Những ‘vũ khí’ cần có trên Kindle Fire 2 giá rẻ
Để cạnh tranh với đối thủ Nexus 7, Kindle Fire thế hệ thứ hai cần phải được trang bị chip lõi tứ, màn hình độ phân giải cao hơn và khe cắm thẻ nhớ SD.
Ngay từ khi chiếc Nexus 7 của Google ra mắt với cấu hình mạnh mẽ cùng giá bán 200 USD, các chuyên gia đã lập tức đưa ra nhận định, sản phẩm này có thể sẽ tạo ra bước ngoặt, đưa các sản phẩm máy tính bảng trở về giá trị đích thực của mình.
Đứng trước áp lực từ phía Google, rõ ràng Amazon sẽ phải cân nhắc không ít trước khi cho ra mắt chiếc Kindle Fire thế hệ thứ 2 nếu muốn có được thành công giống như “tiền bối” của nó. Dưới đây là những tính năng cần có trên chiếc Kindle Fire 2 sắp ra mắt của Amazon.
Độ phân giải cao hơn
Kindle Fire sở hữu độ phân giải 1.024 x 600 pixel, thông số bị xem là lỗi thời so với một model 2012. Không chỉ Nexus 7, chiếc Media Pad của Huawei ra mắt vào năm ngoái cũng đã sở hữu màn hình độ phân giải lên đến 1.280 x 800 pixel. Đó là con số mà Kindle Fire 2 cần hướng tới.
Thiết kế mượt mà hơn
Kindle Fire và Nexus 7 đều là những sản phẩm giá rẻ, nhưng chiếc máy tính bảng của Amazon bị chê là thiết kế “rẻ tiền”, còn sản phẩm hợp tác giữa Google và Asus thì không. Năm ngoái, người dùng có thể không để tâm đến vấn đề đó, bởi Kindle Fire là chiếc máy tính bảng 200 USD tốt nhất. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, người ta sẽ nhìn vào Nexus 7 để so sánh. Theo một số nguồn tin gần đây, Kindle Fire 2 sẽ sở hữu vỏ kim loại sang trọng, có thể thêm màu sắc để người dùng lựa chọn ngoài màu đen nhàm chán hiện tại.
Video đang HOT
Vi xử lý lõi tứ
Vi xử lý lõi tứ gần như đã trở thành một chuẩn mực cho các model 2012. Tất nhiên, khi đó giá thành của sản phẩm sẽ bị đội lên khá cao. Theo tiết lộ ban đầu, Nexus 7 bản 8 GB có giá linh kiện lên đến 152 USD, cộng thêm chi phí đóng gói, quảng cáo, Google gần như không kiếm được lời từ model này và cũng chỉ kiếm được đôi chút từ model 16 GB (giá bán 250 USD).
Amazon cũng từng thực hiện chính sách tương tự khi cho ra mắt chiếc Kindle Fire(chi phí sản xuất 198 USD) và thu lời từ việc bán nội dung số. Do đó, có cơ sở để tin rằng, Amazon sẵn sàng chạy đua cấu hình với đối thủ Nexus 7 để giành được sự chú ý từ phía khách hàng.
Khe cắm thẻ nhớ microSD
Việc sở hữu dung lượng lưu trữ thấp (8 GB) lại không có khả năng mở rộng có thể coi là điểm yếu chết người của Kindle Fire. Nếu sở hữu khe cắm thẻ nhớ microSD,Kindle Fire 2 rõ ràng sẽ chiếm lợi thế so với đối thủ từ Google. Tuy nhiên, khả năng này là không cao.
Kết nối 3G
3G giúp nhu cầu truy cập Internet của người dùng được đáp ứng mọi lúc, mọi nơi, nhất là tại những đất nước không nhiều địa điểm Wi-Fi “chùa”. Tuy nhiên, giá thành sản xuất cũng là một điểm khó nếu Amazon muốn trang bị các hình thức kết nối di động (3G hoặc 4G) cho model máy tính bảng mới của mình.
Camera
Camera trên máy tính bảng được xem là để “làm cảnh” nhiều hơn là sử dụng thực tế. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ đi tính năng này. Camera sau giúp người dùng ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng, trong khi camera trước là để phục vụ cho các cuộc gọi video. Cùng chờ đợi xem chân dung chiếc máy tính bảng mới của Amazon sẽ ra sao khi nó chính thức ra mắt.
Theo VNE
Google: Sản xuất máy tính bảng là dại dột
Tin đồn cho thấy tablet Google Nexus đang được sản xuất, tuy nhiên, một thiết bị riêng biệt là không đủ để giải quyết vấn đề Google đang gặp phải.
Trả lời phỏng vấn tại MWC 2012 vừa qua, Google cho biết đang hợp tác với Asus chế tạo máy tính bảng 7 inch, có thể trang bị chip lõi tứ và giá bán khoảng 199 USD. Cũng như các thiết bị Nexus trước, chiếc máy tính bảng này sẽ dùng hệ điều hành Android.
Tại sao tin đồn có lý?
Nếu xét tới máy tính bảng Asus 7 inch được giới thiệu tại CES 2012 hồi tháng 1 năm nay, tin đồn này có thể tin tưởng được.
Tại buổi họp báo của Nvdia, lãnh đạo Asus lên sân khấu thảo luận về cách thức cạnh tranh với dòng máy tính bảng giá rẻ từ Amazon và Barnes & Noble. Thiết bị Tegra 3 có tên Asus MeMo dùng chip lõi tứ, màn hình 7 inch và chạy Android, giá dự kiến khoảng 249 USD.
Có tin tức cho rằng Google sẽ hợp tác với Asus để sản xuất đại trà mẫu máy tính bảng và ra mắt thử nghiệm trong hội nghị các nhà phát triển thường niên của Google (Google I/O). Năm ngoái, Google cùng với Samsung đã giới thiệu phiên bản Galaxy Tab 10.1 và phát 5.000 máy cho các nhà phát triển tại hội nghị Google I/O.
Điều gì đã xảy ra với máy tính bảng Google năm ngoái?
Về cơ bản, Galaxy Tab 10.1 phiên bản Google là thiết bị "mồ côi". Ban đầu, máy tính bảng chạy hệ điều hành Android 3.1 và được cập nhật lên 3.2 vài tháng sau đó. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, cả Samsung và Google đều không có bản cập nhật nào cho thiết bị này (nâng cấp lên Android 4.0 ICS chẳng hạn). Đó chắc chắn không phải thông điệp khiến các nhà phát triển hài lòng. Làm thế nào họ có thể viết ứng dụng cho Android 4.0 khi mà máy tính bảng vẫn chạy phần mềm cũ kĩ?
Tiếp theo, số lượng ứng dụng cho máy tính bảng Android vẫn không có tiến triển gì rõ rệt. Thay vào đó, Google lại bổ sung chức năng zoom hay nâng cấp ứng dụng smartphone Android trên máy tính bảng. Thiết bị của Google được xem là động lực phát triển ứng dụng Android, tuy nhiên tới thời điểm này, những ứng dụng và nội dung hàng đầu xuất hiện trên kho ứng dụng cho Apple iPad đều không có mặt trong hệ sinh thái Android. Ví dụ, Flipboard hay HBO Go đều không áp dụng cho máy tính bảng Android.
Đối với các nhà phát triển: khi nghĩ về máy tính bảng, rất ít nhà phát triển đặt Android lên đầu. Điều đó khó lòng thay đổi khi iPad vẫn thống trị thị trường máy tính bảng và vượt xa doanh số của tất cả máy tính bảng Android cộng lại. Các nhà phát triển theo đuổi mục tiêu tiền bạc, đồng nghĩa với việc "ém" hàng cho thiết bị bán chạy nhất.
Nook Tablet và Kindle Fire càng làm tình hình tồi tệ hơn
Nook Tablet và Kindle Fire chiếm 21% thị phần máy tính bảng quý cuối năm 2011, nhưng không giúp xoa dịu tình hình. Cả hai đều xây dựng trên nền tảng smartphone của Google - Gingerbread, đồng nghĩa với chạy ứng dụng điện thoại, không phải phần mềm máy tính bảng Android. Không thiết bị nào trong số cả hai truy cập được chợ ứng dụng Android Market; các nhà phát triển làm việc trực tiếp với Amazon và Barnes & Noble để ứng dụng xuất hiện trên cửa hàng ảo của hai hãng.
Hai mẫu máy tính bảng tô đậm thách thức Google phải đối mặt trên thị trường máy tính bảng. Mọi người không chỉ tìm kiếm một thiết bị mà còn dải nội dung và ứng dụng đa dạng cùng giao diện dễ sử dụng. Cả Nook và Fire đều đáp ứng yêu cầu này với mức giá phải chăng. Vì thế, tạo ra máy tính bảng lõi tứ với giá bán cạnh tranh không đủ để giải quyết vấn đề.
Để cạnh tranh thực sự với iPad, Google cần tới "kiềng ba chân": phần cứng, phần mềm và hệ sinh thái. Google phải nỗ lực hơn rất nhiều trước thềm sự kiện I/O để thuyết phục các nhà phát triển rằng có lí do chính đáng để viết ứng dụng máy tính bảng cho Android cùng lúc với ứng dụng cho iOS, hay thậm chí làm được hơn thế: nghĩ về Android trước khi nhắc tới máy tính bảng.
Theo ICTnew
Note 10.1 chip lõi tứ có thể ra chính thức vào 15/8 Nhà sản xuất Hàn Quốc vừa gửi giấy mời giới truyền thông tham gia một sự kiện vào ngày 15/8 với tấm hình sản phẩm giống tablet được đồn là Galaxy Note 10.1. Giấy mời của Samsung không ghi rõ tên sản phẩm sắp trình làng nhưng đó rất có thể là Galaxy Note 10.1 dùng chip lõi tứ. Ảnh: Engadget. Samsung vừa...