Những việc cần làm khi bị thai lưu liên tiếp.
Thai lưu nhiều lần liên tiếp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người phụ nữ nói riêng và ảnh hưởng đến tâm lý của các cặp vợ chồng đang mong con nói chung.
Vì vậy việc tìm nguyên nhân và chuẩn bị sức khỏe tiền mang thai hết sức quan trọng để tình trạng này không xẩy ra thêm lần nữa trong những lần mang thai sau.
Đi khám vợ, chồng để phát hiện nguyên nhân
- Vợ chồng gặp vấn đề thai lưu liên tiếp thì nên đi khám sức khỏe sinh sản tổng thể tại các bệnh viện chuyên khoa sản. Các xét nghiệm cần thiết gồm: Công thức máu, nhóm máu hiếm, tinh dịch đồ (với chồng) và nội tiết tố (với vợ), xét nghiệm dịch Chlamydia, siêu âm tử cung phần phụ. Ngoài ra nữ giới cũng nên theo dõi vòng kinh, xem có bất thường gì không để có phương án điều trị hoặc dự phòng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Khi phát hiện ra một trong những bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về máu, bệnh nội tiết…cần điều trị ổn định trước khi mang thai
Chế độ ăn uống, sinh hoạt, chuẩn bị sức khỏe tiền mang thai
Chế độ ăn uống: Không dùng các chất rượu, bia và các chất kích thích… ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, chuẩn bị sức khỏe thật tốt khi mang thai lại…
- Lối sống, sinh hoạt: Thai phụ không nên làm việc nặng, quá sức, độc hại, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường…
- Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các vitamin và khoáng chất, acid folic dành cho phụ nữ mang thai, tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Sau khi thai lưu nên để sau 4 – 6 tháng mới nên có thai lại.
Đi khám và quản lý thai ngay từ khi phát hiện có thai
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Video đang HOT
- Khi có thai thì thai phụ cần đi khám thai, siêu âm định kỳ để được theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi thường xuyên, cũng như để bác sĩ dự phòng các biện pháp hỗ trợ nội tiết tố trong quá trình mang thai.
- Thai phụ cần chú trọng làm xét nghiệm Double test và Triple test hay chọc dò nước ổi để kiểm tra xem do lỗi trong quá trình phân chia tế bào thai nhi hay là do bất đồng nhóm máu với bố mẹ gây ra. Bên cạnh đó cũng cần thiết đảm bảo những mốc khám siêm âm kiểm tra hình thái thai nhi.
Việc phòng tránh thai lưu hiện này cũng chỉ là phòng từ các yếu tố nguy cơ mà thôi. Nếu tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu liên tiếp thì việc điều trị ổn định trước khi mang thai là hết sức quan trọng. Tuy nhiên có những vấn đề về sức khỏe bố mẹ khó có thể khắc phục được mà chỉ điều trị song song với việc mang thai để cố gắng giữ thai cho đến ngày sinh mà thôi.
Theo Cuasotinhyeu
Quan hệ tình dục khi mang thai, các điều vợ chồng cần lưu ý
Quan hệ tình dục có thể là điều mà bạn phân vân trong thời gian mang thai. Một số người rất ngại ngùng với những thay đổi cơ thể khi có bầu, một số cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục.
Vậy các cặp vợ chồng cần làm gì để quan hệ tình dục trong khi mang thai có thể đem lại cho bạn cảm giác vui vẻ và an toàn.
1. Có đượ c quan h ệ khi mang thai hay không?
Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc với bác sĩ phụ khoa rằng khi có thai thì có nên quan hệ tình dục nữa không? Câu trả lời là: Có. Tình dục an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách. Trong suốt thời gian mang thai, nếu thai kỳ bạn "bình thường" việc quan hệ tình dục là an toàn và bạn không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến bé yêu. Thai kỳ "bình thường" là những trường hợp không thuộc nhóm nguy cơ gây sinh non hoặc sẩy thai. Với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên quan hệ.
Thực ra, nếu thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng không chạm được đến thai, tinh dịch cũng không vào tử cung được vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi có khoái cực, tử cung co bóp mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không có hại gì.
2. "Chuy ệ n ấ y" có d ẫ n đ ế n s ẩ y thai không?
Nhiều người lo ngại rằng "chuyện ấy" sẽ gây ra sẩy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thực chất, việc quan hệ không có bằng chứng rõ ràng gây sẩy thai. Nguyên nhân sẩy thai sớm đa phần do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc bất thường trong sự phát triển thai nhi, hầu như không liên quan đến những sinh hoạt bình thường của bạn.
3."Quan hệ" có gây hại đến bé yêu?
Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi. Do vậy, quan hệ tình dục có thể được xem như không gây hại đến bé yêu của bạn.
4. Người ấy có nên dùng bao cao su không?
Thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ đến thai kỳ (vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối, sinh non...) và đến thai nhi (nhiễm trùng bào thai, thai non tháng, ..). Do vậy, nếu bạn tình mang bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần thiết phải mang bao cao su. Mặc khác, có những thai phụ có thể quan hệ với những bạn tình khác nhau và không biết rõ ràng về sức khỏe của bạn tình mới thì rất cần thiết cho người ấy dùng bao cao su.
Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong các trường hợp sau:
- Chồng hoặc bạn trai của bạn có hoặc nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Bạn không thể đảm bảo vợ chồng bạn quan hệ tình dục chung thuỷ một vợ - một chồng;
- Bạn có bạn tình mới khi đang mang thai.
5. Mang thai ảnh hưởng đến ham muốn tình dục như thế nào?
Phần lớn phụ nữ khi có thai được chồng nâng niu hơn. Giá trị cuộc sống của người phụ nữ tăng cao, tâm hồn thư thái nên ham muốn gần chồng nhiều hơn.
Ham muốn với chuyện "gối chăn" khi mang thai thực sự khác nhau ở mỗi phụ nữ. Nhiều bà mẹ thấy mình luôn có ham muốn tình dục cao trong suốt thai kỳ, số khác cảm thấy không mấy quan tâm và hầu như không hứng thú gì với chuyện gần chồng, số khác nữa nhận thấy ham muốn của mình biến động lúc cao lúc thấp trong suốt 9 tháng mang thai tuỳ thuộc vào tâm trạng và sự hài lòng về hình thể đang thay đổi của mình.
Thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tần suất và sự ham muốn tình dục. Sự thay đổi này thường gặp ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau:
- Thai hành, mệt mỏi, nôn mửa trong 3 tháng đầu làm giảm sự hứng khởi và giảm tần suất quan hệ. Trong 3 tháng đầu mang thai, nguyên nhân chính khiến các bà mẹ không còn hứng thú yêu đương là tình trạng ốm nghén, nôn nao và mệt mỏi đến mức không muốn làm gì cả, kể cả chuyện "yêu". Việc bạn choáng ngợp và kiệt sức vì những thay đổi tâm sinh lý mạnh mẽ trong kỳ đầu của thai kỳ là không có gì bất thường, và cảm hứng yêu đương sẽ quay lại vào tam cá nguyệt thứ hai, khi thai kỳ của bạn đã ổn định và bước vào giai đoạn êm đềm hạnh phúc nhất.
- Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục vùng chậu (tử cung, âm đạo, âm vật) và vú, tăng tiết dịch âm đạo, do đó làm tăng cảm giác cực khoái và dẫn đến tăng kích dục. Lượng máu đến cơ quan sinh dục dồi dào hơn khi bạn mang thai và khiến vùng này trở nên nhạy cảm hơn, chất nhờn âm đạo được tiết ra nhiều hơn giúp làm ẩm và "bôi trơn" cho cuộc yêu thêm suôn sẻ. Hiện tượng này có thể đem lại cảm giác dễ chịu và thăng hoa hơn ở một số mẹ nhưng cũng khiến một số mẹ khác cảm thấy quá mẫn cảm đến mức khó chịu. Cảm giác khó chịu có thể tăng lên khi bạn có những cơn co thắt nhẹ hoặc rêm bụng ngay sau khi giao hợp hoặc sau khi đạt cực khoái.
Ngực bạn sẽ căng hơn, có cảm giác ngứa ran, châm chích và trở nên cực kỳ nhạy cảm đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cảm giác châm chích khó chịu sẽ mất đi khi vào giai đoạn sau của thai kỳ nhưng ngực bạn vẫn rất nhạy cảm. Một số mẹ xem hiện tượng này là lợi thế của thai kỳ, giúp mẹ dễ cảm thấy hưng phấn với chuyện yêu đương "chăn gối" nhưng một số lại cảm thấy rất khó chịu, thậm chí không muốn bị chạm vào ngực,
Hãy cho chồng bạn biết những thứ khiến bạn thấy không thoải mái, cả khi đó là những cử chỉ mà vợ chồng bạn từng rất thích khi gần gũi. Và nếu bạn muốn "yêu" nhưng lại không thoải mái với việc giao hợp, hãy tạm thay thế bằng những hình thức tình dục khác thay vì quan hệ tình dục ngả âm đạo, chẳng hạn như kích thích bằng tay. Ngoài ra, có rất nhiều cách để vợ chồng bạn âu yếm và gần gũi mà không cần phải thực sự giao hợp với nhau. Vì chuyện "yêu" khi mang thai quan trọng nhất là cảm xúc gắn kết nên vợ chồng bạn hãy chọn cách dễ chịu và thoải mái nhất cho mình và tránh những lo âu không đáng có.
- Đến 3 tháng cuối, do tăng trọng lượng cơ thể, bụng to lên và đau lưng gây hạn chế việc quan hệ gối chăn với bạn tình nên thường sẽ giảm ham muốn.
6. Sự "lãnh cảm" khi mang thai có bình thường?
Khi mang thai, sự chán ăn, ốm nghén, nôn mửa làm bạn cảm thấy không còn ham muốn chuyện ấy, thậm chí còn có cảm giác sợ hãi. Đối với một số thai phụ, khi quá mệt mỏi, lại nghĩ chính người ấy là nguyên nhân gây nên hiện tượng này nên lại có thái độ tiêu cực với người ấy và hậu quả là "lãnh cảm".
Hầu hết, phụ nữ ngày nay đều tham gia công tác xã hội. Bên cạnh sự mệt mỏi do thai kỳ, những áp lực công việc, mâu thuẫn đồng nghiệp, cấp trên, gia đình bên chồng...cộng hưởng lại gây tâm lý nặng nề cho thai phụ. Lúc này, hơn ai hết, người chồng phải là người vỗ về, an ủi, động viên và giúp người vợ vượt qua rào cản.
Nếu bạn nhận thấy ham muốn tình dục của mình giảm đi trong thời gian mang thai, bạn không cần phải tự trách mình hay miễn cưỡng "chiều" chồng, việc quan trọng cần làm là trấn an anh ấy rằng bạn vẫn rất yêu anh ấy và đề nghị những cách thể hiện tình cảm, gần gũi nhau nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Sự chia sẻ chân tình và đồng cảm giữa vợ chồng sẽ giúp bạn giữ được mạch cảm xúc và sự quan tâm dành cho nhau, điều này rất quan trọng khi em bé chào đời.
7. Vậy đời sống tình dục của người chồng có thay đổi?
Vợ mang thai, sự thay đổi của người vợ về "chuyện ấy" cũng làm cho người chồng thay đổi theo chiều hướng đồng điệu với vợ tùy vào giai đoạn tuổi thai.
Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thay đổi và có vẻ hấp dẫn hơn: ngực to lên, người nẩy nở hơn,.. làm người chồng sẽ tăng sự ham muốn.
Phần lớn, dù không phải là tất cả, các ông chồng thấy vợ mình hấp dẫn hơn khi mang thai, nhưng vào một thời điểm nào đó trong thời gian bạn mang thai, cả chồng bạn cũng có thể trải qua những đợt giảm hứng thú tình dục. Có rất nhiều lý do, từ áp lực của việc làm quen với vai trò làm cha mẹ sắp tới, trách nhiệm lo toan cho gia đình và nỗi sợ mơ hồ của các ông bố trên toàn thế giới về việc "cậu nhỏ" của mình có thể tác động đến thai nhi khi quan hệ tình dục với vợ.
Nếu chồng bạn vẫn còn băn khoăn về việc quan hệ tình dục có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, hãy rủ chồng cùng đi khám thai với bạn và yêu cầu bác sỹ giải thích cho anh ấy. Ngoài ra, những cuộc trò chuyện cởi mở và thẳng thắn giữa vợ chồng sẽ giúp giải toả và tìm ra giải pháp cho những lo âu lấn cấn của cả hai người, đồng thời giúp duy trì sự quan tâm và vun đắp tình cảm vợ chồng trong thời điểm khá nhạy cảm này
8. Các cặp vợ chồng giải quyết sự thay đổi trong ham muốn tình dục thế nào?
Vợ chồng nên trao đổi với nhau về những khó khăn trong quan hệ. Ví dụ: trong những lúc người vợ mệt mỏi, người chồng nên cảm thông giúp đỡ, tạo cảm giác thư giãn như mát - xa, tạo một chút lãng mạn: một lời khen, một buổi dạo chơi..., một chút khôi hài làm xóa tan sự căng thẳng của vợ.
Nếu bụng vợ lớn thì nên thay đổi tư thế quan hệ sao cho phù hợp. Nếu không giao hợp được thì có thể vuốt ve âu yếm...
Thể hiện sự yêu thương sẽ là mối liên kết bền chặt hơn nữa mối quan hệ vợ chồng. Nếu không thì tình cảm hai vợ chồng sẽ nhợt nhạt dần.
Theo Vuoncuabe.
7 mẹo nhỏ làm tăng khả năng mang thai Hai vợ chồng kết hôn đã lâu, nhưng chờ mãi vẫn không có con, có nhiều người đã tự ý từ bỏ đi cái quyền làm cha làm mẹ mà không biết rằng việc này lại là niềm ao ước của biết bao nhiêu người. Theo một cuộc điều tra tại Pháp, cứ 6 cặp vợ chồng muốn có con quan hệ sau...