Những vùng da dễ bị nhiễm nấm bạn cần biết
Nấm da là một bệnh lý da liễu phổ biển, gây nhiều rắc rối trong đời sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh có thể lây lan từ người này qua người khác. Đặc biệt, có những vùng da dễ bị nhiễm nấm, gây ra nhiều dạng bệnh khác nhau.
Nấm da là một căn bệnh xảy ra ở nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là những vùng da dễ bị nhiễm nấm bạn cần biết để hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1. Móng là vùng da dễ bị nhiễm nấm
Một trong những vùng da dễ bị nhiễm nấm chính là móng. Nấm móng thường xuất hiện do trichophyton gây nên. Nấm móng có nguy cơ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Đồng thời, nó thường xuất hiện ở hai bên khóe của móng hoặc ở bờ tự do của móng.
Triệu chứng của nấm móng gây ra những khó khăn nhất định trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Theo đó, móng của người bệnh ngày càng sần sùi, bề mặt móng không được bằng phẳng.
Bên cạnh đó, dưới các rãnh còn xuất hiện vụn bột, móng nhô cao hoặc có thể bị khuyết. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể khiến màu móng chuyển thành màu trắng đục hoặc màu vàng.
Dấu hiệu nhận biết nấm móng:
- Màu móng thay đổi: từ màu trắng trong sang màu nâu
- Móng có dấu hiệu dày lên
- Móng bị biến dạng
- Móng có mùi hôi-
- Xuất hiện các mảnh vụn dưới móng
2. Nước ăn chân hay nấm kẽ
Bệnh nấm kẽ hay thường được gọi là nước ăn thường xuất hiện nhiều ở bàn chân. Những trường hợp mắc phải nấm kẽ thông thường do tiếp xúc nhiều trong nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Epidermophyton và Candida albicans chính là 2 loại nấm chính gây ra bệnh nấm kẽ.
Bệnh nấm kẽ do hai nấm Epidermophyton và Candida albicans gây ra – Ảnh Internet.
Video đang HOT
Bệnh nấm kẽ thường xuất hiện vào mùa mưa hay những người thường xuyên bơi lội, làm nông. Thông thường, bệnh nấm kẽ xuất hiện ở kẽ ngón chân thứ 3 hoặc thứ 4, sau một thời gian chúng sẽ lây lan ra các vị trí còn lại của bàn chân.
Dấu hiệu nhận biết nấm kẽ:
- Ngứa nhiều ở kẽ móng
- Xuất hiện bợn trắng ở da
- Bong tróc
- Nổi mụn nước ở vị trí bị tổn thương
3. Nấm xuất hiện ở da đầu
Một trong những vùng da dễ bị nhiễm nấm tiếp theo chính là da đầu. Nấm da đầu được xem là một bệnh da liễu rất khó điều trị. Bệnh xuất hiện trên phần tóc, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Đồng thời, nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh khi da đầu bị bong tróc dữ dội.
Nấm da đầu là một bệnh da liễu nghiêm trọng và rất khó điều trị – Ảnh Internet.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm da đầu phải kể đến nấm tóc dermatophyte. Các triệu chứng ban đầu là các nốt sần nhỏ sau đó sẽ phát triển thành những mảng vảy tạo thành một mảng hói tạm thời ở đầu.
Nấm da đầu thường bắt nguồn chủ yếu từ cơ thể con người nhưng cũng có thể bị lây lan qua vật nuôi như chó mèo. Những loại nấm gây bệnh này sẽ tồn tại rất lâu ở những vật dụng bị nhiễm. Đồng thời, bệnh này thường được lây trực tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như gối, khăn,…
Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu:
- Xuất hiện những vảy bong tróc trên da đầu
- Có các hạt tròn mề
- Da đầu bị tổn thương một cách trầm trọng
- Ngứa da đầu dữ dội
- Rụng nhiều tóc
- Trong trường hợp nặng có thể gây sưng phồng, viêm nhiễm, nổi mụn mủ và ra máu.
Bẹn cũng là vùng da dễ bị nhiễm nấm. Nấm bẹn thường gặp ở những người vệ sinh kém, bị các bệnh lý gây giảm hệ miễn dịch (như đái tháo đường), béo phì.
Dấu hiệu đầu tiên của nấm bẹn là da bi đo (có thể màu nâu hoặc xám ở người có da sẫm màu) với biểu hiện sưng và ngứa ở nếp ben. Sau đó, lan dân xuông vung hang, măt trong vùng đui, eo và mông. Vung da nhiễm bênh bi bong vay va viên bơ nhô cao, da co thê bong troc, nưt ne kèm theo cảm giác đau và ngứa ngáy.
5. Nấm ở râu
Nấm vùng râu hay găp ơ nam giơi với nhiều râu và lông trên măt. Ho thương nhiêm bênh nấm vùng râu khi tiêp xuc vơi vât nuôi bi nhiêm nâm. Điêu nay li giai vì sao nông dân va ngươi chăn nuôi là những đối tượng hay bị nhiễm.
Những triệu chứng nhiêm nâm tai vung râu trên măt va cô là:
- Đo va sưng nhiêu.
- Mun boc.
- Rung toc.
- Sưng hach bach huyêt.
- Da thô rap.
- Chay dich lam da trông mêm, xôp.
- Da bi mun trưng ca, viêm nang lông va cac tinh trang da khac.
Nấm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Do đó, bạn cần vệ sinh kỹ các vùng da này để tránh bị nhiễm nấm.
Vào mùa mưa bão, cẩn thận với những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn"
Mùa mưa bão đã bắt đầu và sau bão lũ như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu. Mọi người cần chú ý đến những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn" dưới đây.
BS Đinh Doãn Thạch - Bệnh viện Da liễu Hà Nội 2, trong mùa mưa bão các bệnh da liễu rất dễ gặp phải. Bởi thời tiết ẩm ướt, đường phố thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.
Theo các chuyên gia da liễu, có một số bệnh da liễu khiến làn da cơ thể bị "ăn mòn" nên chú ý trong mùa mưa bão:
* Ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da gặp nhiều trong mùa mưa bão do ký sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập. Triệu chứng của bệnh này là những mụn nước, rãnh ghẻ hay gặp ở những kẽ ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng... gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể biến chứng nhiễm trùng thành mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị. Bệnh cũng dễ lây từ người này sang người khác.
* Nước ăn chân
Nấm kẽ chân rất dễ gặp trong mùa mưa bão
Nước ăn chân còn gọi là nấm kẽ bàn chân rất dễ gặp trong mùa mưa. Bệnh do nấm Candida và Blastomycet gây ra. Thường bị ở các kẽ ngón, nhất là các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, kẽ ngón chân áp út, lòng bàn chân, gót chân cũng bị mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau làm việc đi lại khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.
Để điều trị nước ăn chân hiện có rất nhiều loại thuốc chống nấm có hoạt chất Ketoconazol, Clotrimazol... để bôi. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị khi có biểu hiện nặng như kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ tránh biến chứng không đáng có.
* Mề đay
Trong mùa mưa, nhiều người thường bị nổi mề đay là do dị ứng với nước mưa. Khi da bị ngấm nước mưa lập tức phản ứng lại gây nên tình trạng nổi mề đay. Đặc điểm là những sẩn phù từng mảng trên da, gây ngứa. Mề đay có thể nổi ở bất cứ vị trí nào nhưng vùng da hở như tay, chân, mặt dễ ngứa nhiều. Hiện tượng đỏ, ngứa kéo dài khi tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và sau khi tiếp xúc nước mưa khoảng 1 - 2 giờ. Mề đay sẽ biến mất nhanh nhưng cũng có thể bị trở lại khi tiếp xúc trở lại với tác nhân.
* Bệnh da tiếp xúc do côn trùng
Viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện trong mùa mưa lũ. Căn nguyên, lây truyền của bệnh do côn trùng tên khoa học Paederus. Mọi người hay gọi nhiều là kiến ba khoang. Sau khi tiếp xúc với côn trùng sẽ thấy ngứa, rát, nóng rát tại chỗ và xuất hiện các đám vết màu đỏ, hơi nề thành vệt. Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ.
Ngoài ra, sử dụng quần áo mưa kín khi đi dưới mưa, những phần cơ thể tiếp xúc với áo mưa bị nóng nực và ẩm ướt. Dầm mưa quá lâu, cơ thể tiết ra mồ hôi làm cho vùng da tại đó ẩm ướt hơn dẫn tới những người có sẵn bệnh lý nấm, ghẻ... bị nặng hơn, gây ra ngứa ngáy.
Để phòng tránh những căn bệnh da liễu trong mùa mưa bão, BS da liễu Đinh Doãn Thạch khuyên mọi người tránh lội nước, không đi dầm dưới trời mưa. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài cần mặc áo mưa, đi dép thay vì đi giày để tránh bí chân. Cơ thể dính nước mưa cần nhanh chóng thay quần áo, lau khô người, tóc.
Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô, nhất là giữa các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Không dùng móng tay gãi ngứa vì có thể làm cho tình trạng nặng nề, dễ nhiễm khuẩn hơn.
Nếu chẳng may da xuất hiện những tổn thương, mọi người nên đi khám chuyên khoa da liễu. Tránh tự ý dùng thuốc bôi có thành phần Corticoid để điều trị bệnh da liễu nói chung vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại cho da như teo da, rạn da, tạo cơ hội để nấm phát triển nhiều hơn.
Bác sĩ chỉ cách chữa 6 bệnh ngoài da cho người dân vùng lũ Nhiều loại bệnh da liễu, bệnh ngoài da người dân vùng lũ lụt, ngập úng thường mắc phải. Do vậy cần phải nhận diện đúng bệnh và điều trị hợp lý. Tay chân ngâm lâu ngày trong nước lũ, da dễ bị nhăn nheo, mềm nhão dễ bong tróc - ẢNH: BÁC SĨ CUNG CẤP Trong những ngày vừa qua, người dân các...