Những việc nên và không nên làm trước khi ngủ quyết định ’sống còn’ đến tuổi thọ
Có những việc các bác sĩ khuyến khích bạn nên làm trước khi đi ngủ vì nó giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Ngược lại, có những việc ‘cấm kỵ’ bởi nếu bạn thực hiện chúng thường xuyên, có thể bạn đang tự rút ngắn tuổi thọ của chính mình.
Ảnh minh họa: Internet
Những việc không nên làm trước khi đi ngủ
Cáu giận trước khi đi ngủ
Một nghiên cứu của phương Tây cho thấy giấc ngủ có thể khiến ký ức về những trải nghiệm tồi tệ của bạn mạnh mẽ hơn so với khi bạn ở trạng thái tỉnh, và những bức ảnh khiến bạn tức giận sẽ xuất hiện lâu hơn.
Mọi người đều biết rằng sự tức giận có hại cho sức khỏe và sự tức giận trước khi đi ngủ còn có hại hơn. Tức giận khiến khiến tim bạn đập nhanh hơn trong khi ngủ, đồng thời cũng có thể gây khó thở, mất ngủ… Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe theo thời gian sẽ gây ra những tác hại không thể khắc phục.
Ảnh minh họa: Internet
Mở cửa sổ trước khi đi ngủ
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng, gió là căn nguyên gây nhiều bệnh. Do đó, nơi ngủ nên tránh cửa thoát khí, giường nên cách cửa sổ và cửa ra vào một khoảng cách nhất định.
Nếu bạn ngủ trước cửa sổ hoặc lỗ thông hơi, thời gian dài chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ
Theo phân tích y tế, ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ, ngoài việc tăng chất béo, điều quan trọng hơn là gây hại cho cơ thể. Điều này là do đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến các hormone có lợi cho sức khỏe, cản trở sự tiết hormone tăng trưởng.
Ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ cũng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, theo thời gian sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Uống rượu trước khi đi ngủ
Một chuyên gia người Đức đã quan sát tác hại của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong 15 năm và phát hiện ra rằng người uống rượu trước khi đi ngủ có thể xuất hiện 2 lần ngưng thở, mỗi lần khoảng 10 giây.
Và chỉ 10 giây cũng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người của chúng ta: làm hỏng các mạch máu trong thời gian ngắn, thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.
Video đang HOT
Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Đương nhiên không yêu cầu mọi người uống lượng nước lớn trước khi đi ngủ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ do phải dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
Tuy nhiên nếu trước khi đi ngủ không uống một chút nước cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này là do trong khi ngủ, cơ thể chúng ta hoạt động liên tục và cơ thể cần nước để duy trì trong quá trình hoạt động.
Nếu không uống đủ nước, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Do vậy nên uống 200ml nước mỗi tối trước khi đi ngủ.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá no trước khi đi ngủ
Y học Trung Quốc cho rằng, dạ dày khó chịu, ngủ không ngon, hệ thống tiêu hóa của con người cần được nghỉ ngơi đúng thời gian, mới có thể duy trì hoạt động bình thường.
Nếu bạn ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, hệ thống tiêu hóa không có thời gian nghỉ ngơi, sửa chữa, cuối cùng sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những hành động trước khi đi ngủ dưới đây giúp bạn giảm mệt mỏi, tăng cường kích thích các cơ, tốt cho tim mạch phòng đột quỵ.
Thở bụng tốt cho tim và phổi
Việc bạn thực hiện phương pháp thở bụng mở rộng dung tích phổi, giúp cải thiện chức năng tim và phổi tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này như sau: giữ tư thế ngồi thẳng, tay trái và tay phải lần lượt đặt lên trước bụng và ngực, dùng mũi hít vào, cố gắng phình bụng, khi thở ra dùng miệng để thở và hóp chặt bụng, làm mỗi phút 7-8 lần và mỗi lần thực hiện từ 10-20 phút, bạn sẽ thấy cơ thể của mình khỏe mạnh hơn mỗi ngày
Ảnh minh họa: Internet
Uống nước ấm ngừa nhồi máu cơ tim
Chỉ với một ly nước ấm trước khi đi ngủ, nhưng lại sẽ giúp bạn đổ mồ hôi và khiến độ nhớt của máu tăng lên rất nhiều. Khi bạn uống một ly nước trước khi đi ngủ, làm loãng độ nhớt của máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đột ngột, đau thắt ngực, huyết khối não tốt cho sức khỏe. Khi bạn uống có thể bỏ trong nước ấm thêm một ít mật ong.
Dùng lược chải đầu phòng đột quỵ
Trước khi đi ngủ bạn muốn thư giãn trước khi đi ngủ, nắm chặt tay đấm nhẹ vào lưng, có thể kích thích các mô và huyệt đạo ở lưng, có thể thúc đẩy lưu thông máu cục bộ và thậm chí lưu thông máu toàn thân, rất có lợi cho cơ bắp và giải tỏa những căng thẳng giúp cơ thể ngủ ngon. Bạn hãy thực hiên mỗi lần đấm nhẹ lưng từ 10-20 phút.
Ảnh minh họa: Internet
Vỗ nhẹ bắp chân phòng chuột rút
Nếu bạn muốn có một đôi chân khỏe mạnh không bị đau nhức khi đi ngủ thì trước khi đi ngủ vỗ nhẹ vào bắp chân, có thể giúp thư giãn và làm ấm cơ bắp, có hiệu quả trong việc phòng ngừa chuột rút vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể thực hiện bằng cách ngồi trên giường, nâng bắp chân, hai bàn tay xoa nóng, xoa từ đầu gối đến mắt cá chân, sau đó vỗ nhẹ bắp chân 2 bên vỗ đi vỗ lại nhiều lần và mỗi chân vỗ trong vòng vài phút đến khi 2 chân ấm lên thì dừng lại.
Ngâm chân bằng nước ấm
Trước khi đi ngủ nêu bạn thực hiện hành động ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Việc bạn ngâm chân giống như bấm huyệt, giúp thúc đẩy cung cấp máu, giữ ấm nội tạng, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường cho các tĩnh mạch, cơ bắp. Khi nhiệt độ nước phù hợp dựa vào sức chịu đựng của từng cá nhân và thời gian được kiểm soát trong vòng nửa giờ sẽ thấy cơ thể vô cùng sảng khoái.
Hòa Thuận (tổng hợp)
Miệng có vị ngọt nên nghĩ ngay đến những căn bệnh này
Ngay cả khi bạn không ăn đồ ngọt nhưng miệng của bạn vẫn có vị ngọt. Điều này cho thấy cơ thể của bạn có khả năng đang gặp một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như bệnh tiểu đường.
Đôi khi miệng có bạn sẽ mùi thức ăn mà bạn vừa ăn phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể phát hiện ra bệnh dựa vào vị ở trong miệng. Một số người nhận thấy miệng của mình có vị ngọt, ngay cả khi bạn không ăn món có đường, điều này cho thấy bạn có thể đang đối mặt với một số nguy cơ bệnh lý dưới đây:
1. Mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị ngọt. Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa, do vậy bất kỳ ai cũng cần cảnh giác với nguy cơ này.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới cách cơ thể sử dụng insulin nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát lượng đường trong cơ thể và có thể dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao.
Người bị tiểu đường ngoài cảm thấy miệng có vị ngọt thì còn gặp một số triệu chứng khác như: thị lực suy giảm (mắt nhìn mờ), tay chân tê, tiểu nhiều, giảm khả năng nêm nếm mùi vị thức ăn...
Tiểu đường nếu không điều trị và biết cách kiểm soát có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Người bị tiểu đường cũng có sức đề kháng kém hơn, hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn. Do vậy, cần đi khám để biết chính xác bạn đang ở ngưỡng nào của tiểu đường để có biện pháp kiểm soát tốt.
2. Nhiễm toan xeton do tiểu đường
Nhiễm toan xeton là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo. Điều này khiến một loại axit có tên ketone tích tụ trong cơ thể. Lượng ketone quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.
Chứng nhiễm toan xeton do tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng khác như: mệt mỏi, khát nước, lơ mơ, không tinh táo, đau bụng... cần được cấp cứu và can thiệp y tế.
3. Ăn kiêng theo chế độ cắt giảm tinh bột
Tinh bột là nguồn năng lượng không thể thiểu, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như cơm, khoai củ, bánh mì... Tinh bột cũng là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng tăng nhanh, do vậy xu hướng giảm cân bằng cách cắt giảm tinh bột đang được rất nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, việc giảm lượng tinh bột trong cơ thể không đúng cách có thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp và bạn còn có thể cảm thấy miệng của mình có vị ngọt.
Khi không đủ carb, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để lấy năng lượng và khiến ketone tích tụ trong máu. Điều này có thể tạo ra vị ngọt trong miệng. Vậy nên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn low-carb hoặc chế độ ăn keto để đề phòng trường hợp ketone tích tụ quá cao gây ảnh hưởng sức khỏe.
4. Mắc các chứng nhiễm trùng
Người bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường thở thường giảm khả năng hoạt động của não trong việc cảm nhận mùi vị. Người bị bệnh nhiễm trùng cũng thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang khiến nước bọt chứa nhiều glucose.
Glucose là một loại đường nên có thể gây ra cảm giác ngọt trong miệng. Khi điều trị được những chứng nhiễm trùng này, tình trạng vị ngọt trong miệng có thể được cải thiện đáng kể.
5. Các vấn đề về hệ thần kinh
Người có tiền sử mắc bệnh về hệ thần kinh khiến miệng có vị ngọt dai dẳng, nhất là những người từng bị đột quỵ hoặc bị động kinh do rối loạn khứu giác và vị giác.
6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Một số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng thấy miệng mình có vị ngọt hoặc vị kim loại. Điều này là do các axit giúp tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào thực quản và miệng. Khi mắc chứng này, bạn thường cảm nhận vị ngọt ở phần cuống lưỡi.
7. Phụ nữ mang thai
Nhiều người trong thai kỳ cho rằng, họ cảm thấy miệng của mình đôi lúc có vị ngọt hoặc vị kim loại. Điều này xuất phát từ việc thay đổi nồng độ hormone khiến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng cảm nhận hương vị cũng thay đổi theo.
Bên cạnh đó, tình trạng vị giác thay đổi cũng có thể do một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với tiểu đường thai kỳ.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc đôi lúc khiến người sử dụng cảm thấy miệng có vị ngọt. Ngoài ra, một số loại thuốc làm thay đổi chức năng cảm nhận vị giác như hóa trị, xạ trị... Nếu cảm giác này khó chịu, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để thay thế các loại thuốc hoặc có phương án giúp giảm vị ngọt trong miệng.
9. Mắc ung thư phổi
Rất hiếm gặp tình trạng miệng có vị ngọt do ung thư phổi nhưng bạn cũng không nên bỏ qua lý do này. Các khối u trong phổi làm gia tăng mức độ hormone và có thể ảnh hưởng đến vị giác. Điều này cũng lý giải một phần vì sao người mắc bệnh ung thư trước đó bị sụt cân, ăn không ngon...
Nếu hiện tượng miệng có vị ngọt kéo dài và bạn không biết rõ nguyên nhân thì bạn cần đi khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện kiểm tra thể chất cùng các xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng. Để chẩn đoán tin cậy hơn, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra chức năng như: nội soi tiêu hóa, chụp CT hoặc MRI để kiểm tra các dấu hiệu khối u và ung thư, quét não, xét nghiệm máu...
Minh Ngọc
9 việc không làm trước lúc đi ngủ, sau khi ăn cơm và ngay khi thức giấc: Thực hiện tốt thì sống lâu trăm tuổi! Tránh được 9 điều dưới đây là bạn đang xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh. Kỳ thực, tuổi thọ không phải là thứ chúng ta có thể mua được bằng tiền, nó là kết quả của nhiều yếu tố như di truyền, bệnh tật, sở thích và thói quen sinh hoạt. Nếu tự xây dựng cho mình một thói...