Những vấn đề khiến bệnh nhân rất xấu hổ khi hỏi bác sĩ
Có một số vấn đề sức khỏe nhất định khiến mọi người cảm thấy xấu hổ khi hỏi bác sĩ.
Chứng đầy hơi là một chủ để khiến nhiều người xấu hổ nhất, đặc biệt đối với những người thường xuyên “xì hơi”. Tiến sĩ Martin Scurr cho biết một người sản sinh trung bình từ 0,5 lít đến 2 lít khí mỗi ngày và thải ra ngoài qua trực tràng từ 10 đến 20 lần. Việc xì hơi nhiều không phải là dấu hiểu của bệnh nguy hiểm mà chỉ cho thấy chế độ ăn uống hay sử dụng thuốc kháng sinh.
“Một trong những thủ phạm chính gây ra chứng đầy hơi là chất raffinose, được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cải bắp và cải bông xanh”, chuyên gia Scurr nói. “Thực phẩm như hành và trái bơ cũng gây kích thích ruột và tạo ra khí”.
Tại sao tai có nhiều ráy?
Cơ thể của tất cả mọi người đều sản sinh ráy tai và nó thường có lợi. Theo trường y tế Harvard, ráy tai là một loại chấy tẩy rửa tự nhiên khi nó di chuyển từ bên trong tai ra ngoài, mang theo những tế bào da chết, tóc và chất bẩn.
Một số người phải đối mặt với hiện tượng quá nhiều ráy tai đơn giản bởi vì cơ thể họ sản sinh chất này nhiều hơn bình thường. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề như đau tai hay nhiễm trùng hay thậm chí điếc.
Video đang HOT
Tại sao mất ham muốn “ chuyện ấy”?
Có nhiều nguyên nhân khiến ham muốn “chuyện ấy” ở phụ nữ suy giảm, nhưng chuyên gia Rachel Carlton Abrams cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất có thể là do sự thay đổi hóc môn.
“Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khi quan hệ tình dục hay sư thay đổi hóc môn ở thời kỳ mãn kinh”, bà Rachel nói. “Việc chăm sóc con nhỏ cũng làm hóc môn thay đổi như thời kỳ mãn kinh. Hóc môn oestrogen khiến thành âm đạo mỏng hơn và khô hơn.
Tại sao chân bốc mùi?
Chân bốc mùi khó chịu sau một ngày dài là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Theo trang Kids Health, nguyên nhân khiến chân bốc mùi là do vi khuẩn. Chúng phát triển rất nhanh ở những nơi tối và ẩm ướt như trong giày dính mồ hôi.
“Những vi khuẩn này ăn tế bào da chết và chất dầu từ da chân của bạn. Chúng phát triển rất nhanh và bắt đầu tạo ra chất thải ở dạng axít hữu cơ, gây ra mùi khó chịu”, trang Kids Health cho biết.
Theo Dân Việt
Bác sĩ phải qua sát hạch mới được hành nghề
Năm 2020, bác sĩ muốn có chứng chỉ hành nghề phải trải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn.
Bộ Y tế hiện đang hoàn chỉnh dự thảo đề án "thành lập Hội đồng y khoa quốc gia (HĐYKQG)" để trình Thủ tướng trong năm nay.
Theo Bộ Y tế, chức năng chính của hội đồng này là tổ chức kỳ thi quốc gia sát hạch năng lực chuyên môn của người hành nghề. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc khi xem xét cấp chứng chỉ hành nghề trong thời gian tới, dự kiến bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2020. Nội dung này cũng đang được Bộ Y tế đưa vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và sẽ trình Quốc hội vào năm 2019.
Quá dễ để có chứng chỉ hành nghề
Bộ Y tế cho biết thêm hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (KCB) dựa trên Thông tư 41/2011 của Bộ Y tế cùng một số quy định liên quan.
Theo đó, người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề chỉ cần nộp bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Sở Y tế) để được xem xét và cấp.
Hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do bộ trưởng Bộ Y tế hoặc giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; giấy xác nhận quá trình thực hành; sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác, phiếu lý lịch tư pháp, hai ảnh 4 x 6 cm.
Tới năm 2020, bác sĩ phải thi kiểm tra trình độ chuyên môn để được cấp chứng chỉ hành nghề. Ảnh: TRẦN NGỌC
Bộ Y tế cho rằng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay chủ yếu xem xét về thủ tục hành chính mà không dựa trên việc đánh giá năng lực chuyên môn thông qua kỳ thi quốc gia như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. Do vậy, chưa thể đánh giá năng lực chuyên môn thực sự để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu thực hiện hoạt động KCB của người hành nghề.
"Việc tổ chức kỳ thi thông qua HĐYKQG (một tổ chức độc lập với cơ quan quản lý nhà nước) sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá một cách khách quan về thực trạng chất lượng người hành nghề. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ KCB" - Bộ Y tế.
Bác sĩ phải đợi... dài cổ
Giám đốc của một bệnh viện vùng ven TP.HCM (đề nghị không nêu tên) cho biết một khi sinh viên học ở trường y được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ (BS) thì đã có thể KCB.
Vị này cho rằng thành lập HĐYKQG nhằm sát hạch năng lực chuyên môn của BS để cấp chứng chỉ hành nghề là điều không cần thiết. "Nếu siết năng lực của BS thì siết ngay từ khi còn học ở trường. Sinh viên đạt thì cho tốt nghiệp, không thì học lại. Một khi BS đã đi làm, giờ phải sát hạch lại năng lực thì chẳng khác BS phải gồng mình tham gia thêm một kỳ thi" - vị này chia sẻ.
"Sau này, một khi có quy định phải qua ải sát hạch của HĐYKQG mới được cấp chứng chỉ hành nghề thì BS phải chờ dài cổ vì số lượng BS của cả nước rất đông" - vị này chia sẻ thêm.
Thành viên hội đồng y khoa chưa chắc có chuyên môn giỏi
Không loại trừ thành viên của HĐYKQG cập nhật phương pháp chữa bệnh cách đây khá lâu. Trong khi đó, BS học ở nước ngoài khi về Việt Nam lại áp dụng cách chữa bệnh hiện đại. Nếu thành viên của HĐYKQG giữ khăng khăng quan điểm của mình thì BS học ở nước ngoài sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho BS học ở nước ngoài, người bệnh lại không có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị theo phương pháp hiện đại.
Giám đốc của một bệnh viện chuyên khoa TP.HCM
(đề nghị không nêu tên)
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
Bác sĩ "choáng" với khối u khủng trên người cô gái trẻ Mang khối u buồng trứng tới 18kg nhưng bệnh nhân vẫn nghĩ mình bị "béo bụng" do thường xuyên ăn đêm. Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC) Chiều nay 15.7, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM đã chia sẻ thông tin liên quan đến một bệnh nhân mang khối u buồng trứng "khủng" lên tới 18kg. Theo hồ sơ...