Những vấn đề gì về sức khỏe khi lái xe liên tục
Bị đau lưng, đau vai gáy, ảo giác xe đi lùi, thị lực bị giảm,… là những vấn đề mà những ai lái ô tô thường xuyên sẽ hay gặp phải.
Tình trạng đau, mỏi mắt rất dễ bắt gặp với các lái xe làm việc với tần suất cao
Ảnh hưởng đến mắt
Lái xe sẽ phải tập trung quan sát đường và xung quanh với cường độ cao làm thị lực của tài xế suy yếu và thường dễ mắc bệnh khô mắt, viễn thị… Để tránh bị những vấn đề đó, tài xế nên dùng thuốc nhỏ mắt từ 3-5 lần và kèm theo những bài mát-xa mắt đơn giản.
Ảo giác xe đi lùi
Khi lái xe số tự động, mặc dù đã về số N hoặc số P và giữ chân phanh nhưng một số tài xế vẫn có cảm giác xe đang lùi. Ngoài ra, tình trạng này cũng hay gặp phải với những tài xế mới chưa quen với không gian đóng kín trong xe ô tô và sự chênh lệch giữa môi trường trong/ngoài xe.
Hiện tượng ảo giác xe đi lùi cũng thường xuất hiện khi tài xế tập trung vào việc riêng trong quá trình lái xe như dừng bên đường quá lâu, xem điện thoại hoặc đọc sách khi dừng. Khi đó, não bộ chưa kịp thích ứng với hoàn cảnh xung quanh sẽ tạo ảo giác như xe bị lùi.
Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm, nếu đi xe số tự động, tài xế rất dễ bị giật mình và đạp nhầm chân ga, gây tai nạn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Để tránh tình trạng trên, ngoài việc luôn giữ chân phanh, về số N khi dừng đèn đỏ, lái xe cần giữ sức khỏe, tinh thần tỉnh táo, không lái xe khi đã mệt mỏi để đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông.
Ngồi lái xe đúng tư thế sẽ giúp tài xế tránh phải gặp những vấn đề về xương, khớp
Đau lưng, đau mỏi vai, gáy
Không chỉ xảy ra với những lái xe đường dài mà tình trạng bị đau lưng còn xuất hiện với cả những người chỉ sử dụng ô tô trong phố (nếu lái xe trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi).
Nguyên nhân của tình trạng lái xe bị đau lưng là do tư thế ngồi lái xe chưa phù hợp. Góc tốt nhất tạo giữa lưng và đùi là 100 độ. Ngoài ra, tư thế tốt nhất là nên giữ khoảng cách với vô lăng sao cho tay có độ cong. Về phần chân, nên mở rộng vừa với khoảng cách của chân ga.
Còn về vấn đề đau vai, gáy. Do ngồi một tư thế quá lâu nên dẫn đến tài xế thường có cảm giác ê nhức và tê cứng.
Các tài xế nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, dùng 2 bàn tay kẹp vào nhau và xoay tròn. Lắc đầu nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc gật đầu lên xuống, trái, phải.
Những cơn đau viêm cứng lưng có thể gây tàn phế
Cơn đau lưng của viêm cột sống dính khớp thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đau lưng thông thường khác, khiến người bệnh để tiến triển nặng, gây gù vẹo, mất chức năng và tàn phế. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân chỉ mới 20 - 30 tuổi.
Hình ảnh X-quang tổn thương khung chậu của bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp - BV NHÂN DÂN 115 CUNG CẤP
Mới 20 tuổi đã đau lưng 5 năm
Anh N.T.T.P (32 tuổi, ngụ Bình Dương), nhân viên văn phòng, cách đây hơn 1 năm thường bị đau lưng kèm đau vai gáy, cổ vào ban đêm. Ban đầu, anh nghĩ đây là "bệnh nghề nghiệp" của dân văn phòng do ngồi làm việc nhiều giờ liên tục nên không đi khám mà chỉ dùng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, sau đó, các cơn đau càng thường xuyên và nặng hơn, kèm theo tình trạng cứng cột sống, khiến anh xoay trở khó khăn. Khi đó, anh P. đến khám tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM (ĐHYD). Qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ xác định anh P. bị viêm cột sống dính khớp (VCSDK). Bệnh nhân (BN) được điều trị bằng thuốc để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng.
Tiến sĩ - bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, BV ĐHYD, cho biết: Khoa Nội cơ xương khớp, BV ĐHYD, hằng năm tiếp nhận điều trị cho nhiều người bệnh VCSDK, đa phần đến khi bệnh đã tiến triển nặng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Huỳnh Thị Tố Khanh, Khoa Cơ xương khớp, BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cũng chia sẻ về trường hợp anh T.T.H (ngụ Đồng Nai), chỉ mới 20 tuổi đã bị đau vùng thắt lưng suốt hơn 5 năm.
BN đau lưng kiểu viêm, đau lan xuống mông hai bên, đi lại bị hạn chế. Anh H. đi khám và điều trị tại một số BV với chẩn đoán bị đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. BN điều trị không liên tục và tình trạng bệnh không cải thiện. Sau đó, BN chuyển sang điều trị với thuốc nam (không rõ loại), rồi điều trị ở thầy lang tại địa phương bằng phương pháp kéo giãn tứ chi. Tình trạng đau càng ngày càng tiến triển xấu hơn.
Cuối cùng, BN đến khám tại BV Nhân dân 115 trong tình trạng bất động ở tư thế nằm sấp; ăn uống, tiêu tiểu tại chỗ kèm đau lưng và đau khớp háng hai bên nhiều. Bác sĩ xác định BN bị VCSDK và chỉ định điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Sau 3 tuần, BN có thể đi lại bằng nạng. Sau 6 tuần, BN có thể tự đi lại.
Khám chuyên khoa với các dấu hiệu nghi ngờ
Theo tiến sĩ - bác sĩ Cao Thanh Ngọc: VCSDK là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài, hiện y học chưa xác định rõ nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh có yếu tố di truyền. Bệnh có tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn gấp 2 - 3 lần so với nữ giới.
VCSDK có biểu hiện đặc trưng là: đau cứng vùng hông, lưng dưới, có thể kèm theo đau cổ; đau nhiều hơn lúc nghỉ; đau về đêm, đặc biệt vào nửa đêm về sáng hoặc khi mới thức dậy.
Một số trường hợp không biểu hiện đau lưng mà biểu hiện sưng các khớp ngoại vi như khớp gối, khớp cổ chân...
Ngoài ra, bệnh còn biểu hiện ở mắt như: mắt bị mờ, thường đỏ và đau nặng, nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực được chẩn đoán viêm màng bồ đào; hoặc có các trường hợp rối loạn tiêu hóa được chẩn đoán bệnh lý ruột viêm cũng cần tầm soát VCSDK.
"VCSDK nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ tiến triển đến viêm, dính các khớp cột sống và khớp ngoại biên, gây gù vẹo, mất chức năng và tàn phế. Ngoài ra, BN có thể bị khó thở sâu nếu bị dính các đốt sống ngực gây gù vẹo và giảm chức năng hô hấp", bác sĩ Ngọc khuyến cáo.
Theo bác sĩ Ngọc, nhiều BN bị VCSDK đến khám và điều trị trễ do không nhận biết sớm các dấu hiệu, nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh lý đau lưng thông thường khác như đau do căng cơ, đau do thoái hóa cột sống... khiến bệnh tiến triển nặng.
Các bác sĩ khuyên người bệnh VCSDK cần được chẩn đoán sớm để kịp thời can thiệp ở giai đoạn "vàng", khi các khớp chưa bị tổn thương. Điều trị sớm làm giảm các triệu chứng đau, giúp kiểm soát bệnh, các đốt sống và các khớp không bị dính lại nên sẽ hạn chế nguy cơ tàn phế cho người bệnh. Nếu cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ, người dân nên đến khám sớm tại các BV có chuyên khoa cơ xương khớp.
Mùa hè thường bị bệnh khô mắt Bác sĩ Lê Mạnh Đức, Trưởng Khoa mắt, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết trong những ngày nắng nóng, người dân thường gặp phải tình trạng khô mắt do nền nhiệt cao khiến nước mắt tiết ra bay hơi nhanh, nhất là người làm việc văn phòng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 95% dân văn phòng ở Việt...