Những vật phẩm giá trên trời ăn theo cơn sốt Flappy Bird
Tranh vẽ Flappy Bird giá 1 tỉ đồng, quả cầu trang trí, mô hình giấy… với giá hàng trăm triệu là những món đồ được định giá “khủng” ăn theo trào lưu về chú chim nổi tiếng.
Bức tranh vẽ trên tấm giấy ăn nhặt trong thùng rác của nhà hàng Krispy Kreme này được quảng cáo “còn sạch sẽ, nguyên vẹn, là kiệt tác và sản phẩm cần có với bất cứ nhà sưu tập Flappy Bird nào”. Vì những lí do trên, để có thể mua được tác phẩm này mà không phải chờ đấu giá, bạn cần chuẩn bị số tiền khoảng 2,1 tỉ đồng. 2 gói đường là quà tặng kèm cho người mua.
Mẩu bánh mì được xem là có những vết xém giống hình Flappy Bird được bán giá 1 tỉ đồng.
Một quả cầu trang trí được rao gần 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Dù bị cấm và có thể mất tài khoản ebay, nhưng nhiều người vẫn rao bán điện thoại với trò chơi Flappy Bird đi kèm, với giá từ 20 triệu đồng đến vài tỉ đồng.
Mũ len làm bằng tay giá từ 2 đến 3 triệu đồng.
Một bức vẽ có tên “ Bye Bye Flappy Bird” bằng chì được hoàn thiện vào ngày 13/2, có giá tới 50.000 USD, tương ứng khoảng 1 tỉ đồng. Người bán cũng cam kết sẽ dùng 10% số tiền nhận được để làm từ thiện.
Bức thư tay tự chế phỏng theo nguyên tác của Nguyễn Hà Đông, với giá hơn 425.000 đồng.
Bộ 3 ảnh chụp màn hình chú chim Flappy Bird của người chơi với tên D.Nguyen được rao giá hơn nửa tỉ đồng. Chủ nhân của mẩu tin rao bán này cho biết, mình là sinh viên một trường đại học và đang nợ rất nhiều tiền. Người này khẳng định, mình là fan số 1 của Đông Nguyễn và Flappy Bird, hi vọng sẽ bán được số tranh này và trang trải chi phí, cũng như có tiền để ăn những bữa tử tế, thay vì suốt ngày ăn sandwich trừ bữa.
Mô hình bằng giấy về chú chim nổi tiếng có giá 42 triệu đồng.
Tuy chỉ có giá khoảng 35.000 đồng, nhưng đây quả thật là một sản phẩm cực kì đặc biệt ăn theo Flappy Bird.
Theo Zing
Apple, Google từ chối những game ăn theo Flappy Bird
Một loạt trò chơi tận dụng hiện tượng Flappy Bird khi đặt tên có từ "flappy" đang được Apple và Google hạn chế phát hành để tránh việc người dùng nhầm lẫn với phiên bản gốc.
Sau khi trò chơi Flappy Bird được tác giả gỡ xuống, sức lan tỏa của hiện tượng này chưa có dấu hiệu dừng lại khi một loạt trò chơi có nội dung tương tự hay có từ "flappy" trong tiêu đề được đăng tải lên kho ứng dụng App Store và Google Play. Tuy nhiên, Apple và Google bắt đầu từ chối việc đăng tải những game "ăn theo" này.
Rất nhiều tên tựa game có từ Flappy.
Theo Vancouver, nhà phát triển Ken Carpenter đã nhận được thông báo từ Apple với nội dung từ chối phát hành trò chơi của anh có tên Flappy Dragon trên App Store. Apple phản hồi với nhà phát triển: "Chúng tôi nhận thấy ứng dụng của bạn đang cố gắng tận dụng một ứng dụng phổ biến khác".
Trước Flappy Dragon, một loạt trò chơi khác cũng có từ "flappy" được phát hành như Flappy Bee, Flappy Plane, Flappy Super Hero, thậm chí có cả ứng dụng mang tên Flappy Bird Flyer. Những trò chơi này nhanh chóng có được thứ hạng cao trên kho ứng dụng với lượt tải về tăng vọt.
Lượng tải về tăng vọt của một game. Ảnh: AppAnnie.
Theo TechCrunch, bảng xếp hạng App Store đang được phủ kín bởi các trò chơi bắt chước sự nổi tiếng của Flappy Bird. Và người dùng vẫn tỏ ra hào hứng với hiện tượng này.
Động thái trên của Google và Apple cho thấy, hãng không muốn người dùng bị nhầm lẫn bởi những phiên bản không phải là Flappy Bird. Tuy vậy, hành động này có phần hơi muộn và không công bằng khi một loạt ứng dụng dựa theo đã được phát hành và liên tục thăng hạng.
Ngoài hai kho ứng dụng chính thức, rất nhiều trang web cho phép tải trực tiếp cài đặt Flappy Bird. Tuy nhiên, những file này cũng bị khai thác để chèn mã độc gây mất tiền.
Theo VNE
Từ Flappy Bird đến câu chuyện sản xuất game Việt Báo chí cả trong nước và thế giới đã nói nhiều đến sự kì diệu của Flappy Bird, đã ca ngợi Hà Đông hết lời, và tất cả chúng ta đều hiểu, cả Đông và Flappy Bird xứng đáng với những ngợi ca đó. Sự phấn khích lan tỏa, đâu đó đã có những kì vọng rằng ngành sản xuất game Việt sẽ...