Những yếu tố cản trở nỗ lực phân phối vắc xin đậu mùa khỉ ở châu Phi
Trang Nation của Kenya dẫn lời giáo sư tiêm chủng học Anna-Lise Williamson (Đại học Cape Town) chỉ ra những yếu tố cản trở nỗ lực phân phối vắc xin đậu mùa khỉ ở châu Phi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế với đậu mùa khỉ lần thứ 2 trong vòng 2 năm. Căn bệnh từ Cộng hòa Dân chủ Congo lan sang vài nước láng giềng và chỉ trong vòng một tuần có hơn 1.400 ca mắc mới. Muốn ngăn chặn dịch bệnh phải dùng đến vắc xin.
Vắc xin cũ
Vi rút gây đậu mùa khỉ cùng họ với vi rút gây đậu mùa thông thường. Bên cạnh hai loại này, nhóm vi rút orthopox còn có không ít loại lây nhiễm cho người như vi rút gây đậu mùa bò, vi rút gây đậu mùa lạc đà, vi rút vaccinia.
Vắc xin đậu mùa thông thường cung cấp khả năng bảo vệ với cả đậu mùa khỉ (hai chủng Clade 1 cùng Clade 2). Đậu mùa thông thường bị xóa sổ trên toàn thế giới vào năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng rộng rãi.
Đợt tiêm chủng đậu mùa thông thường ở châu Phi diễn ra gần đây nhất là khoảng năm 1980. Như vậy nhóm dân số trẻ tuổi tại lục địa đen chưa được tiêm vắc xin, dễ nhiễm cả đậu mùa thông thường lẫn đậu mùa khỉ.
Video đang HOT
Vắc xin đậu mùa thông thường loại cũ dựa trên vi rút vaccinia, thường gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Chiến dịch tiêm chủng định kỳ không còn nữa, nhưng do lo sợ nguy cơ dịch tái bùng phát hoặc vi rút bị dùng làm vũ khí sinh học nên nhiều quốc gia tích trữ vắc xin. Chẳng hạn Mỹ sở hữu lượng vắc xin đủ để đảm bảo mỗi người dân đều an toàn trước đậu mùa thông thường.
Vắc xin mới
Giờ đây đã xuất hiện vắc xin thế hệ mới an toàn hơn. Hai trong số đó là Jynneos (Mỹ) và Imvanex (châu Âu) được phân phối rộng rãi trong đợt dịch đậu mùa khỉ năm 2022. Tuy nhiên chúng không hoàn hảo: thời gian bảo vệ không dài, chưa thể dùng cho trẻ em, đắt đỏ và nguồn cung ít. Ngoài hai loại trên, một vắc xin mới vừa ra mắt có thể tiêm cho trẻ em là LC16.
Yếu tố cản trở nỗ lực phân phối vắc xin ở châu Phi
Đầu tiên chính là giá. Năm 2022, công ty Bavarian Nordic bán Jynneos với giá 110 USD/liều. Quốc gia thu nhập thấp chẳng đủ tiền mua chúng nên chỉ chờ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt hỗ trợ.
Khi WHO phê duyệt, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cùng Liên minh Vắc xin toàn cầu (GVA) có thể triển khai mua sắm để cung cấp cho nước nghèo đang cần. Nếu muốn tăng tốc quá trình, Tổng thư ký WHO sẽ kích hoạt cơ chế đặc biệt giúp lấy từ bất cứ nguồn nào có sẵn cho tình huống khẩn cấp.
Nguồn cung hạn chế cũng cản trở nỗ lực phân phối. Mỹ, Canada, châu Âu với tài chính dồi dào mua lượng lớn vắc xin để kiểm soát nguy cơ đậu mùa khỉ bùng phát trong nhóm dân số nguy cơ cao.
Tổng giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Phi Jean Kaseya cho biết lục địa đen cần đến 10 triệu liều vắc xin mới ngăn được dịch đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ vắc xin cho tất cả mọi người hoàn toàn bất khả thi, thay vào đó chỉ có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng ưu tiên đối tượng dễ mắc bệnh nhất như nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm, người có nhiều bạn tình, người tị nạn, trẻ em.
Dự báo về dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, các đợt bùng phát đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi có thể sẽ kết thúc trong 6 tháng.
Nhân viên y tế kiểm tra một ca mắc đậu mùa khỉ ở tỉnh Bắc Kivu, Congo. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, châu Phi chỉ nhận được một phần nhỏ lượng vắc xin cần thiết để giảm tốc độ lây lan của vi rút đậu mùa khỉ, đặc biệt tại Congo - quốc gia hiện là tâm điểm với 18.000 ca nghi mắc và 629 ca tử vong.
Trong bối cảnh căn bệnh nguy hiểm lây lan trên diện rộng, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn tin tưởng có thể ngăn chặn các đợt bùng phát trong 6 tháng tới nhờ sự lãnh đạo của chính phủ các quốc gia và sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác.
Người đứng đầu cơ quan quản lý y tế thế giới cũng cho biết, số ca nhiễm đậu mùa khỉ tăng nhanh trong vài tuần qua nhưng số trường hợp tử vong tương đối ít, đồng thời lưu ý, 258 trường hợp mắc biến thể đậu mùa khỉ mới nhất đã được xác nhận ở Burundi, Rwanda, Kenya, Uganda, Thụy Điển và Thái Lan.
Hồi đầu tháng 9, WHO đã tuyên bố các đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Mpox, còn được gọi là bệnh đậu mùa khỉ, có liên quan đến bệnh đậu mùa nhưng thường gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, bao gồm sốt, đau đầu và đau nhức cơ thể. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét và phồng rộp trên mặt, ngực hoặc tay.
WHO ước tính, khoảng 230.000 vắc xin có thể được sớm gửi đến Congo và những nơi khác. Cơ quan này cũng đang triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức về biện pháp ngăn ngừa lây lan và nỗ lực đẩy nhanh việc tiếp cận vắc xin tại các quốc gia đang bùng phát bệnh.
Người dân Congo nghe tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) cho biết, đậu mùa khỉ đã được phát hiện ở 13 quốc gia trong năm 2024, với hơn 96% tổng số ca mắc và tử vong tại Congo. Số ca mắc tăng 160% và số ca tử vong tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.
Africa CDC cũng kỳ vọng, châu Phi sẽ nhận được khoảng 380.000 liều vắc xin đậu mùa khỉ theo cam kết của các nhà tài trợ, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, con số này thực tế vẫn thấp hơn 15% mức cần thiết để có thể chấm dứt các đợt bùng phát ở Congo.
Nhà dịch tễ học Jacques Alonda và nhiều chuyên gia đặc biệt lo ngại về sự lây lan bệnh đậu mùa khỉ tại các trại tị nạn ở miền Đông Congo. Tổ chức Save the Children cho biết, hệ thống y tế của quốc gia này đã sụp đổ trước những tác động của tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh sởi và tả.
Điểm danh những nước phát hiện đậu mùa khỉ chủng mới và nguy cơ dịch lây lan xa hơn Ít nhất hai quốc gia ngoài châu Phi đã báo cáo các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt dịch ở châu Phi hiện nay là tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào đầu tuần này. Em nhỏ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở...