Những ý tưởng trang trí cho phòng khách dài, hẹp
Nếu phòng khách của bạn trông giống như một hành lang dài, hãy sử dụng một vài ảo ảnh thông minh để mở rộng không gian, như vậy, bạn sẽ không có cảm giác như đang sống trong một đường trượt bowling.
Bạn có thể muốn đẩy hết đồ đạc về sát tường trong một phòng khách dài và hẹp để mở rộng không gian, song cách đó chỉ khiến căn phòng càng có cảm giác dài và hẹp hơn. Thay vào đó, bạn có thể giảm bớt cảm giác như đang sống trong một đường hầm với những ý tưởng sau.
Tạo một lối đi thẳng
Tạo lối đi trong một căn phòng hẹp là một việc khá khó khăn. Hãy điều chỉnh lại cách sắp xếp đồ đạc trong phòng để tạo ra một bầu không khí thân mật, thay vì giữ một lối đi vụng về giữa đám đồ nội thất. Hãy sắp xếp không gian ngồi tiếp khách về một bên của bức tường dài trong phòng khách, ví dụ, đặt sofa dựa vào tường và để hai chiếc ghế khác ở phía đối diện.
Như vậy, bạn sẽ tạo ra được một lối đi rõ ràng phía sau những chiếc ghế, đối diện bức tường dài của căn phòng, còn không gian tiếp khách cũng không bị gián đoạn mỗi khi có người đi lại trong phòng khách.
Tạo một lối đi theo đường cong
Hãy phá vỡ không gian dài của phòng khách bằng cách tạo ra một lối đi theo đường cong. Muốn đánh lừa được thị giác theo cách này, hãy sử dụng cả hai bức tường dài để đặt đồ nội thất của bạn và chia không gian phòng khách thành hai khu vực tiếp khách riêng biệt. Bạn có thể nhanh chóng tự phác thảo cách sắp xếp này hoặc sử dụng một ứng dụng sắp xếp phòng miễn phí, như vậy bạn có thể nhìn thấy lối đi cong một cách rõ ràng.
Dưới đây là một cách để tạo ra một lối đi theo đường cong cho phòng khách dài và hẹp. Ở khu vực một, bạn đặt sofa và ghế dựa vào các bức tường dài đối diện nhau. Hãy đặt chiếc ghế ở phía đối diện nhưng chếch một góc so với sofa. Ở khu vực hai, đặt hai chiếc ghế và một chiếc bàn nhỏ trong góc cùng phía với sofa.
Như vậy, bạn đã phá vỡ cảm giác đường hầm của căn phòng, đồng thời tối đa hóa được không gian với hai khu vực và tạo ra một lối đi dễ dàng xuyên suốt khắp phòng khách.
Không để đồ đạc dựa vào tường
Đẩy đồ đạc sát vào tường trong một phòng khách hẹp khiến không gian dài càng thêm dài. Thay vào đó, hãy kéo tất cả đồ đạc của bạn ra khỏi tường và bố trí khu vực tiếp khách ở giữa phòng. Điều này có tác dụng ngay cả khi đồ nội thất của bạn chỉ cách tường vài centimet. Bạn sẽ có một khu vực tiếp khách ấm cúng với hai lối đi hẹp ở hai bên khu vực ngồi.
Sử dụng đồ nội thất bo tròn
Bạn có thể giảm bớt các đường ngang dài bằng những món nội thất có các cạnh bo tròn mềm mại. Ví dụ, sử dụng một chiếc bàn cà phê hoặc ghế ottoman hình tròn ở trung tâm khu vực tiếp khách. Hoặc đặt những chiếc bàn phụ tròn nhỏ bên cạnh ghế và sofa. Bạn có thể sử dụng đèn chiếu sáng và chụp đèn hình tròn. Trên tường, bạn có thể treo gương tròn hoặc các bức tranh nghệ thuật để kéo ánh mắt ra khỏi những đường thẳng.
Video đang HOT
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ là: ngoài đồ nội thất bo tròn, hãy cân nhắc bọc ghế có họa tiết hình tròn và sử dụng những tấm thảm hình tròn để thu hút ánh mắt xuống sàn nhà.
Tạo khu vực ngồi tiếp khách theo hình chữ L hoặc U
Hãy đặt sofa dài sát tường và đặt một chiếc sofa đôi hoặc hai ghế đơn vuông góc với sofa dài để phá vỡ chiều dài của căn phòng. Đặt thêm một chiếc sofa đôi hoặc hai ghế đơn khác ở phía đối diện với sofa dài để tạo ra khu vực ngồi tiếp khách hình chữ U. Đây cũng là một cách khác để tạo ra lối đi dọc bức tường dài.
Chia không gian
Nếu phòng khách của bạn rất dài, hãy chia nó thành hai khu vực riêng biệt. Hãy xem xét sắp xếp hai khu vực khác nhau. Một khu vực tiếp khách và một văn phòng nhỏ hoặc phòng ăn sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa không gian. Sử dụng thảm để xác định từng khu vực. Để giúp hai không gian được ngăn nắp và gọn gàng, bạn hãy đặt tất cả chân của từng món nội thất lên tấm thảm đó.
Hãy cân nhắc tạo ra hai khu vực trong một phòng khách dài, hẹp bằng cách sử dụng một món nội thất. Ví dụ, đặt chiếc sofa vuông góc với một bức tường và kê một chiếc bàn console hoặc tủ thấp dựa lưng vào nó. Sử dụng chiếc bàn hoặc tủ đó như một bàn làm việc cho văn phòng nhỏ tại gia.
Tối đa hóa không gian chiều dọc
Thu hút ánh nhìn lên cao bằng cách tận dụng tối đa không gian chiều dọc. Một chiếc tủ kính đứng hoặc giá sách cao sẽ giúp phá vỡ không gian dài theo chiều ngang. Ngoài ra, bạn có thể thu hút ánh mắt hướng lên trên bằng cách treo tranh ảnh nghệ thuật lên tường, gần với trần nhà. Treo rèm từ sàn lên đến trần nhà, tốt nhất là có họa tiết sọc dọc, để tạo cảm giác về chiều cao.
Ngôi nhà "hướng nội" độc đáo tại thành phố Hồ Chí Minh: Kiến tạo không gian chậm rãi, tĩnh lặng cho gia chủ, về tới nhà là thấy 'AN'
Đối với dự án Phi House, sứ mệnh của nó là giúp các thành viên trong gia đình và du khách có cơ hội sống chậm lại để trải nghiệm không gian.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị đông dân nhất của Đông Nam Á. Cuộc sống ở thành phố vô cùng bộn bề, vội vã và có chút gì đó ngột ngạt. Thêm vào đó, trong thời đại của Đại dịch Covid-19 khi mà mọi người đang "mắc kẹt" ở nhà với lối sống "Làm việc tại nhà", một ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi ở mà còn trở thành nơi làm việc đối với nhiều người.
"PHI house" là một loại hình nhà ở mới do UX Space thiết kế trong bối cảnh sống ở một siêu đô thị như thành phố Hồ Chí Minh cũng như để ứng phó với những thay đổi, thách thức trong bối cảnh "Bình thường mới" giữa Đại dịch Covid-19.
"P.H.I" trong "PHI house" là viết tắt của Pace (Nhịp độ) Hybrid (kết hợp) Introvert personality (Tính cách hướng nội).
Nhịp độ nhanh trong không gian chậm
Trong triết lý thiết kế của UX Space, thời gian và chất lượng cuộc sống của chủ nhân được bén rễ từ trải nghiệm thiết kế toàn diện nhất, và đối với dự án Phi House, sứ mệnh của nó là giúp các thành viên trong gia đình và du khách có cơ hội sống chậm lại để trải nghiệm không gian. Ở trong đó, sự ngưng tụ của thời gian được thể hiện trong giải pháp thiết kế tạo ra không gian chậm rãi.
Tuy nhiên, yếu tố ngân sách và tính cấp thiết của việc chuyển nhà đã đặt ra nhiều thách thức, do đó, UX Space đã đề xuất một thiết kế cực kỳ tối giản và đơn giản để giảm chi phí xây dựng và thời gian lắp đặt, mang đến giải pháp nhà ở giá cả phải chăng cho một gia đình nhỏ nhưng vẫn mang lại nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng không gian.
Yếu tố "lấp đầy trong cấu trúc có trật tự
Trong nhà Phi, không có ranh giới cụ thể giữa các không gian (bếp ăn; ngủ làm việc; lưu thông kho...). Việc sử dụng kết hợp không gian cũng đã được thể hiện dọc theo hành lang chính với một kệ gắn sẵn dài 14 mét. Không gian của kệ được sử dụng cho nhiều lựa chọn để lưu trữ và sắp xếp các vật dụng gia đình như bếp, tủ đựng thức ăn, thiết bị, tủ lạnh, máy giặt, kệ giày dép, kệ sách... Mọi thứ được sắp xếp và lấp đầy trong một cấu trúc có trật tự tạo nên sự đa dạng và linh hoạt trong cách sống.
Điều thú vị nhất của ngôi nhà "kết hợp" không chỉ thể hiện ở các bố trí công năng mà còn ở các mặt cắt không gian.
Tính cách hướng nội
Khác với những căn nhà phố điển hình ở TP HCM, Phi house không hướng ra bên ngoài mà hướng vào bên trong. Hai mặt tiền được thiết kế đơn giản ở cả trước và sau chỉ với một khoảng mở "vừa đủ" để đón ánh sáng ban ngày và thông gió, tránh được tiếng ồn và ô nhiễm không khí, cũng như duy trì sự riêng tư và thân mật của chủ sở hữu.
Ngôi nhà dành cho người hướng nội không phải là ngôi nhà nhút nhát mà là ngôi nhà được thiết kế để nhìn từ trong ra ngoài và nhận được năng lượng từ sự phản chiếu bên trong.
Cầu thang và nhà vệ sinh được bố trí ở phía trước nhà, nhường chỗ cho sân trong là trung tâm của ngôi nhà, bếp, phòng khách và các phòng ngủ được thiết kế xen giữa hai sân trong tạo ra các không gian sinh hoạt chính thông thoáng, đủ ánh sáng và thông khí.
Phi House được thiết kế như một cái khung cơ bản để người sử dụng thể hiện cá tính của mình.
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Kiến trúc sư: UX Space
Diện tích: 120 m
Năm hoàn thành: 2021
Ảnh: Nguyễn Nhật Linh
Kiến trúc sư trưởng: Nguyễn Nhật Linh
Thiết kế ý tưởng: Nguyễn Nhật Linh, Lê Quỳnh Như
Cách bố trí phòng khách theo phong thủy hút tài lộc vào nhà Chuyên gia phong thủy Dương Trường Giang đã đưa ra những phương pháp tăng tài lộc phòng khách hữu hiệu, đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Phòng khách nên thiết kế ở nửa trước của căn nhà Phòng khách tốt nhất nên được thiết kế ở nửa trước của căn nhà, gần ngay cửa ra vào để dễ nạp khí. Nếu...