Những vũ khí siêu hạng trang bị cho tàu ngầm Kilo
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị loại vũ khí rất mạnh có khả năng vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay.
Nhằm tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Kilo project 636.1. Dự kiến, trong năm 2013, Việt Nam sẽ nhận chuyển giao chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên.
Kilo project 636.1 có lượng giãn nước đầy tải (dưới mặt biển) khoảng 3.000-3.950 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/h (trên mặt nước) và 25 hải lý/h (dưới mặt nước), tầm hoạt động gần 12.000km, lặn sâu 300m.
Tàu ngầm Kilo được đánh giá là một trong những tàu ngầm “chạy êm” nhất thế giới với độ ồn tương đối thấp để “trốn tránh” các hệ thống định vị thủy âm chống ngầm của đối phương.
“Sát thủ tàu sân bay” làm nên sức mạnh
Tàu có khả năng tấn công tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và thậm chí có thể vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương. Điều làm nên sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở một trong những loại vũ khí tối tân trên tàu, hệ thống tên lửa hành trình Klub-S.
Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.
Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển gồm:
- Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.
Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.
Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.
- Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa hơn 3M-54E lên tới 300km và mang đầu đạn nặng gấp đôi, 400kg.
Tuy 3M-54E1 chỉ đạt tốc độ cân âm ở hành trình bay tiếp cận mục tiêu (Mach 0,8) nhưng nó lại được lắp đầu đạn cỡ lớn, mà theo tính toán trên lý thuyết thì có khả năng vô hiệu hóa (làm bị thương) hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương.
- Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E dài 6,2m, lắp đầu đạn nặng 400kg, tầm bắn 275km.
- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.
- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.
Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.
Dù hệ thống Klub-S trên tàu ngầm có thể sử dụng 5 loại tên lửa trên, tuy nhiên tàu ngầm Kilo của Việt nam có được trang bị toàn bộ các loại này không còn phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng giữa hai nước.
Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, Klub-S trên tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M54E/E1. Đây là một loại vũ khí cần thiết để bảo vệ vững chắc biển đảo tổ quốc trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có diễn biến hết sức phức tạp.
Trang b ị ngư lôi có “1-0-2″ nhanh nhất thế giới
Ngoài “sát thủ diệt tàu sân bay” Klub, tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 của Việt Nam có thể bắn được ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.
Ngư lôi VA-111 Shkval
Ngư lôi VA-111 Shkval là sản phẩm của viện thiết kế hợp nhất này. Theo các nguồn tin, loại ngư lôi này được đưa vào sử dụng từ năm 1977, triển khai hoạt động rộng trong hạm đội tàu ngầm Nga từ những năm 1990.
Với yêu cầu thiết kế một loại ngư lôi tốc độ cao, các nhà khoa học đã ứng dụng một công nghệ hoàn toàn mới là công nghệ tạo ra “siêu bọt khí” bao bọc xung quang ngư lôi. Thiết kế này gần như làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên ngư lôi giúp nó đạt tốc độ nhanh hơn.
Video đang HOT
Tức là, ngư lôi VA-111 di chuyển dưới nước trong một khoang bong bóng khí nên được gọi là “ngư lôi siêu khoang”. Phần siêu khoang được tạo ra từ một chiếc mũi hình nón đặc biệt.
Với điều đó, ngư lôi siêu khoang VA-111 có thể đạt tốc độ dưới nước vượt quá 370km/h,một tốc độ mà không một loại ngư lôi nào trên thế giới có thể so sánh được.
VA-111 được bắn ra từ máy phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm với tốc độ 93km/h. Sau đó động cơ tên lửanhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đẩy tốc độ của ngư lôi lên quá 370km/h. Một số nguồn tin gần đây cho biết, tốc độ của ngư lôi có thể lên đến 560km/h nhờ ứng dụng động cơ tên lửa mới.
Tầm bắn với biến thể đầu tiên chỉ khoảng 7km, các biến thể nâng cấp về sau có tầm bắn từ 11-15km. Do thiết kế ứng dụng công nghệ tạo ra siêu khoang nên ngư lôi có độ sâu hoạt động chỉ khoảng 100m đổ lại. VA-111 có chiều dài 8,2m, đường kính 533mm, trọng lượng 2.700kg.
VA-111 lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn. Thậm chí nó có thể gây hư hại lớn, làm mất khả năng chiến đấu tàu sân bay.
Thiết kế ban đầu của VA-111 chỉ có khả năng dẫn hướng quán tính. Ngư lôi này cung cấp một giải pháp tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp trở tay do tốc độ của ngư lôi quá nhanh. Và loại ngư lôi này cũng được sử dụng để chống ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động bằng dây dẫncủa đối phương.
Biến thể nâng cấp về sau được trang bị hệ thống dẫn hướng điện tử. Bốn vây dẫn hướng đã được trang bị cho ngư lôi để hiệu chỉnh đường đi. Phần mũi tạo ra siêu khoang cũng được cải tiến để giúp việc hướng luồng siêu khoang theo các bánh lái phía sau được dễ dàng hơn
Theo một số nguồn tin, Nga đã xuất khẩu cho Trung Quốc 40 quả ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval-E vào những năm 1998. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu cho Trung Quốc không có khả năng dẫn hướng và tầm bắn rất ngắn.
Theo một số nguồn tin không chính thức, tàu ngầm Kilo 636MV đang đóng cho Việt Nam có khả năng sử dụng loại ngư lôi siêu hạng này.
Theo vietbao
Bí mật tác chiến của tàu Kilo "hố đen" trên Biển Đông
Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh.
Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.
Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur - Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng...
Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương.
Tấn công bằng tên lửa.
Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ:
Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm;
Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng.
Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này).
Tấn công các mục tiêu hỗ trợ hạm tầu.
Trong thời bình:
Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang.
Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động.
Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm
Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao.
Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động.
Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương.
Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra.
Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực.
Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý;
Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất.
Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi.
Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là:
Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự.
Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu.
Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp.
Vũ khí trang bị:
Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ.
Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý.
Triển khai các hoạt động tác chiến
Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu.
Triển khai hoạt động tác chiến - Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Triển khai tác chiến.
Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi).
Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến.
Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại..
Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai.
Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin.
Hoạt động tác chiến
Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại.
1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp).
Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển.
Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển.
Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật.
Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tầu liên hợp với tên lửa bờ biển.
Triển khai mìn chống tầu.
Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm.
Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm .
2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm.
Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.
Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị.
Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm
Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương:
- Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến;
- Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến.
Cơ động ngụy trang che mắt địch
Cơ động ngụy trang che mắt địch.
Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm.
Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn.
Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn.
Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang.
Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân.
Theo Dantri
Nga đóng tàu ngầm mới cho Hạm đội Biển Đen Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg (Nga) vào hôm nay (17.8) bắt đầu xây dựng tàu ngầm chạy bằng năng lượng diesel - điện lớp Varshavyanka mới cho Hạm đội Biển Đen của nước này, RIA Novosti cho biết. Stary Oskol sẽ là chiếc tàu ngầm thứ ba trong loạt sáu chiếc thuộc lớp Varshavyanka sẽ được đưa vào biên chế...