Những xu hướng công nghệ hái ra tiền trong năm tới.
Cả thế giới sẽ tiêu tốn khoảng 2.1 triệu tỷ đô vào công nghệ trong năm 2013.
Hầu hết các công ti đều đã sẵn sàng hầu bao để cập nhật những sản phẩm công nghệ mới nhất. Người dùng cũng đang mong chờ thế hệ những smartphone, tablet hay ứng dụng sắp ra mắt vào năm 2013 này.
Dự đoán, chi tiêu vào công nghệ thông tin cũng sẽ tăng 6%.
Công nghệ sẽ phát triển cực nhanh với những nước đang phát triển.
Những nước đang phát triển là một thị trường đầy tiềm năng với các thiết bị công nghệ cao.
Những khu vực như châu Mỹ La tinh, Trung và Đông Âu, và Trung Đông sẽ chi khoảng 730 tỷ đô vào công nghệ thông tin, tăng gần 9%. Một phần ba số khách hàng của các nhà cung cấp sẽ đến từ các khu vực này.
2013 sẽ là năm quyết định với một số nhà sản xuất di động.
Dự đoán những xu hướng trong năm 2013:
- Kích thước của máy tính bảng sẽ nhỏ hơn 8 inches, chiếm hơn 60% doanh số bán ra.
- Thị trường cho smartphone và máy tính bảng sẽ tăng trưởng 20%.
2013 sẽ là năm quyết định đối với một số nền tảng. Những nền tảng mà lợi nhuận chia cho phía phát triển ứng dụng thấp hơn 50% sẽ khó có thể sống sót được. Google và Apple đã qua được mốc đó, Microsoft đang là 33% và RIM là 9%.
Những công ty công nghệ lớn sẽ mua lại những dịch vụ đám mây nhỏ.
Những phần mềm dịch vụ thật sự đã tạo nên một hiện tượng trong suốt 12 tháng qua, với những công ty lớn như Oracle và SAP đã tiêu tốn hàng tỷ đô để dọn đường cho họ tiến vào thị trường này.
“Sẽ có hơn 25 tỷ đô những vụ chuyển nhượng các công ty phần mềm dịch vụ trong 20 tháng tới, vượt mốc 17 tỷ đô trong 20 tháng vừa qua.”
Một số công ty được đánh giá quá cao sẽ khó có thể được chuyển nhượng nhanh chóng như Salesforce.com, trị giá 22 tỷ đô, hay một dịch vụ đang tăng trưởng nhanh Box với giá 1.2 tỷ đô. Còn hàng tá công ty khác có thể sẽ nhanh chóng được chuyển nhượng, có thể kể đến những cái tên như Okta, Zenoss hay ServiceMax.
Video đang HOT
Những dịch vụ đám mây nhỏ hơn, chuyên biệt hóa hơn sẽ xuất hiện.
Vào 2012, rất nhiều công ty tung ra dịch vụ đám mây của mình, khiến việc sở hữu một đám mây của chính mình không còn là việc quá khó khăn.
Điều đó có nghĩa vào năm 2013, nhiều dịch vụ đám mây sẽ tự thu hẹp phạm vi của mình lại. Những số này sẽ tập trung vào các lĩnh vực khác nhau, như bệnh viện, công ty xây dựng, ngân hàng…
Ai cũng có thể trở thành một nhân viên IT.
Những người mà không phải chuyên gia công nghệ thông tin sẽ giữ nhiệm vụ mua những công nghệ cho công ty: mua lại thiết vị di động, dịch vụ chia sẻ đám mây hay ứng dụng di động cho chính họ.
Một số người gọi đây là hiệu ứng Dropbox. Những công ty như Box, Asana và Yammer dựa trên loại hình kinh doành này.
IDC dự đoán rằng vào năm 2013, những mô hình kinh doanh này sẽ phát huy tác dụng và những
Dữ liệu sẽ trở nên lớn hơn.
Giống như năm 2012 là năm mà các thiết bị di động và điện toán đám mây trở thành thứ không thể thiếu với bất kì một công ty nào, dữ liệu lớn (big data) sẽ là thứ mà mọi người cần vào năm 2013.
IDC dự đoán thị trường dữ liệu sẽ phát triển với tốc độ 40% mỗi năm. Hiện nay thị trường này đang trị giá khoảng 5 tỷ đô, nó sẽ đạt mốc 10 tỷ đô vào năm 2013 và 53 tỷ đô vào năm 2017.
Đã qua thời của những cơ sở dữ liệu cũ
Yellowstone, siêu máy tính chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Những cơ sở dữ liệu công nghệ mới sẽ có ảnh hưởng to lớn vào năm 2013.
Đây là những hệ thống tích hợp, nơi mà các công ty mua những máy tính có khả năng tính toán, dự trữ, xây dựng những gói mạng và phần mềm cùng nhau.
Một loại khác là những phần mềm xác định mạng, một cách mới để xây dựng các mạng lưới.
Đây là những cơ hội to lớn cho những ông lớn như Cisco, Dell, HP hay Oracle. Nhưng cơ hội này cũng đi kèm theo rủi ro lớn nếu họ dự đoán sai. Cả một lớp những startup đang mọc lên để cản trở những ông lớn này.
Chỉ cần một tài khoản để dùng trên máy tính
Xu hướng “tất cả trên thiết bị” sẽ được gộp vào “tất cả trên tài khoản”.
Chính xác, không cần phải mang vác laptop hay máy tính cá nhân công kềnh, bạn chỉ cần nhớ tài khoản của mình để đăng nhập vào các dịch vụ.
Đây chính là kết quả của một quá trình phát triển mạnh mẽ về dịch vụ đám mây, di động và các trung tâm dữ liệu công nghệ mới.
Theo Genk
Top 10 hãng công nghệ đột phá nhất trong kinh doanh (Phần 2)
#5: 10gen - Giúp các cơ sở dữ liệu mở rộng hơn, hoạt động nhanh hơn với chi phí thấp hơn
Đồng sáng lập kiêm CEO Dwight Merriman
Lĩnh vực hoạt động: Phát triển một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL (không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ) phổ biến hơn cả, được biết đến dưới cái tên MongoDB. NoSQL là một cách tiếp cận mới tới các CSDL, rất có ích cho các ứng dụng Internet và các ứng dụng dữ liệu lớn. Thị trường của mô hình CSDL NoSQL này có thể đạt giá trị 3,4 tỷ USD trước năm 2018, theo nhận xét của tổ chức phân tích Market Research Media.
Tại sao đó lại là đột phá: Không loại bỏ CSDL SQL của các công ty, NoSQL là một phương thức làm việc mới với các dữ liệu. Khi các công ty sử dụng phương thức này, họ sẽ nhận ra rằng họ có thể viết những ứng dụng mới cho nó mà không phải mua các CSDL truyền thống.
Tác động: Oracle, IBM và Microsoft là những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất với thành quả này của 10gen. Oracle đang đưa ra CSDL NoSQL mới của riêng mình và cố gắng đưa nó vào ứng dụng trong những hãng công nghệ dữ liệu lớn như Hadoop. Tuy nhiên, MongoDB của 10gen lại sở hữu mã nguồn mở và điều này sẽ khiến các nhà phát triển khác cảm thấy thích thú hơn nhiều. Ngoài ra, một số CSDL mở khác cũng sẽ được "hưởng sái" từ thành công của MongoDB, ví dụ như CouchBase hay Cassandra.
#4: Salesforce.com - Mở rộng tầm nhìn về một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm
CEO Marc Benioff.
Lĩnh vực hoạt động: Salesforce.com là một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây. Họ không chỉ mang đến cho các khách hàng một dịch vụ đám mây quản trị doanh nghiệp hoạt động linh hoạt mà còn phát triển tích cực mô hình phần mềm dịch vụ, nơi các công ty có thể trả phí cho các phần mềm thông qua Internet. Hiện tại, Salesforce đang tiếp tục tham gia vào nhiều lĩnh vực phần mềm khác, bao gồm phần mềm quản trị nhân lực, truyền thông xã hội và marketing.
Tại sao đó lại là đột phá: CEO Marc Benioff của Salesforce đang góp phần định nghĩa một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm toàn cầu. Mọi doanh nghiệp truyền thống có quy mô lớn trên thế giới, bao gồm cả Oracle và SAP, cũng đều đang phải chi hàng tỷ USD để chạy theo những mô hình kinh doanh đám mây của Marc.
Tác động: Những doanh nghiệp lớn đang tham gia vào lĩnh vực đám mây nhưOracle, SAP và Microsoft sẽ chịu tác động khá nhiều từ mô hình của Salesforce, dù rằng những công ty đó đều đang cố gắng hoàn thiện những dịch vụ đám mây riêng của mình. Trong khi đó, những công ty phần mềm dịch vụ khác đang sử dụng mô hình kinh doanh giống với Salesforce sẽ lại được hưởng lợi, ví dụ như Workday.com, Zenoss, Okta, hay ServiceNow.
#3: Amazon - Thách thức quan niệm CNTT không thể làm ra nhiều lợi nhuận
CTO Werner Vogels.
Lĩnh vực hoạt động: Amazon là một nhà bán lẻ trực tuyến mang lại quyền lực rất lớn cho công nghệ điện toán đám mây.
Tại sao đó lại là đột phá: Tất cả những việc lớn mà Amazon từng làm và đang làm đều có thể được coi là sự đột phá. Với tư cách là một doanh nghiệp, họ đã có sáng kiến về điện toán đám mây (ĐTĐM). Đám mây của Amazon hiện tại đang chứa trung tâm dữ liệu nội bộ của chính họ được bán cho các đối tác khác với phí cho mỗi lần sử dụng. Hiện tại, có rất nhiều đám mây điện toán, và đám mây của Amazon là một trong những đám mây lớn nhất.
Tác động: Trên thực tế, ĐTĐM đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho mọi người. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup và các doanh nghiệp nhỏ, đang có xu hướng mua nhiều server, kho lưu trữ và thiết bị mạng hơn để tạo ra những trung tâm dữ liệu riêng cho mình, có cơ chế hoạt động giống như một đám mây điện toán (hay còn gọi là các đám mây tư).
#2: Facebook - Thay đổi cách thức thiết kế phần cứng
Cố vấn phần cứng mã nguồn mở Frank Frankovsky
Lĩnh vực hoạt động: Với mục đích tiếp tục giữ vững vị thế là một trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook đang tiến hành thiết kế tùy biến mọi loại thiết bị trung tâm dữ liệu. Những thiết bị mới này hoạt động nhanh hơn, thân thiện với môi trường hơn và có chi phí rẻ hơn.
Tại sao đó lại là đột phá: Facebook đang chia sẻ thiết kế của mình với cả thế giới với mã nguồn mở và chi phí bằng 0. Đó có thể sẽ mang tới một ngành công nghiệp phần cứng mới, nơi mà các công ty có thể tự yêu cầu server nào là thích hợp đối với mình. Trong hơn 10 năm tới, thế giới sẽ được theo dõi dự án Open Compute của Facebook thay thế ngành phần cứng với cách thức tương tự mà phần mềm mã nguồn mở đang làm với ngành phần mềm như thế nào.
Tác động: Dell, HP, IBM... là những hãng phần cứng truyền thống đã từ chối hợp tác với Facebook trong lĩnh vực này. Trong khi đó, những hãng thiết kế phần cứng mới nổi như Synnex, Avnet, Quanta lại sẵn sàng ký hợp đồng và tham gia dự án của Facebook.
#1: VMware - Một mình thay đổi tất cả
CEO mới của VMware: Pat Gelsinger
Lĩnh vực hoạt động: VMware tạo ra các phần mềm ảo hóa server, cho phép nhiều loại phầm mềm khác nhau chia sẻ cùng một server vật lý nhưng đồng thời cũng khiến các phần mềm đó "nghĩ" rằng chỉ có riêng mình đang sử dụng server đó.
Tại sao đó lại là đột phá: VMware được tạo ra để mang tới những ý tưởng sáng tạo đột phá và mọi cách thức mở rộng của hãng này đều mang tới những sự thay đổi lớn, mà hiện tại là kế hoạch thay đổi thiết kế của mạng Internet và cả các đám mây điện toán.
Tác động: Cisco đang là một trong những đối thủ lớn của VMware trong lĩnh vực công nghệ mạng. Còn về lĩnh vực ĐTĐM, Rackspace và HP có thể phải chịu ảnh hưởng từ các kế hoạch thay đổi của VMware. Họ đã đầu tư khá nhiều vào đám mây điện toán mã nguồn mở có tên OpenStack. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thiết kế lại mạng Internet cũng như "nhồi" nhiều server lên mạng hơn với chi phí thấp hơn.
Theo Genk
Quản lý nhiều dịch vụ đám mây với CarotDAV Khi nhắc đến việc quản lý các dịch vụ đám mây hẳn sẽ có nhiều người liên tưởng ngay tới Joukuu - một ứng dụng quản lý và kiểm soát các tài khoản đám mây từ một giao diện duy nhất. Mặc dù nó được thiết kế để hấp dẫn người sử dụng nhưng ứng dụng này chỉ cho phép chúng ta quản...