Những xu hướng công nghệ có thể kiếm tỷ USD năm 2017
Trí tuệ nhân tạo, AR, VR, Internet of Things là những cụm từ được nhắc đến quá nhiều trong năm 2016. 2017 sẽ là năm cất cánh của các công nghệ này.
Các công ty trên toàn thế giới sẽ chi 3,5 nghìn tỷ USD cho lĩnh vực IT trong năm 2017, theo Gartner.
Cũng theo số liệu này, số tiền các công ty chi cho phần mềm sẽ tăng 7,2% trong năm 2017, lên tổng cộng 357 tỷ USD. Trong khi đó, họ cũng sẽ chi 943 tỷ USD cho các dịch vụ IT, tăng 5% so với năm 2016.
Điều này đồng nghĩa có rất nhiều cơ hội kiếm cả tỷ USD cho những xu hướng công nghệ đang lên. Những thứ tưởng chừng như xa vời cách đây vài năm có thể trở thành phổ thông trong năm 2017.
Gartner và nhiều hãng nghiên cứu thị trường khác dự đoán, những xu hướng dưới đây sẽ lên ngôi trong năm 2017.
AI và cơ chế máy học tiên tiến
Trí tuệ nhân tạo và máy học là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2016. Google, Microsoft tích hợp AI trên mọi dịch vụ của mình. Salesforce sử dụng hệ thống dịch vụ phân tích hỗ trợ AI. Ngay cả các công ty startup cũng đưa AI vào ứng dụng của mình.
“Những kỹ nghệ tiên tiến sẽ dần thay thế thuật toán truyền thống nhằm tạo ra các hệ thống có thể hiểu, học, dự đoán, thích nghi, thậm chí vận hành tự động”, Garter chia sẻ.
Hãng nghiên cứu thị trường Markets and Markets dự đoán thị trường AI sẽ tăng trưởng từ 420 triệu USD năm 2014 lên 5,05 tỷ USD năm 2020.
Trong khi AI sẽ thống trị mọi thứ, từ dịch vụ đám mây đến IoT, các trợ lý ảo cũng sẽ thực sự thông minh trong năm 2017.
Siri, Cortana, Google Now không thực sự mới nhưng chúng sẽ tham gia vào ngày càng nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, Apple cuối cùng đã chịu mở Siri cho các bên thứ 3 trong năm 2016, từ đó người dùng có thể nhờ nó để gửi tiền cho ai đó thông qua Venmo. Người dùng cũng có thể sử dụng Cortana với hàng loạt ứng dụng Microsoft Office.
Các trợ lý ảo này có thể góp phần tạo ra doanh thu 12,28 tỷ USD cho đến năm 2024, theo Grand View Research.
IoT
Video đang HOT
Việc AI có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào Internet of Things trong năm 2017, Gartner dự đoán.
Trong thế giới của IoT, mọi đồ vật đều có chip, cảm biến hoặc ứng dụng để kết nối Internet. Trong năm 2017, người dùng sẽ chứng kiến nhiều hơn các thiết bị có thể giao tiếp với nhau. “Những thiết bị thông minh như drone, xe tự hành, đồ gia dụng thông minh sẽ hợp lại thành một hệ thống thông minh”, theo Gartner.
Sẽ có khoảng 6 tỷ thiết bị kết nối cho đến năm 2018. Ngành công nghiệp này cũng sẽ tạo ra doanh thu lên đến 661,74 tỷ USD trong năm 2021 so với 157,05 tỷ USD năm ngoái.
VR và AR
2015 là năm VR và AR bắt đầu cất cánh nhưng trong suốt 2016, 2 công nghệ này không thực sự tiến hóa mạnh mẽ. Người dùng vẫn phải bước vào một căn phòng, tìm kiếm và đeo một thiết bị nặng nề, thiết kế xấu xí. Tuy nhiên, VR và AR sẽ thay đổi cách con người làm việc và giải trí trong tương lai không xa.
2017 sẽ là năm bản lề cho quá trình chuyển đổi đó. Microsoft sẽ ra mắt chiếc HoloLens mới năm 2017, Facebook cũng sẽ phát hành nhiều ứng dụng hơn cho Ocolus Rift.
IDC dự đoán doanh thu toàn thế giới cho AR và VR sẽ tăg từ 5,2 tỷ USD năm 2016 lên 162 tỷ USD trong năm 2020.
Các hệ thống phục vụ hội thoại
Chatbot xuất hiện ngày một nhiều, cho phép người dùng tương tác với mọi loại ứng dụng bằng ngôn ngữ viết.
Gartner tin đó mới là khởi đầu. Không chỉ trò chuyện trên app, hoặc ra lệnh bằng giọng nói để yêu cầu thực hiện tác vụ, đến một ngày nào đó mọi đồ vật quanh chúng ta đều có một giao diện trò chuyện nào đó.
TMA Associates dự đoán các hệ thống giao diện trò chuyện người dùng sẽ khai sinh ra một thị trường trị giá 600 tỷ USD trong năm 2020.
Kiến trúc bảo mật thích nghi
Những thiết bị thông minh có thể trợ giúp tối đa con người, cũng có thể phá hoại cuộc sống của họ vì mối lo bảo mật. Tất nhiên, người dùng không phải quá lo lắng vì những thiết bị thông minh có thể tự học và bảo vệ bản thân.
Những công cụ bảo mật cũng sẽ được tích hợp AI, tạo ra kiến trúc bảo mật thích nghi. Ngành này sẽ tao ra khoảng 7,07 tỷ USD trong năm 2021.
Thành Duy
Theo Zing
Xu hướng công nghệ qua các sản phẩm nổi bật tại CES 2017
TV siêu mỏng, xe hơi không người lái, thực tế ảo... nằm trong số những xu hướng của năm 2017 được phô diễn tại triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Triển lãm CES, diễn ra vào đầu tháng 1 hàng năm ở Las Vegas (Mỹ), được ví như "thánh địa" của người yêu công nghệ bởi tại đây trình diễn những bước tiến mới nhất, những kế hoạch phát triển sản phẩm trong năm của của các tên tuổi lớn trong làng công nghệ.
TV "biến mất"
LG W7 OLED TV.
TV thường là món đồ nổi bật, dễ thấy nhất khi bước vào phòng khách. Nhưng năm nay, các hãng công nghệ làm chúng trở nên siêu mỏng, gắn sát tường để trông như một tác phẩm nghệ thuật hài hòa với không gian căn phòng.
Gây sốc nhất là độ mỏng "như giấy dán tường" chỉ 2,5 mm của LG W7 OLED TV. Phong cách picture-on-wall cùng giá đỡ từ tính loại bỏ khoảng trống giữa TV và tường hứa hẹn mở ra xu hướng thiết kế mới cho TV thời gian tới. Trong khi đó, Samsung cũng trình diễn TV với công nghệ QLED với độ sáng lên tới 1.500-2.000 nit và sử dụng cáp sợi quang mỏng, gần như "vô hình" để kết nối với TV với các thiết bị ngoại vi thay cho những búi dây cáp rườm rà.
Smartphone mạnh với giá tầm trung
Xu hướng cho ra đời những mẫu điện thoại với cấu hình cao nhưng giá vừa phải của năm 2016 tiếp tục diễn ra năm nay. Trong số này có thể kể đến Huawei Honor 6X có giá công bố chỉ 278 USD nhưng dùng khung kim loại, camera kép với hiệu ứng bokeh, hay Asus ZenFone 3 Zoom có pin lên tới 5.000 mAh, vỏ kim loại nguyên khối, camera kép tích hợp tính năng làm mờ hậu cảnh, xoá phông nền...
Cuộc chiến của các trợ lý ảo
Đèn bàn tích hợp Alexa của GE.
Phần mềm tương tác bằng giọng nói không chỉ có mặt trên smartphone mà hiện diện trong mọi sản phẩm của cuộc sống. Tại CES 2017, khách tham quan chứng kiến cuộc đua song mã giữa Amazon Alexa và Google Assistant.
Giải pháp của Amazon đang được ưa chuộng hơn khi được tích hợp trong vô số sản phẩm như loa của Levovo, TV 4K của nhiều hãng khác nhau, đèn bàn theo phong cách phim Tron: Lecagy của GE, xe hơi Ford hay robot đáng yêu của LG và sắp tới sẽ là trong máy hút bụi, may giặt, tủ lạnh, lò vi sóng...
Công nghệ thực tế ảo
Asus Zenfone AR.
2016 là năm của thực tế ảo và xu hướng này không hề có dấu hiệu hạ nhiệt năm nay. Asus trình làng điện thoại Zenfone AR với công nghệ "ảo hóa thế giới thực" Google Tango. Ngoài camera chính, máy có thêm camera phụ để theo dõi chuyển động và chiếc khác dùng xác định chiều sâu, khoảng cách đến vật thể. Ngoài ra còn có
Ngoài ra, các hãng khác cũng liên tục cho ra mắt kính VR như Qualcomm Snapdragon 835, Lenovo New Glass C200, ODG R-8...
Xe hơi thông minh hơn
Honda NeuV concept.
Trong xu hướng Internet of Things, bên cạnh các giải pháp kết nối cho thiết bị gia dụng, năm nay các hãng còn tập trung phát triển nhiều giải pháp cho xe hơi. Faraday Future FF91 có thiết kế ấn tượng, tốc độ nhanh và có khả năng tự đỗ xe không cần đến sự can thiệp của người dùng, trong khi Chrysler trình diễn ý tưởng xe minivan tự lái Portal. Đặc biệt, Honda mang đến mẫu xe tự hành chạy bằng điện NeuV. Chiếc xe hai chỗ ngồi này được lập trình để đón và trả khách khi chủ nhân của nó không sử dụng. Kết hợp trí thông minh nhân tạo, NeuV còn có thể phản ứng và thể hiện cảm xúc với chủ nhân.
Tạm biệt smartwatch
Nhẫn Motiv Ring.
Đồng hồ thông minh vẫn tồn tại, nhưng không còn là sản phẩm hot của năm. Sự ra đi của Pebble cuối năm ngoái là dấu hiệu cho thấy sự chững lại của thị trường này. Trong khi đó, các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe (fitness tracker) được cải tiến hơn, như Misfit Vapor có thêm màn hình cảm ứng hay Motiv Ring hội tụ đủ tính năng của vòng đeo tay thông thường trong một chiếc nhẫn tích hợp đèn LED nhỏ.
Châu An
Theo VNE
Điều hòa thông minh kết nối với smartphone từ Samsung Ngoài việc cải tiến thiết kế, hiệu năng, hệ thống điều hòa không khí mới của Samsung còn có thể kết nối với các thiết bị thông minh để bắt kịp xu hướng Internet of Things. Yếu tố thẩm mĩ là một trong những điểm được đánh giá cao của dàn điều hòa âm trần Casettle 360. Ảnh: Thành Duy. Trong khuôn khổ...