động sản thì khách hàng thường là bên yếu thế, nhất là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án bất động sản thường là bên có lợi thế.
Theo ông Châu, rất cần thiết bổ sung biện pháp "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" là chủ đầu tư trong trường hợp "không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng". Đây cũng là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ", mà biện pháp "bảo hiểm rủi ro" theo quy định của pháp luật về bảo hiểm chính là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" được thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức "xã hội hóa", giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng.
Cú ngã đau khi đầu tư bất động sản theo lời hứa ra sổ của "cò"
Loạt biến động trên thị trường bất động sản nhà đầu tư cần nắm rõ Chuyên gia cho rằng, thời gian qua đã có một số dấu hiệu biến động trên thị trường bất động sản như tình trạng mất cân bằng cung - cầu, lệch pha phân khúc, phân lô bán nền tràn lan, sốt ảo giá, lợi dụng đấu giá đất để trục lợi,.. Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy tiềm ẩn sự bất...